Ngày mai, Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050

Ngày 5/3, tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị Công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và trao chấp thuận chủ trương đầu tư.
Thành lập, trao giấy chứng nhận đăng ký cho Công ty Cổ phần Điện khí LNG Thái Bình Sau năm 2030, Thái Bình dự kiến sẽ có sân bay, tuyến đường sắt và phân tách thành 3 vùng phát triển Quy hoạch tỉnh Thái Bình tầm nhìn đến năm 2050: 8 đề xuất, 3 kịch bản để phát triển Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có những gì?

Thông tin được biết, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến sẽ có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải…

Trước đó, vào ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1735/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 Thái Bình trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng; có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng để Thái Bình phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao...

Đồng thời, đến năm 2050 Thái Bình là tỉnh phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng; có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và các ngành kinh tế trụ cột có sức cạnh tranh cao…

Ngày mai, Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch được duyệt, phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình được định hình theo cấu trúc dựa trên bộ khung: 01 trung tâm - 03 hành lang kinh tế - 04 không gian phát triển.

- Một trung tâm:

Thành phố Thái Bình, với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; tập trung các hoạt động kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, đầu mối trong liên kết các dịch vụ với các tỉnh vùng ĐBSH và cả nước.

- Ba hành lang kinh tế:

(1) Hành lang kinh tế ven biển phía Đông (với 02 trung tâm là đô thị Tiền Hải và đô thị Thái Thụy với vai trò đô thị đối trọng với thành phố Thái Bình) kết nối trục Đông Bắc - Tây Nam;

(2) Hành lang phát triển Tây Bắc kết nối các khu vực phụ cận ngoại biên với các tỉnh lân cận: tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Nam và hướng về thành phố Hà Nội;

(3) Hành lang Đông Bắc - Tây Nam kết nối từ các tỉnh phía Bắc Trung bộ về thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh.

- Bốn không gian gian phát triển:

(1) Không gian kinh tế - xã hội khu vực trung tâm (khu vực thành phố Thái Bình và phụ cận).

(2) Không gian kinh tế - xã hội ven biển (gồm 2 huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ).

(3) Không gian kinh tế - xã hội khu vực ngoại biên (gồm huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ và phía Bắc huyện Đông Hưng).

(4) Không gian kinh tế - xã hội phía Nam (gồm phần lớn huyện Kiến Xương và phía Nam huyện Vũ Thư).

Liên kết các không gian phát triển thông qua 03 hành lang kinh tế.

Ngày mai, Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở ra nhiều không gian phát triển mới

Các trụ cột và đột phá phát triển

- Trụ cột tăng trưởng chính gồm:

(1) Trụ cột 1: Phát huy thế mạnh của tỉnh có truyền thống về nông nghiệp; xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

(2) Trụ cột 2: Xây dựng Thái Bình trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất năng lượng hàng đầu vùng ĐBSH. Phát triển dịch vụ hiện đại, tạo điều kiện hỗ trợ các lĩnh vực khác, chú trọng phát triển dịch vụ logictics, phân phối hàng hóa và du lịch..

(3) Trụ cột 3: Xây dựng các khu đô thị xanh sạch đẹp, trong lành, đáng sống cho người dân.

(4) Trụ cột 4: Phát triển toàn diện Khu kinh tế Thái Bình trở thành hạt nhân, động lực phát triển kinh tế chính của tỉnh. Chuẩn bị điều kiện để mở rộng không gian phát triển hướng biển.

- Đột phá phát triển: Tiếp tục thực hiện các đột phá phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, đồng thời, tập trung vào 03 khâu then chốt sau:

(1) Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ.

(2) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến (công nghệ cao); nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

(3) Phát triển kinh tế hướng biển tạo sự phát triển đột phá trên một số lĩnh vực: Cảng biển, năng lượng, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, sinh thái biển...

Về không gian kinh tế - xã hội và các hành lang kinh tế

Phương án tổ chức không gian kinh tế - xã hội được định hình theo cấu trúc dựa trên bộ khung: Một trung tâm là thành phố Thái Bình; một hành lang kinh tế phía Đông (với hai trung tâm là đô thị Tiền Hải, đô thị Thái Thụy đóng vai trò đô thị đối trọng với thành phố Thái Bình) kết nối trục Đông Bắc - Tây Nam; một hành lang phát triển Tây Bắc kết nối các khu vực phụ cận ngoại biên với các tỉnh lân cận (Hưng Yên, Hà Nam) và hướng về thành phố Hà Nội và một hành lang Đông Bắc - Tây Nam kết nối từ các tỉnh phía Bắc Trung bộ về thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh.

Không gian hoạt động kinh tế - xã hội tổ chức thành 04 khu vực chính:

(1) Không gian kinh tế - xã hội khu vực trung tâm (khu vực thành phố Thái Bình và phụ cận).

(2) Không gian kinh tế - xã hội ven biển (gồm 2 huyện Tiền Hải, Thái Thụy).

(3) Không gian kinh tế - xã hội khu vực ngoại biên (gồm huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ và phía Bắc huyện Đông Hưng).

(4) Không gian kinh tế - xã hội phía Nam (gồm phần lớn huyện Kiến Xương và phía Nam huyện Vũ Thư).

Liên kết các không gian hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua 03 hành lang kinh tế gồm:

(1) Hành lang kinh tế ven biển phía Đông.

(2) Hành lang kinh tế Đông Bắc - Tây Nam.

(3) Hành lang kinh tế Tây Bắc gắn với đường Vành đai 5 Vùng Thủ đô.

Phương hướng phát triển các ngành quan trọng

- Công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến

Thái Bình phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao; tham gia sâu, toàn diện vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu; phát huy các tiềm năng, thế mạnh để đưa Thái Bình trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, năng lượng của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Khuyến khích đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh và có thể tạo đột phá của tỉnh như: năng lượng; cơ khí chế biến, chế tạo; công nghiệp công nghệ cao; điện - điện tử; chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản…

Tập trung nghiên cứu phát triển điện gió, điện khí để tạo nguồn điện sạch và cân bằng lượng phát thải; nghiên cứu đầu tư Nhà máy chế biến Condensate; chuẩn bị mọi điều kiện để xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình.

- Nông nghiệp là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh

Nông nghiệp vẫn xác định là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thái Bình hướng tới trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu Vùng đồng bằng sông Hồng.

Tập trung phát triển, hiện đại hóa sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất nông sản của tỉnh. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả.

- Dịch vụ phát triển theo hướng hiện đại, hỗ trợ hiệu quả cho các ngành sản xuất

Xây dựng Thái Bình trở thành địa bàn trung chuyển và trung tâm phân phối hàng hóa của khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Khuyến khích đầu tư mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới thương mại, phân phối hàng tiêu dùng, cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; phát triển thương mại điện tử, logistics…

Đẩy mạnh hình thành và xây dựng hạ tầng dịch vụ tại các khu du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ. Phát triển du lịch thông minh, bền vững gắn với phát huy giá trị văn hóa, tự nhiên đặc trưng của địa phương để đưa Thái Bình trở thành trung tâm kết nối về du lịch xanh, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.

Về phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch tỉnh Thái Bình sẽ theo định hướng:

- Tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; tiếp tục thành lập mới và phát triển các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch trong Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình và các khu công nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp.

- Phát triển 67 cụm công nghiệp tại các huyện trên địa bàn tỉnh; hình thành một số cụm công nghiệp chuyên ngành và cụm công nghiệp sản xuất theo hướng liên kết ngành, liên kết vùng trong và ngoài tỉnh.

Đối với phương án phát triển giao thông

- Trên địa bàn tỉnh hình thành 03 tuyến cao tốc: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08); Đường Vành đai 5 - Hà Nội (CT.39) và Tuyến CT.16 phục vụ kết nối Khu kinh tế với thành phố Thái Bình và vùng kinh tế phía Tây Bắc thủ đô.

- Các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh: QL10, QL37, QL37B, QL39, QL39B...

- Đầu tư bến cảng (kho nổi) hàng lỏng/ khí tại khu bến Trà Lý để tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn phía ngoài khơi cửa Trà Lý phục vụ Trung tâm Điện - Khí LNG Thái Bình.

- Sau năm 2030, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung 01 sân bay chuyên dụng ven biển vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không quốc gia phục vụ du lịch, cứu hộ, cứu nạn, an ninh quốc phòng biên giới biển.

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 20250 cũng xác định 06 nhóm giải pháp thực hiện:

Nhóm giải pháp về huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư; Nhóm giải pháp về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động; Nhóm giải pháp về môi trường; khoa học và công nghệ; Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển; Nhóm giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển các khu vực chức năng, phát triển đô thị, nông thôn; Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

Đối với các danh mục dự án ưu tiên: Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, xác định các dự án lớn, có tính chất liên kết, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững để ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư, phù hợp với nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ, tuân thủ các quy định của pháp luật; trong đó xác định các dự án trọng điểm đến năm 2030 có tính đột phá, đóng góp nhiều cho sự phát triển của tỉnh như: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08); Tuyến đường bộ ven biển; Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình; Khu bến cảng Diêm Điền; Khu công nghiệp Dược - Sinh học; các sân gôn Cồn Vành, Trà Giang, Quỳnh Lâm; 06 trung tâm dịch vụ Logistics; 04 cảng cạn; các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ, khu du lịch và các dự án phát triển đô thị, nhà ở...

Thụy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Hải Dương: Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh thu hút hàng nghìn du khách vào đêm khai trương

Hải Dương: Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh thu hút hàng nghìn du khách vào đêm khai trương

Tối 26/4, TP. Hải Dương tổ chức khai trương Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh, thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Đây là phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
An Giang: Cháy rừng ngùn ngụt tại núi Cô Tô kèm tiếng nổ như bom

An Giang: Cháy rừng ngùn ngụt tại núi Cô Tô kèm tiếng nổ như bom

Tối 26/4, một đám cháy rừng tại khu vực Kẹt Càng Đước ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, Tri Tôn, An Giang. Ngọn lửa lan rộng kèm nhiều tiếng nổ lớn gây hoang mang.
Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Tại diễn đàn phát triển du lịch do Khánh Hoà tổ chức, nhiều giải pháp được các nhà khoa học, chuyên gia đưa ra để du lịch địa phương phát triển xanh, bền vững.
Hà Nội: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Hà Nội: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Sự kiện là chuỗi các hoạt động được Bộ KH&CN tổ chức hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 nhằm đưa sở hữu trí tuệ đến gần với công chúng Thủ đô.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Sáng ngày 26/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024.
Hải Phòng: Xử lý các vấn đề phát sinh tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Hải Phòng: Xử lý các vấn đề phát sinh tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Thời gian qua, TP. Hải Phòng đã tăng cường xử lý và triển khai thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Lâm Đồng đôn đốc rà soát, xử lý dứt điểm dự án sân Golf Đồi Cù Đà Lạt

Lâm Đồng đôn đốc rà soát, xử lý dứt điểm dự án sân Golf Đồi Cù Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng đôn đốc chỉ đạo các sở, ngành chức năng liên quan khẩn trương rà soát xác định rõ tính pháp lý tại dự án sân Golf Đồi Cù Đà Lạt.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - "Từ trải nghiệm tới trái tim"

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - "Từ trải nghiệm tới trái tim"

Ngày 25/4, tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức chương trình khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Lâm Đồng: Cấm xe tải trọng trên 20 tấn qua đèo Bảo Lộc theo khung giờ dịp lễ 30/4 – 1/5/2024

Lâm Đồng: Cấm xe tải trọng trên 20 tấn qua đèo Bảo Lộc theo khung giờ dịp lễ 30/4 – 1/5/2024

Nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5. Tỉnh Lâm Đồng thông báo phương án tổ chức giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.
Năm du lịch Tuyên Quang 2024: Khơi thông tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

Năm du lịch Tuyên Quang 2024: Khơi thông tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc Năm du lịch Tuyên Quang 2024 cơ bản đã hoàn tất.
Thái Bình: Tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp Hungary quan tâm nghiên cứu, hợp tác đầu tư

Thái Bình: Tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp Hungary quan tâm nghiên cứu, hợp tác đầu tư

Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình đang có chuyến thăm, tổ chức xúc tiến đầu tư tại một số nước châu Âu, trong đó có Hungary.
Thừa Thiên Huế: Cần sớm đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Thừa Thiên Huế: Cần sớm đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Chiều 22/4, Đoàn công tác Cục Đường bộ Việt Nam đã làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác đảm bảo an toàn giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Hải Dương: 90% doanh nghiệp tiêu thụ điện lớn cam kết điều chỉnh phụ tải điện

Hải Dương: 90% doanh nghiệp tiêu thụ điện lớn cam kết điều chỉnh phụ tải điện

Đến nay đã có 350 trên tổng số 386 khách hàng là doanh nghiệp có sản lượng điện tiêu thụ hàng năm đạt 1 triệu kWh tham gia ký cam kết điều chỉnh phụ tải điện.
Giới thiệu trực tuyến hơn 300 tài liệu, hình ảnh Điện Biên theo dòng lịch sử

Giới thiệu trực tuyến hơn 300 tài liệu, hình ảnh Điện Biên theo dòng lịch sử

Ngày 26/4/2024 sẽ diễn ra Triển lãm trực tuyến Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ với hơn 300 tài liệu, hình ảnh.
Thừa Thiên Huế: Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID

Thừa Thiên Huế: Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID

Ngày 22/4, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn tỉnh.
Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ diễn ra vào ngày 28/4/2024 tại TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Hải Phòng: Sông Lạch Tray cấm phương tiện thủy lưu thông từ 5h00 ngày 20/4

Hải Phòng: Sông Lạch Tray cấm phương tiện thủy lưu thông từ 5h00 ngày 20/4

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I cho biết, từ 5h00 ngày 20/4, một đoạn luồng đường thủy trên sông Lạch Tray, Hải Phòng sẽ cấm phương tiện thủy lưu thông.
Hơn 1.000 nghệ sỹ, diễn viên sẽ tham gia chương trình nghệ thuật “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”

Hơn 1.000 nghệ sỹ, diễn viên sẽ tham gia chương trình nghệ thuật “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”

Theo Ban tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024, chương trình nghệ thuật “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” sẽ có hơn 1.000 nghệ sỹ, diễn viên tham gia.
Lâm Đồng: Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

Lâm Đồng: Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

HĐND tỉnh Lâm Đồng Khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức cuộc họp và biểu quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh.
Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Nhiều hộ kinh doanh trước Khu du lịch hồ Than Thở, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng buồn rầu vì ế ẩm do 2 năm nay Khu du lịch đóng cửa, nâng cấp dẫn đến không có khách.
TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch), TP. Vũng Tàu đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Hùng Vương - Mẫu Cửu Thiên với hàng nghìn người tham dự.
Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tối ngày 17/4, UBND TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động văn nghệ, biểu diễn đặc sắc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động