Ngành da giày: Thoát hiểm nhờ FTA

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp da giày. Tuy nhiên, nhờ tận dụng tốt ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), từ đầu năm đến nay, xuất khẩu (XK) mặt hàng này vẫn ghi nhận tăng trưởng. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Phan Thị Thanh Xuân -Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày- túi xách Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Thưa bà, xuất khẩu giày dép được ghi nhận vẫn có mức tăng trưởng, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đây là thành quả - như nhiều chuyên gia đánh giá - do các FTA mang lại. Xin bà cho biết ý kiến về vấn đề này?

Có thể nói, các doanh nghiệp da giày đã thực hiện khá tốt những ưu đãi mà các FTA mang lại, nhất là FTA Việt Nam - EU (EVFTA). Thống kê cho thấy, 6 tháng năm 2021, tốc độ tăng trưởng XK giày dép rất tốt, có những tháng đạt trên 20%. Riêng xuất khẩu sang các thị trường có các FTA như: EVFTA, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đều có tốc độ tăng trưởng cao.

Ngành da giày: Thoát hiểm nhờ FTA
Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày- túi xách Việt Nam

Thực tế, đến quý III, xuất khẩu giày dép và túi xách đã có sự sụt giảm, nhưng sự sụt giảm này được bù đắp từ các thị trường có FTA, nên tổng kim ngạch xuất khẩu da giày 9 tháng vẫn tăng. Cụ thể, 9 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt gần 15,6 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thị trường EU, Vương quốc Anh tăng trưởng 7%, các nước thành viên trong khối CPTPP tăng 15%.

Đến cuối tháng 9, ngay sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách, các doanh nghiệp da giày đã sản xuất trở lại, XK giày dép các loại tháng 10 đã tăng gần 38% so với tháng 9, đạt kim ngạch hơn 930 triệu USD. Đây là tín hiệu tốt để xuất khẩu da giày tiếp tục duy trì đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm.

Mặc dù ngành da giày tận dụng tốt các FTA mang lại, tuy nhiên chủ yếu lại rơi vào các doanh nghiệp FDI. Theo bà, đâu là nguyên nhân của thực trạng này?

Hiện nay, các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu xuất khẩu da giày Việt Nam, còn doanh nghiệp trong nước mới chỉ trên dưới 20%. Sở dĩ các doanh nghiệp FDI xuất khẩu thành công, bởi họ tham gia vào chuỗi cung ứng từ rất lâu, toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng được kiểm soát chặt chẽ từ đầu đến cuối chuỗi. Trong khi đó, năng lực nội tại của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế và chuỗi cung ứng của họ xây dựng chưa chuyên nghiệp, thiếu chặt chẽ. Ngoài ra, quy mô của các doanh nghiệp này vẫn nhỏ lẻ, manh mún và theo phương thức truyền thống. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường XK, nhất là các thị trường khó tính. Đây chính là một trong những điểm yếu mà doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện trong thời gian tới.

Ngành da giày: Thoát hiểm nhờ FTA

Theo bà, doanh nghiệp da giày Việt Nam cần phải làm gì để có thể tận dụng những lợi thế mà các FTA mang lại?

Theo tôi, để đẩy mạnh XK, trước tiên doanh nghiệp trong nước phải nắm đầy đủ thông tin từng thị trường cụ thể và chuẩn bị tốt nguồn lực, đáp ứng các đòi hỏi của thị trường XK, nhất là các thị trường FTA có quy định, yêu cầu cao về phát triển bền vững.

Đối với các đối tác, doanh nghiệp cũng cần chủ động, không thể ngồi một chỗ, đợi khách hàng tìm đến như cách đây 15-20 năm trước mà cần nắm được đâu là điểm mạnh của mình và những sản phẩm tốt nhất để đàm phán với khách hàng. Ngoài ra, khi doanh nghiệp tham gia một khâu trong các chuỗi cung ứng, cần nắm bắt những thông tin về các khâu còn lại, từ đó vươn lên và nắm bắt, tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn.

Trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết, thực thi nhiều FTA, doanh nghiệp không chỉ tham gia đơn lẻ một mình mà cần có mạng lưới cộng đồng doanh nghiệp để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cũng như nắm bắt, tiếp cận những chương trình, dự án, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực, xây dựng chiến lược kế hoạch cụ thể. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy từ thế bị động sang chủ động, tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn thông tin và có sự chuẩn bị chiến lược sẵn sàng trong bối cảnh sắp tới.

Bên cạnh lợi thế truyền thống về nhân công, môi trường chính trị ổn định, tham gia vào nhiều FTA song phương và đa phương, thì việc kiểm soát tốt dịch bệnh được dự báo sẽ mang lại ưu thế lớn, giúp doanh nghiệp da giày Việt Nam đón được đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia khác

Xin cảm ơn bà!

Thu Phương - Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp, chủ động đối thoại với các đối tác trong quá trình triển khai nhiệm vụ về Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của EU.
Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp cũng như bối cảnh trong nước chưa thực sự ổn định sẽ tác động đến ngành Công Thương trong ngắn và dài hạn.
Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 27/9 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu thông tin thị trường nguyên liệu bông Mỹ.
Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.
Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Chi phí nhân công đang cao hơn so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khiến ngành dệt may chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là khi giá đơn hàng thấp.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến hết quý III/2024, nhưng đơn hàng quý IV/2024 chưa chắc chắn, đặc biệt đơn giá chưa cải thiện.
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Kết hợp chặt chẽ cùng đối tác để nắm rõ thông tin là một trong những khuyến cáo quan trọng giúp doanh nghiệp dệt may ứng phó với quy định mới tại EU.
Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Nhằm tăng tận dụng ưu đãi từ CPTPP, doanh nghiệp dệt may kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ “mềm hóa” quy tắc xuất xứ của hiệp định này.
Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

EU, Mỹ sẽ đưa vào thực thi một số đạo luật quan trọng liên quan đến xuất nhập khẩu nhưng doanh nghiệp da giày trong nước đang thiếu thông tin về các luật này.
Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Đơn hàng cải thiện, sản xuất ổn định, doanh thu, lợi nhuận đã tăng nhưng vẫn còn nhiều thách thức đang chờ doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.
Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững là xu hướng không thể cưỡng lại nhưng doanh nghiệp dệt may đầu tư ra sao, lộ trình thực hiện như thế nào lại là vấn đề quan tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động