Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số lấy người dân là trung tâm TP. Hồ Chí Minh: Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường thúc đẩy chuyển đổi số |
Số hóa trên mọi lĩnh vực hoạt động
Tronng những năm qua, cùng với chuyển đổi số trong công tác điều hành hệ thống điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam và các đơn vị thành viên 21 tỉnh thành phía Nam còn nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ điện lực, nhằm chăm sóc khách hàng tận tình và hiệu quả hơn.
Khách hàng tại Vũng Tàu quát quét mã QR Code cài App Chăm sóc khách hàng EVNSPC để tìm hiểu các dịch vụ mới về điện |
Theo đó, khách hàng khi có nhu cầu mua điện, chỉ cần gửi thông tin qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc các kênh chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực miền Nam như: Website: http://cskh.evnspc.vn, App CSKH EVNSPC, Trang Zalo TCT Điện lực miền Nam EVNSPC, Email: [email protected]. Tất cả các công đoạn đều được thực hiện trên môi trường Internet.
Đơn cử như Công ty Điện lực Bình Dương (thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam) từ năm 2019, đã triển khai dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4. Thay vì đến phòng giao dịch như trước đây, mọi yêu cầu của khách hàng được thực hiện mọi lúc mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng internet.
Theo đó, tất cả các hoạt động kinh doanh từ ghi chỉ số điện qua điện thoại thông minh, xác định tọa độ vị trí khách hàng, khai thác dữ liệu đo xa, khảo sát cấp điện, lịch sử treo tháo công tơ… đều được tích hợp qua hệ thống thông tin quản lý khách hàng (CMIS 3.0). Do đó, khi cần khai thác dữ liệu, thực hiện báo cáo, dự đoán nhu cầu đều được thực hiện một cách nhanh chóng qua chương trình hệ thống thông tin quản lý khách hàng.
Hầu hết các nhu cầu về điện đều có thể giao dịch trực tuyến, đem lại sự tiện lợi rất lớn cho khách hàng |
Là một trong những đơn vị được lựa chọn thí điểm thực hiện chuyển đổi số, ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bến Tre - cho biết: Mục tiêu tổng quát của đơn vị là cùng với Tổng công ty Điện lực miền Nam trở thành doanh nghiệp số năm 2025. Với nền tảng chuyển đổi số hiện tại, Điện lực Bến Tre luôn đặt mục tiêu “hoàn thành toàn diện” các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Tổng công ty giao hàng năm với mức độ tốt hơn.
Đến giai đoạn hiện tại dù chưa hoàn thành toàn diện nhưng việc chuyển đổi số cũng đã đem lại rất nhiều hiệu quả thiết thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, về phía khách hàng sử dụng điện: Hầu hết các nhu cầu về điện đều có thể giao dịch trực tuyến, đem lại sự tiện lợi rất lớn cho khách hàng, như: Ký hợp đồng theo phương thức điện tử, thanh toán tiền điện bằng hình thức giao dich điện tử, đăng ký cấp điện trung - hạ áp…
“Tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ cung cấp điện trực tuyến cấp độ 4 đạt 100% trên số giao dịch phát sinh, đặc biệt ngành điện đã điện tử hóa toàn bộ quá trình cung cấp các dịch vụ điện, tỷ lệ khách hàng giao dịch điện tử 100% …”- Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bến Tre cho biết.
Tương tự, chuyển đổi số trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng cũng được Công ty Điện lực Bình Thuận (thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam) đẩy mạnh triển khai, nhất là ứng dụng cung cấp các dịch vụ điện trực tuyến, thanh toán tiền điện, đo đếm điện năng… Từ đó đã đáp ứng các loại hình dịch vụ điện trực tuyến cho khách hàng một cách thuận tiện mọi lúc mọi nơi.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Ngôn - Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận - cho biết: Thời gian qua, Điện lực Bình Thuận đã tăng cường hợp tác với các ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán để đa dạng kênh thanh toán trực tuyến như: Trích nợ tự động, Internet Banking/Mobile Banking, Ví điện tử, Cổng dịch vụ công Quốc gia, các kênh điện tử của Tổng công ty Điện lực miền Nam: Website/App/Zalo.
Chuyển đổi số đã đem lại rất nhiều hiệu quả thiết thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh |
Điện lực Bình Thuận đã và đang tập trung hiện đại hóa hệ thống đo đếm, tiến tới phát triển lưới điện thông minh cũng là một trong các mục tiêu chuyển đổi số hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của ngành điện. Đối với công tác đo đếm điện năng, Điện lực Bình Thuận đang tiếp tục đẩy mạnh lắp đặt, thay thế công tơ điện tử đo xa.
“Khách hàng lắp đặt công tơ điện tử đo xa có thể theo dõi được chỉ số công tơ điện, điện năng tiêu thụ hằng ngày qua Website: http://cskh.evnspc.vn, App CSKH EVNSPC. Qua đó, khách hàng có thể chủ động điều chỉnh nhu cầu tiêu thụ điện, giúp khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả” - Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận chia sẻ.
Văn phòng không giấy- tiết kiệm hàng hàng tỷ đồng
Được biết, từ năm 2019, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã đưa vào áp dụng chính thức Digital - office - tích hợp chữ ký số và triển khai văn bản trên máy tính và thiết bị di động. Mọi công văn đến đều được số hóa dưới dạng PDF, chuyển vào hệ thống văn phòng điện tử và giải quyết theo quy trình.
Hiện nay, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã triển khai toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải sử dụng văn phòng điện tử trong quá trình xử lý văn bản đi và đến (trừ văn bản mật và văn bản không sử dụng chữ ký số). Tính đến tháng 6/2022, Tổng công ty đã chuyển 98% báo cáo định kỳ bằng bản giấy sang báo cáo điện tử (giảm 93,4% số lượng báo cáo bằng bản giấy các đơn vị gửi Tập đoàn điện lực Việt Nam).
Các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam quản lý thông tin khách hàng sử dụng điện qua phần mềm |
Đáng chú ý, Tổng công ty Điện lực miền Nam hoàn thành 99% việc triển khai chuyển đổi số tất cả các hoạt động thường xuyên của văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ; phát hành gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục Tổng công ty (D-Office) và Trục liên thông văn bản Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), lập hồ công việc, công tác tài chính đảng... (trừ văn bản mật). Ngoài ra, công tác quản trị nội bộ (kiểm soát cán bộ công nhân viên, khách, phương tiện ra, vào cơ quan Tổng công ty thông qua hình thức nhận diện khuôn mặt, chấm công điện tử; phòng họp trực tuyến; quản lý phương tiện...).
Cùng với đó, Tổng công ty đã chuyển 21 loại báo cáo sang cập nhật trên các phần mềm dùng chung của Tập đoàn điện lực Việt Nam... Đặc biết, Điện lực miền Nam đang hướng đến văn phòng không giấy trong tất cả các văn bản, các báo cáo đều được triển khai trên môi trường mạng. Đồng thời đã và đang xây dựng kho cơ sở dữ liệu trực tuyến, tiến tới tin học hóa toàn diện công tác quản trị, liên kết, trao đổi, chia sẻ, lưu trữ dữ liệu thống nhất.
“Từ đầu năm 2021 đến nay, mỗi năm riêng khối cơ quan Tổng công ty đã xử lý gần 50.000 văn bản. Trong đó, nhận khoảng hơn 31.000 và gửi đi gần 18.130 là văn bản điện tử, tiết kiệm hàng hàng tỷ đồng tiền in ấn nhờ triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành” - ông Nguyễn Công Hầu - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam - cho biết.