Ngành dệt may: Nỗ lực cho mục tiêu 30 tỷ USD

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - về mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu (XK) 30 tỷ USD, tăng trưởng 6,5-7% của ngành dệt may năm 2017.
Ngành dệt may: Nỗ lực cho mục tiêu 30 tỷ USD
Doanh nghiệp dệt may trong nước không ngừng nâng cao chất lượng, giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm

Năm 2016, ngành dệt may đã về đích không đúng hẹn, ông nhận định thế nào về vấn đề này?

Năm 2016, nhu cầu nhập khẩu chung của các nước đều sụt giảm nên các nước XK gặp khó khăn trong việc phát triển thị trường, ngay cả Ấn Độ, Trung Quốc cũng bị suy giảm. Năm vừa qua, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng 5,2%, cao nhất trong 7 nước XK dệt may thế giới. Vì vậy, với kim ngạch XK 28,3 tỷ USD đạt được trong năm vừa qua, tuy không đạt mục tiêu nhưng đã thể hiện rõ nỗ lực của doanh nghiệp (DN), nhất là cải thiện thị phần tại Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Cùng với đó, hoạt động cải cách thủ tục hành chính được Chính phủ thực hiện trong năm qua cũng có những tác động tích cực. Đặc biệt là cải cách ở Bộ Công Thương, ngành tài chính, thuế, hải quan… giúp rút ngắn thời gian thực hiện dịch vụ công. Với ngành thời trang, thời gian giao hàng là yếu tố cốt lõi, vì thế hướng cải cách thủ tục hành chính sẽ hỗ trợ lớn cho DN trong ngành những năm tới.

Ngành dệt may: Nỗ lực cho mục tiêu 30 tỷ USD

Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)

2017 được dự báo là năm tiếp tục khó khăn cho ngành dệt may, theo ông đâu là căn cứ để hoàn thành mục tiêu 30 tỷ USD?

Tình hình thị trường năm 2017 tín hiệu sáng hơn do kinh tế Hoa Kỳ có chiều hướng tăng trưởng tốt hơn, mức độ tiêu dùng hy vọng cải thiện. Cho dù Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được thực thi thì mức tăng trưởng 6% và có thêm 700 triệu USD tại thị trường này là khả thi.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU) cũng được đánh giá sẽ mang lại thuận lợi cho DN dệt may. Theo đó, EVFTA là hiệp định lớn bởi quy mô của khối thị trường này lên tới 200 tỷ USD hàng dệt may mỗi năm. Mặc dù quy mô dân số lớn nhưng vẫn là những quốc gia riêng, có bản sắc văn hóa riêng. Vì vậy, nói là tiếp cận thị trường EU nhưng thực tế là tiếp cận từng thị trường riêng biệt. Tính chất thị trường nhỏ nhưng tính thời trang cao, thời gian quay vòng sản phẩm ngắn, đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh nên không dễ tiếp cận. Tuy nhiên, do đây là thị trường truyền thống của dệt may Việt Nam nên mức tăng trưởng 2-3% trong năm nay có thể đạt được.

Hơn nữa, sau khi EVFTA có hiệu lực, dệt may Việt Nam sẽ có cùng mặt bằng cạnh tranh với các nước đang hưởng GSP như: Campuchia, Bangladesh trong một số chủng loại mặt hàng nên đây cũng là dấu hiệu tốt cho tăng trưởng tại khối thị trường này.

Hiệp định EAEU cũng được kỳ vọng sẽ giúp ngành tăng thị phần tại thị trường truyền thống - Nga từ 2% lên 10%, với giá trị khoảng hơn 1 tỷ USD.

Đặc biệt ngay từ đầu năm, nhiều DN dệt may đã có đủ đơn hàng cho quý I/2017 với số lượng dồi dào là bước chạy đà tốt cho ngành thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2017.

Ông có lời khuyên gì với doanh nghiệp trong việc tận dụng các tín hiệu sáng của thị trường, đẩy nhanh hơn nữa hoạt động xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường?

Yếu tố đầu tiên là phải liên kết DN trong ngành để đáp ứng các tiêu chí về quy tắc xuất sứ từ sợi và vải, đồng thời tự nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng để tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do. Tiếp tục tìm thị trường ngách, làm những đơn hàng có quy mô nhỏ và vừa nhưng khó, để tiếp tục xác định lợi thế về kỹ thuật, tay nghề người lao động.

DN tập trung khai thác hiệu suất trang thiết bị đã đầu tư, giảm mở thêm nhà máy, tuyển thêm lao động dựa trên tài sản cố định để tăng ca. Hiện nay, ngành may chỉ làm việc từ 8-9 giờ/ngày, 15-16 giờ còn lại là máy đóng, rất lãng phí.

Tiếp tục nâng cao năng suất không chỉ từ rút gọn quy trình và tối ưu hóa sản xuất mà còn bao gồm thay thế những thiết bị có độ tự động kém, sử dụng nhiều lao động bằng thiết bị có độ tự động cao nhằm giảm chi phí lao động/1 đơn vị sản phẩm.

Các doanh nghiệp ngành dệt may trong đó có Vinatex coi thị trường nội địa là mũi nhọn phát triển trong năm 2017, xin ông cho biết cụ thể về vấn đề này?

Trong bối cảnh hoạt động XK chưa có sự cải thiện rõ rệt, việc tập trung vào phát triển thị trường nội địa là một trong những giải pháp căn bản nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của ngành. Tuy nhiên, thị trường dệt may nội địa có quy mô nhỏ từ 4-5 tỷ USD nên chỉ có thể chọn một số DN mạnh, có thị phần tốt ở đô thị làm mũi nhọn phát triển. Theo đó, thúc đẩy các DN này tăng quy mô sản xuất, giảm giá thành để tạo sức cạnh tranh.

Đặc biệt, Vinatex có định hướng khuyến khích các DN thành viên sử dụng chung hệ thống phân phối. Ví dụ, Tổng công ty CP May Việt Tiến có 3.000 cửa hàng chỉ bán quần áo, có thể kết hợp phân phối thêm đồ lót từ Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân, chăn ga trải giường từ Tổng công ty CP Phong Phú… Hình thức kết hợp này không tạo sự cạnh tranh với hàng hóa của Việt Tiến mà chỉ là sản phẩm bổ sung, giúp giảm chi phí phát triển hệ thống và khai thác tối đa tài sản cố định.

Việc DN dệt may trong nước liên kết giữ thị phần tại thị trường nội địa còn giúp giữ sân nhà trước sự chiếm lĩnh của hàng hóa nước ngoài. Những năm gần đây, nhà đầu tư đã mua lại một số trung tâm thương mại lớn của Việt Nam như: Metro, Big C; xu hướng hàng hóa đi thẳng từ Thái Lan, Singapore qua Việt Nam không nhỏ. Do vậy, tập trung bảo vệ và phát triển thị trường nội địa được coi là giải pháp trọng tâm của ngành dệt may trong năm 2017.

Xin cảm ơn ông!

Việt Nga (Thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Thiếu đơn hàng, nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn cho duy trì sản xuất khiến doanh nghiệp ngành sợi “khó chồng khó”.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Từ ngày 10 - 13/4, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.
Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa định hướng thu hút đầu tư nhằm xây dựng chuỗi giá trị và đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Với những giải pháp quan trọng được đặt ra, Quảng Ngãi kỳ vọng phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu.
Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Sự trân quý và đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc là “bí quyết” giúp Nam Định thu hút các ông lớn đầu tư với các dự án khủng.
Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Dự án nhà máy sản xuất giày, dép quy mô đầu tư 40 triệu USD đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mang lại kỳ vọng tăng trưởng mới cho công nghiệp của Bắc Kạn.
Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Mới đây, Dự án FDI 60 triệu USD sản xuất các sản phẩm vải không nhuộm, vải có nhuộm, … được đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Trở thành một “điểm đến” khi chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc giúp ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội thập kỷ nhưng cũng là nguy cơ thập kỷ.
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Nhờ có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã bắt tay ngay vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam tháng 1/2024 nhích nhẹ, cho thấy “sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện.
May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

Sáng 15/2 (tức mồng 6 Tết), hơn 12.000 lao động tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước của Tổng công ty May 10 đã ra quân sản xuất với khí thế và quyết tâm cao.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy giày da xuất khẩu tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Sau những khó khăn của năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 với đòi hỏi sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Nam Định hút thêm dự án dệt may trăm triệu USD?

Nam Định hút thêm dự án dệt may trăm triệu USD?

Ngày 12/1, Tập đoàn Crystal đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đề xuất đầu tư dự án sản xuất sợi, vải, may mặc tại khu công nghiệp dệt may Rạng Đông.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi liên quan đến kinh doanh thuốc lá, có hiệu lực từ 4/2/2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi liên quan đến kinh doanh thuốc lá, có hiệu lực từ 4/2/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 43/2023/TT-BCT sửa đổi Thông tư 57/2018/TT-BCT hướng dẫn các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá.
Chủ tịch Tập đoàn Vinatex: Cùng siết chặt tay nhau để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Chủ tịch Tập đoàn Vinatex: Cùng siết chặt tay nhau để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Chủ tịch Tập đoàn Vinatex đã đề nghị người lao động ngành dệt may cùng siết chặt tay nhau trong năm 2024 - năm "quay trở lại" của ngành dệt may Việt Nam.
Vĩnh Phúc: Khánh thành tổ hợp nhà máy sản xuất camera thông minh và thiết bị điện tử công nghệ cao

Vĩnh Phúc: Khánh thành tổ hợp nhà máy sản xuất camera thông minh và thiết bị điện tử công nghệ cao

Ngày 11/11/2023, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra lễ khánh thành tổ hợp nhà máy sản xuất camera thông minh và các thiết bị điện tử công nghệ cao.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2023

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2023

Sáng 25/10, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết bị, Nguyên phụ liệu 2023 (HanoiTex & HanoiFabric 2023) đã được khai mạc.
Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

Đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đề xuất cần quản lý riêng biệt thuốc là làm nóng và thuốc lá điện tử để phù hợp với định nghĩa của luật hiện hành.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động