Ngành gỗ Bình Dương: Đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực xuất khẩu

Bình Dương được xem là trung tâm của ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. Để đứng vững và mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành gỗ của Bình Dương đã và đang đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực xuất khẩu.

Thuận lợi và thách thức đan xen

Ngành chế biến gỗ chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp Bình Dương và có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ngành chế biến gỗ của Bình Dương đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh và chiếm 54,8% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ cả nước. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu ngành chế biến gỗ của Bình Dương đạt hơn 3,2 tỷ USD, là địa phương đứng đầu cả nước về xuất khẩu.

nganh go binh duong dau tu doi moi cong nghe nang cao nang luc xuat khau
Bình Dương hiện được xem là trung tâm của ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam

Năm 2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực. Khi tham gia vào CPTPP, ngành gỗ của Việt Nam có cơ hội tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước thành viên khi thuế xuất nhập khẩu về 0%. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp (DN) gỗ Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng có nhiều cơ hội phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa. Ngành gỗ sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam theo định hướng của Chính phủ.

Theo ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), CPTPP chính thức có hiệu lực đã mở ra cơ hội mới cho ngành gỗ Việt Nam mở rộng thị trường, khi thuế suất gần như bằng 0% tại 11 nước thành viên CPTPP. Còn việc tham gia VPA/FLEGT với EU sẽ mở rộng cửa cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường này, do các nước châu Âu có quy định rất khắt khe về nguồn gốc xuất xứ gỗ. Bên cạnh đó, khi CPTPP có hiệu lực sẽ giúp DN trong nước mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ các quốc gia phát triển như: Nhật Bản, Canada... thuận lợi hơn khi thuế hạ xuống, để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một thuận lợi khác cho các DN xuất khẩu gỗ là khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc đang leo thang. Chính quyền Tổng thống Donald Trump bắt đầu tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5/2019. Trước đó, trong danh sách các mặt hàng của Trung Quốc dự kiến bị Mỹ áp thuế nhập khẩu bổ sung có mặt hàng gỗ, nội thất. Như vậy, nếu hàng Trung Quốc bị đánh thuế, các nhà nhập khẩu Mỹ nhiều khả năng sẽ đi tìm nguồn hàng khác, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho các DN của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.

Đáng chú ý, trong 4 tháng đầu năm 2019 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng rất mạnh, đạt 1,4 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, cơ hội này đi kèm với không ít thách thức đối với DN gỗ trong nước. “Thách thức lớn mà ngành gỗ phải đối mặt là dòng vốn đầu tư vào ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng mạnh sẽ khiến mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Cơ quan Thương mại Mỹ khi xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới. Bên cạnh đó, khi dòng vốn đổ vào thị trường Việt Nam thì sức cạnh tranh về giá cả của gỗ thành phẩm sẽ khốc liệt hơn” - ông Lê Văn Minh, Phó Chủ tịch BIFA cho hay.

nganh go binh duong dau tu doi moi cong nghe nang cao nang luc xuat khau
Doanh nghiệp gỗ Bình Dương đang tập trung đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực xuất khẩu

Đầu tư đổi mới công nghệ tăng năng lực cạnh tranh

Những năm qua, ngành công nghiệp Việt Nam trong đó có ngành gỗ tạo ra sự cạnh tranh nhờ vào nhân công giá rẻ. Tuy nhiên hiện nay nhân công không còn dễ tìm vì sự cạnh tranh của ngành nghề khác đặc biệt là DN nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Trong khi khách hàng luôn đòi hỏi sản phẩm có mẫu mã đẹp hơn nhưng giá cả tăng rất ít hoặc không thay đổi, tạo áp lực cải tiến rất lớn cho ngành gỗ hiện nay.

Thị trường quốc tế đang rộng mở, để nắm bắt cơ hội này, hiện các DN gỗ Bình Dương đang thay đổi tư duy quản lý theo mô hình chuyên nghiệp, đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất lao động, để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo Bà Dương Thị Tú Trinh, Giám đốc Công ty Máy chế biến gỗ Thượng Nguyên (Bình Dương), để đứng vững và mở rộng thị trường xuất khẩu công ty đã mạnh dạn đầu tư trang bị máy móc công nghệ sản xuất hiện đại, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Việc đầu tư máy móc công nghệ này sẽ giúp công ty nâng cao năng suất lao động, gảm thiểu lao động chân tay… từ đó tạo ra nhiều sản phẩm kết cấu, mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng khó tính của thị trường, nhất là đối với mặt hàng cao cấp về chất lượng và mỹ thuật.

Như vậy, các DN cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. “Đầu tư công nghệ, đổi mới quản trị hiện nay đã và đang là xu hướng sống còn đối với các DN ngành gỗ Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. Bên cạnh đó, các DN cần chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của người lao động, quan tâm tốt hơn đời sống của người lao động để họ gắn bó lâu dài với DN” - Phó Chủ tịch BIFA nhấn mạnh.

Theo Sở Công Thương Bình Dương, hiện Bình Dương có 1.215 DN chế biến gỗ đang hoạt động, trong đó có 905 DN trong nước, 310 DN nước ngoài. Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực này khoảng hơn 250.000 lao động, trong đó lao động giản đơn theo mùa vụ chiếm 45%.
Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định VPA/FLEGT

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quý I/2024: Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Quý I/2024: Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước.
Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024: Tạo cầu nối giao thương cho doanh nghiệp dệt may

Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024: Tạo cầu nối giao thương cho doanh nghiệp dệt may

Triển lãm Quốc tế Vải cao cấp - Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Chuyển đổi xanh - Bền vững hay lợi nhuận?"
Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng cho Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư.
Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Kết thúc quý I/2024, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã ổn định và bắt đầu tăng trưởng, góp sức vào kết quả công nghiệp đạt được của Yên Bái.
Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

Gần 1/3 khu công nghiệp đã được thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động. Đây là dư địa rất lớn để Việt Nam phát triển các khu công nghiệp theo mô hình sinh thái.

Tin cùng chuyên mục

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Thiếu vốn được xem là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Quý I năm 2024, ngành kỹ thuật Quân đội đã quán triệt, triển khai toàn diện nhiệm vụ công tác kỹ thuật theo đúng Chỉ lệnh Công tác kỹ thuật của Bộ Quốc phòng.
Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu giảm mạnh ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung, tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ.
Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Tây Ninh tăng khoảng 14%, xuất khẩu tăng 21% cho thấy ngành Công Thương của địa phương đang trên đà tăng tốc.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng ưu tiên hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực.
Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Ngày 25/3/ tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp UNIDO khai giảng khóa đào tạo về tối ưu hoá hệ thống hơi trong công nghiệp cho khu vực phía Nam.
Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Gia Lai ước đạt hơn 8.093 tỷ đồng, bằng 23,1% kế hoạch và tăng 9,8% so với cùng kỳ.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đã góp phần giúp ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Ngày 24/3, Doosan Vina đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas, Hoa Kỳ sau hơn 10 tháng sản xuất.
Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Trên cơ sở tiềm năng sẵn có Vĩnh Long định hướng tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung.
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đón đơn hàng mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đón đơn hàng mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Sau thời gian ảm đạm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, thủy sản, gỗ và lâm sản… đã dần khởi sắc khi tăng trưởng với mức hai con số.
Vĩnh Phúc: Thu hút 15 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Thu hút 15 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Quý I/2024, Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc đã làm thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án, điều chỉnh tăng vốn cho 14 dự án.
Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/3, thu hút hơn 600 người tham dự.
Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc tổ chức bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động