Ngành Công Thương: Tạo nhiều dấu ấn quan trọng trong phát triển kinh tế và hội nhập

Hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao; tiếp tục cắt giảm các điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp; khẩn trương rà soát, bàn giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty thuộc diện chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; tập trung phối hợp xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả; làm tốt các mặt công tác như nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực… - là những kết quả tiêu biểu mà Ngành Công Thương đã hoàn thành trong năm 2018.  

Năm 2018: Hoàn thành 5 nhiệm vụ lớn

Năm 2018, Ngành Công Thương đã nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao.

Thứ nhất, toàn bộ các chỉ tiêu, kế hoạch đều thực hiện đạt và vượt mức Quốc hội và Chính phủ giao. Trong đó, một số chỉ tiêu đạt được ở mức cao, qua đó đã hoàn thành việc thực hiện lời hứa trước Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Tổng kết năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Về sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với tốc độ cao, là trụ đỡ và động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp cũng như đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tính chung cả năm 2018, chỉ số IIP nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,3%, qua đó, góp phần bảo đảm tốc độ tăng chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp cả năm 2018 đạt 10,2%, vượt mức chỉ tiêu đề ra đầu năm là 9%. Điều này không chỉ trực tiếp góp phần vào bảo đảm hoàn thành mục tiêu chung của toàn ngành công nghiệp năm 2018 mà quan trọng hơn đã và đang cho thấy quá trình tái cơ cấu trong lĩnh vực công nghiệp đang đi đúng hướng và có những chuyển biến tích cực.

Năm 2018 được xem là năm đặc biệt thành công của hoạt động xuất nhập khẩu. Tính chung cả năm 2018, kim ngạch xuất khẩu (XK) cả nước đã đạt 245 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, vượt xa chỉ tiêu được Quốc hội và Chính phủ giao cho Ngành Công Thương (Quốc hội giao ở mức 7 - 8%, Chính phủ giao ở mức 8 - 10%). Khu vực doanh nghiệp (DN) trong nước tiếp tục có tốc độ tăng trưởng XK cao hơn khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (tương ứng 15,9% và 12,9%).

nganh cong thuong tao nhieu dau an quan trong trong phat trien kinh te va hoi nhap
Năm 2018 là năm đặc biệt thành công của hoạt động xuất nhập khẩu

Quy mô các mặt hàng XK tiếp tục được mở rộng. Tính đến hết năm 2018, đã có 29 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD (trong đó 8 mặt hàng XK trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng XK trên 10 tỷ USD). Công tác khai thác cơ hội từ cam kết hội nhập tiếp tục được thực hiện hiệu quả hơn những năm trước. Đến nay, nước ta đã ký kết 12 hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương (FTA). Trong đó, 11 FTA đã đi vào thực thi; 1 FTA chuẩn bị đi vào thực hiện. Ngoài ra, 1 FTA đã kết thúc đàm phán và rà soát pháp lý và 3 FTA đang được đàm phán. Ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết FTA đều ghi nhận XK tăng trưởng vượt trội như XK sang Hàn Quốc tăng 23,2%, ASEAN (13,7%), Nhật Bản (12,9%), Trung Quốc (18,5%)... Đặc biệt, Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ, EU… Công tác xử lý các vấn đề phát sinh từ hội nhập đã được xử lý một cách bài bản và có hiệu quả hơn.

Công tác quản lý, kiểm soát khâu nhập khẩu được thực hiện có hiệu quả, qua đó, tạo thặng dư thương mại năm thứ 3 liên tiếp và đạt ở mức rất cao 7,2 tỷ USD (cao gấp hơn 3 lần so với năm 2017), góp phần bảo đảm cán cân thanh toán và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế.

Trong năm 2018, thương mại nội địa tiếp tục giữ vững được đà tăng trưởng với tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội ở mức 2 con số (cả năm đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017).

Công tác quản lý thị trường (QLTT) được tập trung tổ chức triển khai khẩn trương theo Pháp lệnh QLTT và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương. Nhiều lĩnh vực “nóng” trước đây đã được giải quyết đạt kết quả rõ nét như: Kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản và chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm…

Thứ hai, tiếp tục cắt giảm các điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp, đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính. Năm 2018, Bộ Công Thương tiếp tục cắt giảm các điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp, đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính. Sau khi đã cắt giảm 675/1.216 điều kiện của 27 ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong năm 2017 và đầu năm 2018 (chiếm tỷ lệ 55,5% tổng số điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ), năm 2018, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm 202/561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương với 36%); nâng tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt 72,1%.

Về đơn giản hóa thủ tục hành chính và thực hiện dịch vụ công trực tuyến, trong năm 2018, theo Quyết định số 1408/QĐ-BCT ngày 27/4/2018 về Phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2018 của Bộ Công Thương, Bộ tiến hành bãi bỏ, đơn giản hóa 54 thủ tục hành chính thuộc 10 lĩnh vực được quy định tại 19 văn bản quy phạm pháp luật. Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả 291 thủ tục hành chính thực hiện ở cấp Trung ương đã được Bộ Công Thương triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên.

nganh cong thuong tao nhieu dau an quan trong trong phat trien kinh te va hoi nhap
Bộ Công Thương tiến hành bàn giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty thuộc diện chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN

Thứ ba, Bộ Công Thương đã khẩn trương rà soát, tiến hành bàn giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty thuộc diện chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban. Đồng thời, Bộ cũng chủ động tổ chức các buổi làm việc với Ủy ban để trao đổi, đánh giá kỹ tình hình và cụ thể hóa cơ chế phối hợp để tiếp tục xử lý các vấn đề ở các tập đoàn, tổng công ty sau khi được chuyển giao theo đúng qui định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm quá trình giải quyết công việc liên tục không bị gián đoạn.

Thứ tư, xử lý, giải quyết các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc Ngành Công Thương. Sau 2 năm nỗ lực triển khai, đến thời điểm hiện nay, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng thua lỗ, có 2 nhà máy hoạt động sản xuất - kinh doanh bước đầu có lãi và từng bước ổn định là Nhà máy Sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Nhà máy thép Việt - Trung. Trong số 3 nhà máy trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay đã có 2 nhà máy vận hành sản xuất trở lại, cho ra sản phẩm đạt chất lượng tốt là Nhà máy Sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ và Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi. Các dự án khác đều đang được khẩn trương xử lý vấn đề còn tồn tại theo đúng phương án, lộ trình xử lý được Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề ra.

nganh cong thuong tao nhieu dau an quan trong trong phat trien kinh te va hoi nhap
Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực được đẩy mạnh

Thứ năm, các mặt công tác khác như nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực... trong Ngành Công Thương tiếp tục được tập trung đẩy mạnh. Qua đó, các chủ trương, định hướng lớn của Trung ương và của Chính phủ đều được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động cụ thể để thống nhất chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện trong toàn ngành.

Bộ Công Thương xác định, 2019 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm... Phương châm hành động Bộ Công Thương đề ra trong năm nay là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”.

Năm 2019: Tiếp tục khơi thông nguồn lực cho sản xuất - kinh doanh

Bước sang năm 2019, để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội, Chính phủ giao, Bộ Công Thương tập trung đi thẳng vào giải quyết những vấn đề được coi là điểm nghẽn, là hạn chế trong phát triển của ngành, đồng thời, phát huy thuận lợi, kết quả tích cực đã đạt được trong những năm vừa qua để tạo bước phát triển mới.

Bộ Công Thương xác định năm 2019 sẽ tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể, chú trọng vào xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, khơi dậy các nguồn lực phục vụ cho phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Gắn với đó là việc tiếp tục cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến của Ngành Công Thương.

Trên cơ sở đó, tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu Ngành Công Thương theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gắn với thúc đẩy đổi mới sáng tạo, triển khai mạnh mẽ và thực chất cuộc Cách cách mạng công nghiệp 4.0 trong các lĩnh vực hoạt động của ngành. Trong đó, xác định trọng tâm tái cơ cấu trong giai đoạn tiếp theo phải thực hiện trên nguyên tắc chất lượng, lấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của đầu tư, khả năng tham gia của DN vào chuỗi giá trị toàn cầu làm tiêu chí cho quá trình này.

Đồng thời, rà soát, cân đối lại tổng thể cơ cấu các nguồn năng lượng và thực hiện các cơ chế chính sách, biện pháp để bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn, theo hướng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực kinh tế ngoài nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; bảo đảm trong mọi tình huống không để xảy ra thiếu điện phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Bộ Công Thương cũng chủ động thực hiện tốt công tác phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN tập trung hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương theo đúng phương án, kế hoạch, lộ trình được phê duyệt.

Các vấn đề về xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường ngoài nước sẽ được Bộ Công Thương xử lý một cách căn bản hơn. Nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội DN để tạo sự kết nối, phối hợp đồng bộ hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như vượt qua các rào cản thương mại, kiểm dịch động thực vật, các vấn đề về chống trợ cấp, chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hóa XK của Việt Nam. Cùng với đó, liên tục hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho hàng hóa XK của Việt Nam.

Ngoài ra, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam hướng tới hiệu quả và bền vững. Trong đó, Bộ Công Thương sẽ tham mưu với Chính phủ và Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tập trung đổi mới công tác tổ chức thực thi các cam kết hội nhập. Đặc biệt, làm rõ cơ chế theo dõi, giám sát, đôn đốc và đề cập rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức thực thi các cam kết hội nhập để bảo đảm cho quá trình này được thực hiện có hiệu quả hơn.

Một nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 là nhanh chóng tổ chức lại lực lượng QLTT theo mô hình mới gắn với thay đổi phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng này trên địa bàn cả nước. Coi đây là biện pháp để tạo bước chuyển quan trọng trong công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Qua đó, tạo lập môi trường lành mạnh, công bằng cho sản xuất - kinh doanh trong nước, trực tiếp góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong nước.

Bộ Công Thương tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm tạo sự chuyển biến căn bản và bền vững hơn cho khu vực thị trường trong nước, tiếp tục làm trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo.

Những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trên đã được Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng thành những những Chương trình hành động cụ thể để tổ chức triển khai ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2019. Đặc biệt là các chương trình hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/2019/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Phương Lan - Lan Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 12/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Ngày 9/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban tháng 4 các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam đã có buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Trong chuyến công tác tại Viêng-chăn, Lào từ 6-8/4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác đã có loạt hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ song phương.
Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Sáng 8/4/2024, tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào đã ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Chiều 3/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm mùa khô 2024.
Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Chiều 29/3, Bộ Công Thương họp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, thực hiện các dự án điện khí.
Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta – Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và Tổng giám đốc SIMEST.
Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Hội đồng kinh doanh Canada đánh dấu một bước phát triển mới trong hợp tác thương mại- đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng.
Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Đối thoại Kinh doanh Việt Nam - Canada là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường, từ đó khai phá tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh.
Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học công nghệ…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Sáng 26/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của tỉnh Bến Tre do bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.
Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 21/3, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với bà Diana Elena Mondino - Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam tiếp tục chủ động hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của hai nước, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, bền vững.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Singapore còn rất lớn, hai bên đang hướng tới nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty Intel triển khai hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Việc Hoa Kỳ ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam trong cải cách nền kinh tế sẽ tạo động lực cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...
Thứ trưởng Phan Thị Thắng gặp gỡ các đối tác tại Hoa Kỳ để thúc đẩy thương mại song phương

Thứ trưởng Phan Thị Thắng gặp gỡ các đối tác tại Hoa Kỳ để thúc đẩy thương mại song phương

Tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đã có hàng loạt cuộc làm việc song phương, đa phương để thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước.
Doanh nghiệp Phần Lan muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Doanh nghiệp Phần Lan muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Phần Lan muốn mở rộng hoạt động hợp tác đầu tư vào thị trường Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng.
Chạy hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 cùng chung tay “Tiết kiệm điện”

Chạy hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 cùng chung tay “Tiết kiệm điện”

Sáng 16/3 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ phát động toàn dân thực hiện tiết kiệm điện và Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động