Ngập úng ở TP. Hà Nội: Hút nước hồ Tứ Liên để khắc phục ngập lụt
Hộp thư - Đường dây nóng Thứ năm, 09/06/2022 - 15:53 Theo dõi Congthuong.vn trên
12 năm sống trong ngập úng giữa thủ đô Hà Nội |
Trước đó, phản ánh tình trạng ngập úng ở TP. Hà Nội, Báo điện tử Công Thương đã đăng tải bài viết: “12 năm sống trong ngập úng giữa thủ đô Hà Nội”. Bài viết phản ánh, dù đợt mưa lũ ngày 29/5 đã qua hàng tuần nhưng tình trạng ngập úng vẫn kéo dài, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.
![]() |
Mực nước mỗi ngày rút được khoảng 7cm |
Người dân cho rằng, tình trạng bị ngập lụt là do suốt 12 năm qua hồ Tứ Liên chưa được nạo nét. Hơn nữa, hệ thống thoát nước khu vực hồ không hiệu quả nên khi mưa lũ sẽ dẫn đến thực trạng ngập úng kéo dài. Người dân bức xúc vì đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền các cấp nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Sau đó, UBND quận Tây Hồ, UBND phường Tứ Liên đã vào cuộc để xử lý tình trạng trên. Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ đã thông tin trên báo chí rằng, sắp tới quận sẽ làm dự án nạo vét, hệ thống cống dẫn nước từ hồ Tứ Liên sang hồ Tây để xử lý dứt điểm tình trạng ngập úng kéo dài.
Được biết, trong tháng 7/2022, quận Tây Hồ sẽ sử dụng khoảng 160 tỷ đồng tiền ngân sách của quận để đầu tư dự án nạo vét hồ Tứ Liên, kè bờ kênh, xây dựng hệ thống cống thoát nước ra hồ Tây.
Giải pháp trước mắt, chính quyền địa phương cũng đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đặt 2 tổ máy hoạt động hết công suất hút nước hồ Tứ Liên.
Ông Hoàng Thế Hùng, Giám đốc Xí nghiệp thoát nước số 1 (thuộc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) trả lời báo chí rằng, dù hồ Tứ Liên đang có dự án của quận không thuộc quản lý, nhưng xí nghiệp vẫn hỗ trợ chính quyền địa phương để chống ngập úng tại khu dân cư quanh hồ. Lượng nước mỗi ngày rút được khoảng 7cm. Nếu không có mưa thêm thì vài ngày sẽ hút hết.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại thời điểm trưa ngày 9/6, tình trạng ngập lụt tại phường Tứ Liên đã giảm đáng kể. Cụ thể tại ngõ 139 đường Âu Cơ là nơi xảy ra tình trạng ngập lụt nặng nề nhất, nay lượng nước đã rút đáng kể. Người dân đã tháo bỏ “cầu khỉ”, cất thuyền và đang dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.
Bà Đinh Thị Liên (64 tuổi, số nhà 14, ngõ 139 đường Âu Cơ) cho biết, sau khi báo chí vào cuộc thì các lãnh đạo quận và phường đã vào cuộc rất quyết liệt. Hiện đã có 2 máy bơm hoạt động 24/24h để hút nước từ hồ Tứ Liên qua hệ thống thoát nước bên kia đường Xuân Diệu (phường Quảng An, quận Tây Hồ). “Lãnh đạo quận cũng hứa trong tháng 7/2022 sẽ thực hiện nạo vét hồ Tứ Liên, xây dựng cống thoát nước để khắc phục tình trạng ngập úng suốt 12 năm qua”, bà Liên cho biết.
Bên cạnh những nơi nước dần rút thì tình trạng ngập úng vẫn còn tồn tại. Cụ thể tại ngõ 91 đường Âu Cơ, dù mực nước đã rút phần nào nhưng người dân mới chỉ gỡ bỏ một đoạn “cầu khỉ”. Những hộ phía dưới thấp hơn vẫn bị ngập và người dân vẫn phải đi trên những cây cầu tạm bợ này.
Đặc biệt, tại nhà sinh hoạt dân cư số 4 (phường Tứ Liên) vẫn ngập khoảng 30-40cm. Tại đây, màu nước vẫn đen sì và bốc mùi hôi nồng nặc.
Để ngăn ngừa dịch bệnh, lực lượng y tế phường Tứ Liên đã vào phun một số loại thuốc ngăn dịch bệnh ngoài da và tiêu chảy cho các hộ dân bị ngập úng.
Người dân địa phương hy vọng rằng, chính quyền địa phương sẽ vào cuộc quyết liệt và thực hiện cải tạo, nạo vét hồ Tứ Liên đúng thời hạn như đã hứa với người dân thì mới khắc phục triệt để được tình ngập úng kéo dài. Bởi lẽ, việc bơm hút chỉ là giải pháp tạm thời, chỉ cần một trận mưa thì tình trạng ngập lụt sẽ vẫn tái diễn.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo điện tử Công Thương ghi nhận tại khu vực ngõ 91, 139 và nhà sinh hoạt cụm dân cư số 4 (phường Tứ Liên).
![]() |
Bao cát dùng chắn nước được tháo bỏ phần nào |
![]() |
Chiếc thuyền người dân dùng để đi lại ngày ngập úng cũng tạm cất đi |
![]() |
Những miếng gỗ dùng làm cầu tạm cũng được cất đi tại ngõ 139 đường Âu Cơ |
![]() |
Người dân đem chăn đệm ra phơi |
![]() |
Bao cát dùng chắn nước được tháo bỏ phần nào |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Hộp thư ngày 24/6: Thẩm mỹ Vedette đổi tên, nghi vấn “xóa vết” nhằm tiếp tục sai phạm?

Hộp thư ngày 23/6: Lừa sang nước ngoài làm việc lương cao rồi đòi tiền chuộc

Hộp thư ngày 22/6: Dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng giao dịch không thông qua hợp đồng mua bán?

Hộp thư ngày 21/6: Sản phẩm Zawa Plus “thổi” phồng công dụng

Hộp thư ngày 20/6: Sản phẩm Phúc An House đang quảng cáo lừa dối người tiêu dùng?
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Khai trừ ra khỏi đảng Chủ tịch xã và Chủ tịch Hội Phụ nữ xã quan hệ bất chính

Hộp thư ngày 18/6: Sản phẩm Kim Ngân Xoang lừa dối người tiêu dùng bằng quảng cáo sai sự thật trên nền tảng Mạng xã hội

Hộp thư ngày 17/6: Thực phẩm chức năng Viên sủi nghệ Cali Usa “nổ” như thuốc chữa bệnh?

Hộp thư ngày 16/6: Nhà máy xử lý nước thải gần 80 tỷ đồng “đắp chiếu” sau 3 năm hoàn thành

Hộp thư ngày 15/6: Sản phẩm Estinfo quảng cáo trái phép, công ty 40 ngày tuổi trúng đấu giá bất thường

Tại sao nước sinh hoạt ở thành phố Vinh có màu vàng, lắng cặn?

Nghệ An: Nước sinh hoạt màu vàng và lắng cặn, dân “tố” nhà máy nước sạch cung cấp nước bẩn

Hộp thư ngày 13/6: Dạ dày Mộc Thảo quảng cáo như “thần dược”

Hộp thư ngày 12/6: Công ty Cổ phần Địa ốc Bcons có dấu hiệu huy động vốn trái phép?

Thanh Hóa: Khách sạn Lam Kinh nằm trên “đất vàng” bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng

Hộp thư ngày 10/6: Nước súc miệng Valentine của Sao Thái Dương có quảng cáo trái phép?

Hộp thư ngày 9/6: Dự án chống ngập nghìn tỷ phía Tây Hà Nội bao giờ vận hành?

Giếng nước ở "thủ phủ" khoáng sản có nước trở lại sau khi mỏ quặng dừng bơm hút nước ngầm

Hộp thư ngày 8/6: “Cụm công nghiệp Lại Dụ” hoạt động trái phép, sai phạm tại dự án IA20 Ciputra

Ngư dân "gánh nợ" vì chưa được chi trả bảo hiểm

Hộp thư ngày 7/6: Dự án Khu công nghiệp Yên Quang chậm tiến độ

Hộp thư ngày 6/6: Hàng nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc bày bán tại Thái Nguyên

Phía sau “thủ phủ” khoáng sản lớn nhất Bắc Trung bộ- Bài 1: "Thủ phủ khoáng sản" Quỳ Hợp đừng để thêm hệ luỵ

Hộp thư ngày 5/6: Dự án Landmark Tower Đà Nẵng chưa hoàn thiện về chủ trương đầu tư đã rao bán rầm rộ
