Ngành dệt may “vướng” đủ đường

Doanh nghiệp dệt may trong nước đang lao đao bởi những khó khăn dồn dập, hệ lụy không chỉ là mất thêm chi phí mà còn bị hủy hợp đồng, đứt gãy chuỗi sản xuất. Đó là chia sẻ của bà Hoàng Ngọc Ánh - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam - khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Bà có thể cho biết, để thực hiện các quy định phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo sản xuất, các doanh nghiệp (DN) dệt may gặp phải khó khăn nào?

Thứ nhất, về việc phòng dịch, theo quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, các DN đều không xây dựng nơi để người lao động ở lại sau giờ làm việc. Do vậy, khi thực hiện yêu cầu về “3 tại chỗ” thì dù có thu hẹp quy mô nhà máy để có chỗ trống, thì các DN khối dệt sợi với đặc thù số lượng công nhân ít, số lượng máy móc nhiều thì có thể linh hoạt áp dụng. Nhưng đối với DN may có quy mô từ 1.000 lao động DN trở lên không thể bố trí đủ điều kiện để người lao động (NLĐ) nghỉ lại trong thời gian dài. Ngoài ra, một DN may quy mô 1.000 lao động, áp dụng “3 tại chỗ”, đi làm 1 cung đường 2 điểm đến, bỏ qua những khó khăn do đi lại thì riêng chi phí test Covid 4 lần với mức giá 238.000/lần thì chi phí đã lên tới gần 1 tỷ đồng.

Ngành dệt may “vướng” đủ đường
Bà Hoàng Ngọc Ánh - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Thứ hai, về lưu thông, việc áp dụng giấy xét nghiệm như giấy thông hành ở một số địa phương đang phá vỡ chuỗi giá trị sản xuất, cắt đứt luồng lưu thông ở thị trường nội địa. Ví dụ tại Hải Phòng, trong 3 ngày (từ 18-20/7) vừa qua, 3 cửa ngõ đi vào thành phố bị ùn tắc nhiều giờ đồng hồ bởi quy định áp dụng dán tem cho các phương tiện và xét nghiệm lái xe. Tại các cửa ngõ vào Hà Nội, từ khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị 16 (ngày 24/7), toàn bộ quốc lộ 1B hướng về thủ đô ken kín phương tiện chờ duyệt qua chốt kiểm dịch, nhiều lái xe phải xếp hàng chờ từ 4h sáng đến 12h trưa vẫn chưa qua được chốt. Vướng mắc lớn nhất là yêu cầu về giấy xét nghiệm y tế âm tính với Covid-19 có thời hạn khác nhau: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh quy định 3 ngày; Long An 5 ngày và Đồng Nai 7 ngày...

Được biết, ngoài những khó khăn trên, các DN còn gặp phải vướng mắc về vấn đề lao động. Bà có thể làm rõ hơn vấn đề này?

Các DN đang gặp vướng mắc lớn về việc trả lương cho NLĐ, do hiện nay Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chưa có một hướng dẫn chi tiết nhất quán tại địa phương. Đối với NLĐ không đồng ý làm việc theo phương án “3 tại chỗ” mà không có lý do chính đáng thì NLĐ có được hỗ trợ theo các gói hỗ trợ của nhà nước để giảm thiểu rủi ro cho DN hay không? Nếu không thì DN phải thực hiện chính sách như thế nào cho người lao động? Vì nếu phải trả lương ngừng việc cho NLĐ trong điều kiện này thì thực sự DN không kham nổi.

Bên cạnh đó, việc tuyển dụng, giữ chân NLĐ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan nhanh, NLĐ di chuyển về quê tránh dịch, liệu có quay về công ty làm việc không? Khủng hoảng tâm lý trong công nhân là điều cực kỳ đáng lo ngại.

Tiếp nữa là những chi phí vận tải vẫn không ngừng tăng cao và chưa thể giải quyết nhanh.

Vậy hiệp hội có kiến nghị gì với cơ quan chức năng để thời gian tới DN “dễ thở” hơn và hoạt động thông suốt, thưa bà?

Chúng tôi kiến nghị, cần ưu tiên cho các DN sớm được tiêm vaccine (có thể cân nhắc trên cơ sở DN tự chịu chi phí) nhằm đảm bảo an toàn cho NLĐ và để DN có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đưa lái xe vận tải hàng hóa thuộc diện ưu tiên cao hơn trong danh sách tiêm vaccine nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hóa được thông suốt.

Ngành dệt may “vướng” đủ đường

Việc giữ chân người lao động gặp nhiều khó khăn

Thống nhất các quy định, khái niệm về lưu thông hàng hóa giữa các địa phương, tránh tình trạng cát cứ gây ách tắc lưu thông, gián đoạn chuỗi sản xuất. Cho phép các DN sớm được quay trở lại sản xuất khi các điều kiện phòng, chống dịch bệnh được đảm bảo. Gỡ bỏ quy định về định mức số lượng xe ôtô ra vào địa phương. Cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp đối với lái xe và NLĐ di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả PCR.

Nhà nước đưa số lao động không thể thực hiện “3 tại chỗ” vào đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68, vì nếu áp dụng theo khoản 2, Điều 99 (không được trả lương ngừng việc) NLĐ sẽ gặp khó khăn, trong khi dịch bệnh đang lây lan nguy hiểm, tâm lý lo sợ của NLĐ là có thể hiểu được. Trường hợp nếu DN phải trả lương ngừng việc (áp dụng theo khoản 3, Điều 99) thì thực sự DN không đủ khả năng chi trả. Đồng thời, cho phép DN, sau thời gian phong tỏa được bố trí thời gian làm thêm quá quy định (40 giờ trong 1 tháng) để giải quyết các đơn hàng tồn đọng. DN vẫn sẽ bù trừ các tháng để đảm bảo không quá 300 giờ/năm theo quy định.

Xin cảm ơn bà!

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin mới nhất

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, UNDP Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn “Giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử”.
Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng, trong đó chú trọng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Thiếu đơn hàng, nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn cho duy trì sản xuất khiến doanh nghiệp ngành sợi “khó chồng khó”.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Từ ngày 10 - 13/4, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.
Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.
Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa định hướng thu hút đầu tư nhằm xây dựng chuỗi giá trị và đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Với những giải pháp quan trọng được đặt ra, Quảng Ngãi kỳ vọng phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu.
Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Sự trân quý và đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc là “bí quyết” giúp Nam Định thu hút các ông lớn đầu tư với các dự án khủng.
Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Dự án nhà máy sản xuất giày, dép quy mô đầu tư 40 triệu USD đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mang lại kỳ vọng tăng trưởng mới cho công nghiệp của Bắc Kạn.
Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Mới đây, Dự án FDI 60 triệu USD sản xuất các sản phẩm vải không nhuộm, vải có nhuộm, … được đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Trở thành một “điểm đến” khi chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc giúp ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội thập kỷ nhưng cũng là nguy cơ thập kỷ.
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Nhờ có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã bắt tay ngay vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam tháng 1/2024 nhích nhẹ, cho thấy “sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện.
May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

Sáng 15/2 (tức mồng 6 Tết), hơn 12.000 lao động tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước của Tổng công ty May 10 đã ra quân sản xuất với khí thế và quyết tâm cao.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy giày da xuất khẩu tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Sau những khó khăn của năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 với đòi hỏi sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Nam Định hút thêm dự án dệt may trăm triệu USD?

Nam Định hút thêm dự án dệt may trăm triệu USD?

Ngày 12/1, Tập đoàn Crystal đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đề xuất đầu tư dự án sản xuất sợi, vải, may mặc tại khu công nghiệp dệt may Rạng Đông.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động