Phát triển vị thế ngành công nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu Triển vọng để ngành công nghiệp Việt thành “bến đỗ” cho nhà đầu tư ngoại |
Qua 35 năm kiên trì thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo chủ trương của Đảng, công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định: Công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế, với mức đóng góp trong GDP tăng từ 13% năm 2010 lên 16,7% năm 2020.
Tọa đàm sẽ diễn ra vào 10h30' sáng 3/10 |
Năng lực cạnh tranh công nghiệp đã được cải thiện đáng kể, Báo cáo cạnh tranh công nghiệp của UNIDO đã đưa Việt Nam từ nhóm "các nền kinh tế đang phát triển" lên nhóm "các nền kinh tế công nghiệp “mới nổi”. Công nghiệp cũng trở thành ngành có tỷ lệ đóng góp lớn nhất đối với ngân sách nhà nước, và cũng là ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và nâng cao đời sống của nhân dân.
Tuy vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn vừa qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần được nhận diện và tháo gỡ.
Để làm rõ hơn về nội dung này, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và đối thoại với chủ đề: “Cần cơ chế "trợ lực" để xây dựng ngành công nghiệp tự chủ”.
Tọa đàm có sự tham gia của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Cục Công nghiệp– Bộ Công Thương, đại diện Công ty Cổ phần Vina Electric.
Tọa đàm được phát trực tiếp tại Báo Công Thương điện tử Congthuong.vn và các nền tảng mạng xã hội của Báo Công Thương như Tiktok, Youtube, Facebook.