Ngành Công Thương: Về đích mục tiêu 2019, tạo đà sẵn sàng cho giai đoạn mới

Năm 2019 đã khép lại với kết quả ấn tượng của ngành Công Thương khi các chỉ tiêu về công nghiệp, thương mại, hội nhập, cải cách hành chính… đều đạt và vượt kế hoạch. Đây là bước chạy đà hoàn hảo cho năm 2020 – năm bản lề quan trọng, kết thúc giai đoạn 5 năm và mở ra giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mới cho đất nước.    

Kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục 500 tỷ USD

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thông tin, tiếp theo kết quả tích cực đạt được của năm 2017, 2018, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) năm 2019 tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng. Đặt trong bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, xuất khẩu (XK) hàng hóa của Việt Nam năm 2019 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp (DN).

nganh cong thuong ve dich muc tieu 2019 tao da san sang cho giai doan moi
Dệt may tiếp tục là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao

Cụ thể, với kim ngạch XNK bình quân khoảng 43 tỷ USD/tháng, quy mô XNK năm 2019 tăng trưởng ở mức cao, vượt mốc 500 tỷ USD. Tổng kim ngạch XNK năm 2019 ước đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Bên cạnh đó, XK tăng cao, tổng kim ngạch XK ước đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, hoàn thành vượt chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ đặt ra (tăng 7 - 8%). Nhập khẩu (NK) được kiểm soát tốt, cả năm ước đạt 253,5 tỷ USD, tăng 7%. Cán cân thương mại duy trì thặng dư năm thứ 4 liên tiếp với con số khoảng 9,94 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Những chỉ tiêu này đã vượt xa con số đã đề ra trong Quyết định 2471 phê chuẩn Chiến lược XNK hàng hóa bền vững thời kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 là XK tăng trưởng 10%, cơ bản cân bằng cán cân thương mại.

Cơ cấu hàng hóa XK tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng XK thô, tăng XK sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng XK không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp.

Cụ thể, trong khi XK nhóm nông sản, thủy sản giảm 4,5%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 9,7% so với cùng kỳ thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 84,33% tổng kim ngạch XK, cao hơn mức 82,87% của năm 2018 và 81% của năm 2017. Số mặt hàng đạt kim ngạch XK từ 1 tỷ USD trở lên trong năm 2019 là 32 mặt hàng, trong đó có 8 mặt hàng XK trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng XK trên 10 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,86% tổng kim ngạch XK.

Những nỗ lực đàm phán, mở cửa thị trường của Bộ Công Thương thời gian qua đã giúp thị trường XK, NK được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA. Kim ngạch XK sang các khu vực thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương, tăng cao ở những thị trường có FTA với Việt Nam như: ASEAN (tăng 2%), Hàn Quốc (tăng 8,3%), Ấn Độ (tăng 2,1%), New Zealand (tăng 9,7%). Đặc biệt, kim ngạch XK sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định này để đa dạng hoá thị trường XK (XK sang Canađa đạt 3,86 tỷ USD, tăng 28,2%; Mexico đạt 2,84 tỷ USD, tăng 26,8%).

Đáng chú ý, nếu như những năm trước đây, XK của khối DN FDI luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn so với khối DN trong nước thì thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng của khối trong nước đã cao hơn khối FDI. Năm 2019, khối DN trong nước XK đã đạt 82,1 tỷ USD, tăng 17,7%; cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung cả nước và cao hơn 4 lần so với tốc độ tăng trưởng của khối DN FDI. Qua đó tỷ trọng XK của khu vực DN trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 31,16% tổng kim ngạch XK.

Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Cùng với điểm sáng của XNK, nhiều chỉ tiêu khác của ngành Công Thương đều đạt và vượt kế hoạch.

Đơn cử, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 9,1%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho toàn ngành từ đầu năm (tăng 9%), tuy thấp hơn mức tăng của năm 2015, 2017, 2018 nhưng cao hơn mức tăng các năm 2012 - 2014 và 2016. Điểm nhấn là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn duy trì đà tăng trưởng (tăng 10,5% so với năm 2018), tạo động lực vững chắc để đạt được mục tiêu kế hoạch tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

nganh cong thuong ve dich muc tieu 2019 tao da san sang cho giai doan moi
Tháng 12/2019, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu xe ô tô nguyên chiếc thương hiệu Thaco sang Philippines

Đóng góp tích cực vào tăng trưởng ngành công nghiệp phải kể đến những dự án lớn của ngành đi vào hoạt động như: Dự án thép Formosa Hà Tĩnh năm 2019 đi vào vận hành hết công suất 2 lò cao với sản lượng dự kiến đạt 6,7 triệu tấn/năm; Nhà máy sản xuất ô tô VinFast đã khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 6 thay vì tháng 9/2019 như kế hoạch. Ngành điện đã hoàn thành và đưa vào phát điện Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2 với dự kiến mỗi năm sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 68,4 triệu kWh…

nganh cong thuong ve dich muc tieu 2019 tao da san sang cho giai doan moi
Thực hiện nghi thức phát điện Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2

Thương mại trong nước tiếp tục khẳng định vai trò trong cơ cấu nền kinh tế khi lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh và thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu, nhất là nhu cầu đối với hàng hóa thiết yếu cho người dân ở mọi miền đất nước và trong những giai đoạn tiêu dùng cao điểm như ngày lễ, Tết. Công tác kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội được triển khai tích cực, thông qua việc thực hiện các Chương trình bình ổn thị trường, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố lớn. Thị trường trong nước nhìn chung ổn định về cung cầu và giá cả, CPI được kiểm soát dưới 4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng duy trì mức tăng trưởng tốt, ước cả năm đạt gần 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,86% so với năm 2018, đạt kế hoạch đề ra năm 2019 là tăng 11,5-12% so với năm 2018.

Đáng chú ý, Bộ Công Thương tiếp tục khẳng định mục tiêu góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo và hành động bằng việc tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019 – 2020. Đã có 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương 36%) được cắt giảm. Bộ Công Thương cũng đưa ra khỏi danh mục các sản phẩm, hàng hóa là đối tượng kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương là 1.051 mã HS/1.799 mã HS (chi tiết đến 8 số) đạt tỷ lệ hơn 58%. Bộ Công Thương là một trong những Bộ, ngành đầu tiên công bố danh mục các sản phẩm, hàng hóa cắt giảm không còn là đối tượng kiểm tra chuyên ngành.

Đối với việc đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC), Bộ đã hoàn thành đơn giản hóa, cắt giảm 33 TTHC/tổng số 445 TTHC hiện có. Toàn bộ 445 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý đều đã được Bộ Công Thương công bố và cập nhật công khai đầy đủ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ và trực tiếp tại nơi tiếp nhận/xử lý TTHC liên quan theo quy định.

Đặc biệt, Bộ Công Thương là một trong những Bộ đầu tiên phối hợp với Văn phòng Chính phủ để triển khai kết nối thử nghiệm Cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương với Cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 9/2019. Cổng Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Bộ cũng đang cung cấp 166 DVCTT mức độ 3, 4 tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn.

Ngoài ra, Bộ Công Thương là một trong 3 Bộ đầu tiên tham gia kết nối với Cơ chế một cửa quốc gia với 17 thủ tục được kết nối. Trong đó thủ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Mẫu D có số lượng hồ sơ rất lớn. Bên cạnh đó, thủ tục cấp C/O Mẫu D cho đến nay cũng là thủ tục duy nhất được đưa vào kết nối trong Cơ chế một cửa ASEAN, các nước ASEAN hiện đang tiến tới việc xóa bỏ hoàn toàn cấp C/O Mẫu D dạng giấy, chuyển sang phát hành và chấp nhận C/O Mẫu D dạng điện tử.

Về việc triển khai cơ chế một cửa ASEAN, từ ngày 1/1/2018, Việt Nam là một trong 5 quốc gia đầu tiên chính thức trao đổi thông tin C/O Mẫu D với 4 nước Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam kết nối bổ sung thêm với Brunei (từ 1/4/2019) và Campuchia (từ 15/7/2019).

Từ ngày 1/1/2020, Bộ Công Thương sẽ chính thức cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D điện tử cho hàng hóa XK sang các nước Campuchia, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, tiếp tục thể hiện những nỗ lực không ngừng của Bộ trong việc tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam, tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN XK.

Mục tiêu mới cho năm 2020

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, nối tiếp thành công của năm 2019 khi mà ngành Công Thương đã hoàn thành đạt và vượt mức tất cả các chỉ tiêu của Quốc hội và Chính phủ giao, đây sẽ là tiền đề tốt để Bộ tiếp tục phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu mà Quốc hội giao đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ trong năm 2020 – năm có vai trò quan trọng khi là năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020, cũng là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2020 tăng 6,8% đã được Quốc hội giao cho Chính phủ, ngành Công Thương phấn đấu đạt các mục tiêu sau đây: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng từ 9-10% so với năm 2019; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7% - 8% so với năm 2019; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 2%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 11,8-12%; Bảo đảm nhu cầu điện năm 2020 dự kiến tăng khoảng 9,1% so với năm 2019, điện sản xuất và mua năm 2020 khoảng 265,4 tỷ kWh…

Hoàn thành mục tiêu này, Bộ sẽ ban hành và tập trung triển khai ngay Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 và định hướng đến năm 2021. Bên cạnh đó, triển khai tích cực Đề án và Kế hoạch cơ cấu lại các ngành công nghiệp; tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu. Rà soát, cân đối lại tổng thể cơ cấu các nguồn năng lượng. Bảo đảm cân đối xuất, nhập khẩu, đóng góp tích cực cho tăng trưởng. Tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để phát triển thị trường XK và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới…

Mục tiêu tổng quát đặt ra cho ngành Công Thương trong năm 2020 là tập trung thực hiện để bảo đảm hoàn thành mục tiêu chung của Chính phủ trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Phương Lan - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi)

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký văn bản 2034/BCT-ĐTĐL về việc xin ý kiến đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.
Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang số được thực hiện theo lộ trình

Chuyển đổi từ lưu trữ tài liệu giấy sang lưu trữ tài liệu số được thực hiện theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử...
Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị thanh niên thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Thủ tướng nhấn mạnh, thanh niên phải là lực lượng xung kích, nòng cốt, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Thủ tướng Chính phủ: Phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng

Sáng 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Đề xuất cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục quán triệt nguyên tắc, đối với những vấn đề đã chín, đã rõ, có sự thống nhất cao thì quy định vào luật.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động