Nam Định: Sản phẩm may mặc, da giày, lâm sản chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu Nam Định mở rộng dư địa tăng trưởng công nghiệp |
Quy chế mới sẽ được áp dụng cho các đối tượng, gồm: Cơ quan quản lý Nhà nước; chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm và đơn vị có liên quan tới hoạt động quản lý, phát triển cụm trên địa bàn.
UBND tỉnh Nam Định giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn. Một số nội dung quản lý trọng tâm bao gồm: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về cụm công nghiệp; xây dựng, điều chỉnh, tích hợp phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh.
Cụm công nghiệp Yên Dương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. |
Công tác phối hợp đánh giá, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, thành lập, mở rộng cụm. Quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp. Lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Thu hồi đất, cho thuê đất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm. Tiếp nhận thực hiện các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp.
UBND cấp huyện rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. Đối với các cụm có đủ điều kiện thành lập theo quy định thì UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ gửi Sở Công Thương để chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
Đối với các cụm không đủ điều kiện thành lập thì UBND cấp huyện rà soát, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét đưa ra khỏi Phương án phát triển cụm trong kỳ điều chỉnh quy hoạch tỉnh.
Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp là hoạt động đang được các cấp chính quyền tỉnh Nam Định tích cực thực hiện nhằm mục tiêu mở rộng mặt bằng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh trong sản xuất công nghiệp của địa phương.
Trung tuần tháng 3/2024, tại xã Giao Thiện (huyện Giao Thủy), UBND tỉnh Nam Định đã phối hợp tổ chức khởi công dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỉ đồng.
Dự kiến, dự án triển khai và đưa vào hoạt động vào tháng 1/2025. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ mở ra kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, đánh dấu sự chuyển dịch từ nền kinh tế thuần nông sang phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch, sản xuất; thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy nói riêng, tỉnh Nam Định nói chung có bước đột phá trong phát triển kinh tế.
Theo phương án phát triển cụm công nghiệp đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh dự kiến có 70 cụm với tổng diện tích 2.861,27 ha.