Hội nghị toàn quốc ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2016 |
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tổ chức xây dựng Đảng năm 2023 là tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu cấp ủy các cấp triển khai thực hiện các đề án, báo cáo về công tác tổ chức xây dựng Đảng, nhất là 17 đề án được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trong năm 2023 bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Đây là nhấn mạnh của đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nêu lên tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2022 do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức ngày 29/12/2022.
Đồng chí Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị |
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng nêu rõ Ngành Tổ chức xây dựng đảng cần tập trung tham mưu xây dựng Đề án trình Hội nghị Trung ương 7 (khóa XIII) “Kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương bầu”; Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031.”
Cùng đó Ngành tiếp tục tham mưu thực hiện đồng bộ 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Kết luận số 21-KL/TW tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” và 11 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch số 03-KH/TW của Bộ Chính trị; các đề án được Ban Tổ chức Trung ương cụ thể hóa tại Kế hoạch số 52-KH/BTCTW; hoàn thành, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư ba nội dung triển khai từ năm 2022, hai nội dung triển khai trong năm 2023...
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 mà toàn ngành tổ chức xây dựng Đảng cần tập trung thực hiện. Theo đó, ngành chủ động nghiên cứu, tham mưu cho các cấp ủy triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ các nội dung công tác xây dựng Đảng; thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết đấu tranh các biểu hiện suy thoái; tích cực đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Toàn ngành quán triệt và nhận thức sâu sắc tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị, cầu nối giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, đảng viên là nhân tố quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Cùng với đó, ngành tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổng thể của tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế theo vị trí việc làm, có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.
Quang cảnh Hội nghị |
Thường trực Ban Bí thư đề nghị tập trung đổi mới nhiều hơn nữa; làm rõ hơn mối quan hệ giữa cấp ủy và người đứng đầu, giữa tập thể và cá nhân trong công tác cán bộ; khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm, kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế…
Các cấp ủy, tổ chức đảng phải hết sức quan tâm coi trọng, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng ở các cấp, nhất là cán bộ tham mưu cấp chiến lược, trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng; cần có yêu cầu chung của Đảng và yêu cầu riêng đối với đội ngũ làm công tác cán bộ...
Đặc biệt, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh công tác cán bộ không chỉ là việc chọn người, khi cán bộ đó không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, chúng ta phải mạnh dạn thay. Mục tiêu không chỉ là chọn được cán bộ tốt, thay được cán bộ dở, mà còn tạo ra sự thống nhất của cả hệ thống...
Kết luận tại hội nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh, năm 2022 dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng và ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nhiều vấn đề khó, mới như tổ chức sinh hoạt đảng cho đảng bộ cơ sở, chi bộ có tính chất đặc thù, hoàn cảnh đặc biệt và chi bộ đông đảng viên; sắp xếp, bố trí công tác cho cán bộ bị kỷ luật; giải quyết dứt điểm sai phạm trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; công tác kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ tiếp tục được thực hiện nghiêm túc, khắc phục hạn chế, tạo được niềm tin của cán bộ, của nhân dân.
“Kinh nghiệm cho thấy, người đứng đầu các địa phương, tổ chức, đơn vị nếu gương mẫu, công tâm, khách quan, công tâm, công bằng, công tác cán bộ sẽ đạt được yêu cầu đề ra. Làm sao cán bộ, đảng viên, nhân dân đặt niềm tin yêu vào đội ngũ cán bộ. Tin vào đội ngũ cán bộ, chính là tin vào đường lối, chủ trương của Đảng, tin vào mục tiêu phát triển của đất nước”, bà Trương Thị Mai chia sẻ.