Ngành Công Thương tạo dấu ấn nổi bật trong năm 2020!

“Ngành Công Thương đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ công tác đã đề ra và đạt được những kết quả, thành tích rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo dấu ấn nổi bật trong năm 2020” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy tại Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 ngành Công Thương, diễn ra sáng ngày 7/1, tại Hà Nội.
Vượt khó khăn, ngành Công Thương “về đích” các chỉ tiêu 2020

Kết quả toàn diện

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2020, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực và trong nước có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Đặc biệt đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức và áp lực rất lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam ta là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng dương, đến thời điểm này có thể khẳng định chúng ta đã thực hiện thành công ”mục tiêu kép”, vừa phòng chống đại dịch Covid 19, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế.

Ngành Công Thương tạo dấu ấn nổi bật trong năm 2020!
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị

Theo đó, GDP tăng 2,91%, là 1 trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; xuất khẩu tăng ở mức cao, xuất siêu năm thứ 5 liên tiếp; thị trường trong nước được đẩy mạnh, bảo đảm cung cầu hàng hóa thiết yếu cho người dân, kể cả trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội và thiên tai bão lũ; thương mại điện tử phát triển mạnh, trở thành một kênh phân phối quan trọng của nền kinh tế; đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Trong thành công chung của cả nước, có sự đóng góp hết sức quan trọng của ngành Công Thương. Với sự quyết tâm cao trong thực hiện đổi mới toàn diện trên nhiều mặt, sự nỗ lực trong việc ứng phó với những khó khăn thách thức của Lãnh đạo các cấp và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương, có thể đánh giá rằng ngành Công Thương đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ công tác đã đề ra và đạt được những kết quả, thành tích rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo dấu ấn nổi bật trong năm 2020” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, năm 2020, công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng thể chế và tổ chức, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tiếp tục được thực hiện tốt. Bộ Công Thương đã tập trung triển khai thực hiện tốt nội dung các Nghị quyết của Chính phủ, các chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Nghị quyết 02/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, nhất là việc điều hành giá mặt hàng xăng dầu, bình ổn thị trường; tham mưu cho Chính phủ trong điều hành và tổ chức thực hiện tốt việc giảm giá điện cho người dân và doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Ngành Công Thương tạo dấu ấn nổi bật trong năm 2020!
Đông đảo đại diện các bộ ngành, doanh nghiệp, hiệp hội... tham gia hội nghị

Công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ Công Thương tiếp tục được duy trì và đi vào chiều sâu. Sau 2 lần thực hiện cắt giảm, đã có 880 điều kiện trong tổng số 1.216 điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm. Việc thực hiện kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia giúp công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính của Bộ và đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin đã thực hiện tốt, đến nay tất cả 295 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên. Cổng dịch vụ công trực tuyến đang cung cấp 206 dịch vụ công mức độ 3 và 62 dịch vụ công ở mức độ 4. Đã có gần 35.000 doanh nghiệp đăng ký sử dụng cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương...

Bên cạnh đó, về sản xuất công nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 3,36%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước (8,86%) nhưng vẫn tăng cao hơn so tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp tăng khoảng 5,82%, các ngành công nghiệp chủ lực như: điện tử, dệt may, da giày... là yếu tố chính đóng góp vào phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam.

Ngành điện cung cấp đủ điện an toàn, tin cậy, cho người dân và doanh nghiệp, đưa vào vận hành khối lượng lớn các dự án nguồn và lưới điện. Công tác đưa điện về nông thôn, miền núi hải đảo được chú trọng. Ngành Than cũng đã cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát là xây dựng, trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ từ khâu thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; cơ bản hoàn thành các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch đề ra.

Đáng chú ý, xuất khẩu vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng cao trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Trong khi xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục 19,1 tỷ USD. Mức xuất siêu năm 2020 cao hơn năm 2019 (10,87 tỷ USD), gấp hơn 9 lần so với năm 2017 (2,11 tỷ USD) và gấp gần 11 lần so với năm 2016 (1,78 tỷ USD).

Sự nỗ lực của ngành Công Thương và các Bộ ngành cũng giup bảo đảm đầy đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, hàng hóa phòng chống dịch cho thị trường kể cả khi nhu cầu tăng cao trong giai đoạn cả nước tập trung chống dịch thực hiện giãn cách xã hội và trong các thời điểm xảy ra thiên tai lũ lụt.

“Khi xuất hiện ca bệnh Covid-19 thứ 17 tại Hà Nội, nhiều người dân hoang mang, đổ xô đi tích trữ lương thực. Nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, sự vào cuộc tích cực của các bộ ngành, doanh nghiệp, các siêu thị đã mở cửa đến đêm để người dân mua sắm, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá. Đó là thành tích đáng ghi nhận!” – Thủ tướng nhìn nhận.

Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại được đặc biệt quan tâm đẩy mạnh và đổi mới phương thức quản lý, góp phần bảo vệ và hỗ trợ thị trường trong nước phát triển lành mạnh. Năm 2020, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm soát tốt thị trường thời kỳ dịch bệnh và đã triệt phá nhiều vụ vi phạm lớn, xử lý nghiêm theo quy định của phát luật.

Thêm nữa, hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng, đến nay Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó năm 2020 có 02 Hiệp định quan trọng được ký kết và đưa vào thực thi là Hiệp định EVFTA và RCEP, chúng ta cũng hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định UKVFTA để đưa vào thực thi ngay từ ngày đầu tiên của năm 2021. “Chưa bao giờ, trong giai đoạn 5 năm, Việt Nam ký đến 4 FTA lớn như vậy, là CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Năm vừa qua, Thủ tướng đánh giá, công tác phòng vệ thương mại được triển khai toàn diện, đạt kết quả nổi bật, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Năm 2020, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay,s ong Bộ Công Thương đã rất nỗ lực xử lý hiệu quả các vụ việc, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.

Việt Nam còn làm tốt việc chống gian lận xuất xứ hàng hóa. Đồng thời, Việt Nam đã quyết tâm cùng Hoa Kỳ tiến tới thương mại bền vững. Từ Thủ tướng, Phó Thủ tướng đến Bộ trưởng Bộ Công Thương đã liên tục cùng phối hợp với các lãnh đạo đồng cấp để chứng minh Việt Nam đang làm tốt những điều Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ đã đã trao đổi để hướng tới thương mại bền vững

Trong bối cảnh khó khăn chung do Covid-19, Việt Nam đã chuyển đổi thành công phương thức xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước và nước ngoài trên các nền tảng công nghệ thông tin và kỹ thuật số. Các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trực tuyến đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí mà vẫn duy trì và phát triển quan hệ với đối tác nước ngoài, hệ thống tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài, góp phần hỗ trợ các địa phương, bà con nông dân tiêu thụ nông sản kịp thời vào mùa trong hoàn cảnh không thể thực hiện hoạt động XTTM trên thực tế ở nước ngoài qua đó, góp phần vào thành tích xuất khẩu của cả nước năm 2020. Thương mại điện tử phát triển mạnh, trở thành kênh phân phối quan trọng

“Với những kết quả đạt được nổi bật nêu trên, thay mặt Chính phủ, tôi ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực và những kết quả quan trọng mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2020. Các đồng chí đã làm được rất nhiều việc, có nhiều cải cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng hành vì sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận.

Quyết tâm hoàn thành các mục tiêu năm 2021

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong năm vừa qua, tuy nhiên với những diễn biến nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn đối với ngành Công Thương. Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương cần tập trung vào các định hướng lớn trong triển khai nhiệm vụ.

Ngành Công Thương tạo dấu ấn nổi bật trong năm 2020!
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tiếp thu những chỉ đạo của Thủ tướng

Một là, triệt để bám sát những nội dung nhiệm vụ trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, định hướng đến năm 2022.

Hai là, tiếp tục tập trung vào công tác hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong các lĩnh vực theo hướng chuyển tư duy quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển gắn liền với nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước, thực hiện phân công, phân cấp một cách mạnh mẽ hơn cho các địa phương.

Ba là, tập trung đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhằm tạo bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo.

Bốn là, tập trung cao độ vào giải quyết các vấn đề còn tồn tại nhằm bảo đảm nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước trong thời gian tới theo hướng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Năm là, tập trung triển khai thực thi có hiệu quả và khai thác tốt các cơ hội thị trường do các Hiệp định thương mại tự do mang lại.

Sáu là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; đa dạng hóa, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường.

Bảy là, tăng cường nghiên cứu các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình hoạch định chính sách về hội nhập.

Tám là, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận xuất xứ...

Chín là, thúc đẩy sự phát triển và phát huy hiệu quả vai trò thị trường trong nước, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, phát triển mạnh thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống.

Mười là, tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kỷ cương kỷ luật hành chính trong ngành, gắn với trách nhiệm nêu gương của cấp lãnh đạo trong Bộ, ngành Công Thương gắn với phương châm hành động của Chính phủ. Thực hiện tốt công tác cán bộ.

Ngành Công Thương tạo dấu ấn nổi bật trong năm 2020!
Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, Bộ Công Thương xác định năm 2021 sẽ là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Đặc biệt, năm 2021 là năm ngành Công Thương hướng tới lập thành tích kỷ niệm 70 năm thành lập ngành. Với phương châm hành động "Đoàn kết, Kỷ cương, Đổi mới sáng tạo, Quyết liệt hành động, Khát vọng phát triển", Bộ Công Thương sẽ nỗ lực ở mức cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị

Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị 'Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân'

Sáng 2/1/2025, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân”.
Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Trên cơ sở những dấu ấn đạt được trong năm 2024, đại biểu Quốc hội kỳ vọng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục “gặt hái” được nhiều thành công hơn nữa trong năm 2025.
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc...
Nhân sự 31/12: Bà Rịa - Vũng Tàu có tân Giám đốc Công an tỉnh

Nhân sự 31/12: Bà Rịa - Vũng Tàu có tân Giám đốc Công an tỉnh

Về thông tin nhân sự ngày 31/12, Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…
Đồng chí Nguyễn Hồng Diên: 6 nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Bộ Công Thương

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên: 6 nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Bộ Công Thương

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng của Bộ Công Thương, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu 6 nhiệm vụ cho Đảng bộ.

Tin cùng chuyên mục

Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Công điện số 142/CĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1.
Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Để thu hút người có tài năng vào khu vực công, một số chính sách mới đã được ban hành, trong đó vấn đề được quan tâm là mức tiền lương sẽ được quy định ra sao?
Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng nêu rõ, năm 2025, ngành Tài chính phải nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả để huy động mọi nguồn lực phát triển.
Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Trong năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi; chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nhiều điểm mới từ 1/1/2025.
Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương vừa có công văn số 612-CV/BCSĐ quán triệt thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất tỵ năm 2025.
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Ngày 31/12, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024 nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội.
Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Năm 2025, kiện toàn tổ chức bộ máy chính trị theo Nghị quyết 18-NQ/TW là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương.
Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất tự cung, tự cấp. Làm được điều này phải mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Ngày 31/12, tại Bộ Công Thương, đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 8 giải pháp giúp nông dân làm giàu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 8 giải pháp giúp nông dân làm giàu

Sáng ngày 31/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu ra 8 giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của nông dân.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Sáng 31/12, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.
Nhân sự 30/12: Bộ Công Thương có tân Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Nhân sự 30/12: Bộ Công Thương có tân Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Tin nhân sự ngày 30/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao quyết định bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho ông Ngô Đức Minh.
Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Quan hệ Việt Nam - Lào phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời hai bên đặc biệt quan tâm và nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế.
Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Trong quá trình sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ vẫn phải thúc đẩy, hoàn thành, không để gián đoạn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Chiều 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại biểu văn nghệ sỹ toàn quốc. Tổng Bí thư có nhiều chia sẻ về những vấn đề liên quan đến văn nghệ sỹ.
Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Ngày 30/12, Bộ Quốc phòng Lào đã long trọng tổ chức Lễ míttinh kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Công tác lập pháp là một trong những điểm nhấn quan trọng trong năm qua với khối lượng nhiệm vụ lớn nhất từ trước đến nay.
Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị phải bảo đảm các công việc hoạt động bình thường, không gián đoạn.
Mobile VerionPhiên bản di động