Ngành Công Thương: Khoa học và công nghệ tạo đòn bẩy đưa năng suất, chất lượng bứt phá

Ngành Công Thương luôn xác định công tác phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành.
Bốn nhiệm vụ trọng tâm của ngành khoa học và công nghệ Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trong khoa học phải có khát vọng, niềm tin

Nguồn lực quan trọng

Trong bối cảnh khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng ngày càng rõ nét đối với các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, hoạt động khoa học công, nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương đã có những bước điều chỉnh nhanh chóng trong định hướng cũng như cách thức tổ chức thực hiện. Các nhiệm vụ đã tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.

Ngành Công Thương: Khoa học và công nghệ tạo đòn bẩy đưa năng suất, chất lượng bứt phá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về hoá phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu VPI SP do Viện Dầu khí Việt Nam nghiên cứu, chế tạo

Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai đồng bộ 9 chương trình/Đề án khoa học công nghệ cấp quốc gia, 2 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ. Chẳng hạn như: Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

Hay, Đề án Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025; Dự án “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” thuộc Chương trình nâng cao năng suất chất lượng, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020…

Việc nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng hiện đại, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ đã đóng góp quan trọng vào những thành tích ấn tượng của ngành Công Thương những năm qua.

Đó là, sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; nền sản xuất công nghiệp đã đạt năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao; một số ngành có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới, như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ...; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao liên tục tăng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; xuất nhập khẩu tăng trưởng kỷ lục, đạt khoảng 732 tỷ USD năm 2022; thương mại nội địa luôn giữ vững được đà tăng trưởng ổn định ở mức cao…

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp từng bước được nâng lên; một số ngành, lĩnh vực đang tiệm cận với trình độ công nghệ của khu vực và thế giới, như: Lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng - điện; không ít các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tiên phong trong xu hướng ứng dụng công nghệ mới và thực hiện chuyển đổi số với hiệu quả hết sức tích cực, mang đến diện mạo, năng lực mới cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong hành trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhiều công trình nghiên cứu đã đạt được những giải thưởng cao, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo lập vị thế về khoa học của Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Gần đây nhất, ngành Công Thương đã có 8 công trình/cụm công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6.

Đây là sự đánh giá, ghi nhận hết sức có ý nghĩa của Nhà nước đối với nỗ lực của ngành Công Thương trong việc triển khai công tác khoa học và công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Ghi dấu ấn trong mọi lĩnh vực

Soi chiếu vào từng lĩnh vực cụ thể, khoa học và công nghệ đã cho thấy vai trò và dấu ấn rõ nét. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí: Cùng với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn trong nước, doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã ứng dụng và làm chủ nhiều công nghệ mới, tiên tiến nhất của thế giới, như: Các công nghệ khoan hiện đại áp dụng tại các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen; công nghệ khai thác dầu trong đá móng Granitoid áp dụng tại các mỏ thuộc bể Cửu Long.

Ngành Công Thương: Khoa học và công nghệ tạo đòn bẩy đưa năng suất, chất lượng bứt phá
Doanh nghiệp ngành điện đã ứng dụng và làm chủ nhiều công nghệ mới

Hay, công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu (Turbo Expender) giúp nâng cao hiệu suất thu hồi lỏng tại nhà máy xử lý khí; công nghệ CNG nén khí khô vào các bình chứa cao áp; công nghệ nhập, xuất và tồn chứa LPG lạnh... đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho ngành; đặc biệt, đã nghiên cứu, chế tạo và triển khai thành công giàn khoan tự nâng 90m nước... mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa mang tầm khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực năng lượng điện, các doanh nghiệp đã đặc biệt chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị thông qua nhập khẩu, làm chủ công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài để phục vụ phát triển nguồn điện, lưới điện, hệ thống điều khiển - điều độ - thông tin - viễn thông điện lực trong nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hoàn thành việc triển khai nhiều chương trình/dự án đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ hiện đại, giúp việc vận hành hệ thống điện của Việt Nam tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới...

Việc ứng dụng khoa học và công nghệ đã giúp nâng công suất tổ máy phát điện đạt 600-660 MW; hệ thống truyền tải không ngừng mở rộng với nhiều đường dây và TBA có cấp điện áp 500 kV, các TBA có công nghệ cách điện bằng khí; chế tạo thành công máy biến áp truyền tải 110 ÷ 500 kV giúp ngành điện chủ động về nguồn cung; hiện nay 43% số máy biến áp trên hệ thống lưới điện của EVN được sản xuất trong nước.

Tương tự, trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, việc nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ đã góp phần tăng sản lượng than toàn ngành bình quân 9,4%/năm. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khai thác hầm lò đã tăng vượt bậc từ 10% lên 80% trong những năm qua.

Còn trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, việc ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ khí chế tạo đã khẳng định năng lực, vị thế và vai trò của tổ chức khoa học và công nghệ ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Điển hình như: Công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW” do Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện, đã áp dụng thành công…

Trong lĩnh vực hóa dược, hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp hóa dược đã mang lại những giá trị thiết thực với nhiều kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, cho sản phẩm có chất lượng tương đương hàng nhập khẩu và giá cả cạnh tranh. Một số sản phẩm điển hình được thương mại hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học như: Viên nang mềm Cebraton có tác dụng hoạt huyết dưỡng não (Công ty Traphaco); sản phẩm thuốc an thần ASAKOYA điều trị mất ngủ (Công ty Dược phẩm Mediplantex); chế phẩm phòng chống khối u từ cây Hoàn ngọc; sản phẩm dầu gấc (Công ty Vimedimex)…

Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Bộ Công Thương đã đạt được nhiều thành công trong việc triển khai các nhiệm vụ, dự án khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, protein để phát triển ngành công nghiệp chế biến. Nhiều sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh so với giá sản phẩm nhập ngoại cùng loại, dần chiếm lĩnh được thị trường tiêu dùng Việt Nam. Thành công của Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến là tiền đề quan trọng để Đảng và Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp sinh học.

Ngoài ra, trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, thông qua triển khai “Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao”, đã giúp các doanh nghiệp làm chủ, phát triển công nghệ cao, áp dụng/ứng dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất giúp tăng hiệu quả, đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi giảm được giá thành khi so sánh với các sản phẩm nhập ngoại, từ đó tăng năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp…

Các thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực chính là sự khẳng định về tầm quan trọng của việc áp dụng cách tiếp cận khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp trong thực hiện phát triển bền vững ngành Công Thương.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công nghệ số tạo động lực cho chuyển đổi xanh

Công nghệ số tạo động lực cho chuyển đổi xanh

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, các công nghệ số thế hệ mới tạo động lực cho chuyển đổi xanh là AI, IoT, Big Data, chip bán dẫn.
NSCTEX 2025: Gắn kết nhà khoa học và doanh nghiệp dệt may

NSCTEX 2025: Gắn kết nhà khoa học và doanh nghiệp dệt may

Hội nghị khoa học toàn quốc NSCTEX 2025 mở ra diễn đàn kết nối các nhà khoa học, viện trường và doanh nghiệp nhằm đổi mới sáng tạo ngành dệt may, da giày.
Thời cơ vàng cho khởi nghiệp về công nghệ xanh

Thời cơ vàng cho khởi nghiệp về công nghệ xanh

Những định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước đang tạo nền tảng thuận lợi để thúc đẩy một làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ xanh...
Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

"Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn" là một trong 3 chủ đề của Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025.
Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc trong các dịch vụ di động và có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tin cùng chuyên mục

VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

Tại VIPC Summit 2025, dòng vốn tư nhân và chiến lược công nghệ hội tụ, tạo lực đẩy mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung chi cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Honda Việt Nam đã chính thức bàn giao những chiếc xe máy điện ICON e: đầu tiên tới tay khách hàng, đánh dấu bước khởi nguyên của kỷ nguyên di chuyển xanh.
Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Thị trường ô tô Việt Nam khởi sắc khi lượng bán ra trong tháng 3 tăng 47% so với tháng 2. Lượng xe nhập khẩu bán ra vượt qua cả xe sản xuất trong nước.
Số hóa và AI:

Số hóa và AI: 'Chìa khoá' mới cho chuyển dịch năng lượng

Số hóa và AI sẽ là động lực chính cho chuyển dịch năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất qua việc giảm tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa cơ cấu năng lượng.
Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng mạng xã hội và nhắn tin, với tỉ lệ yêu thích đạt 54% - vượt xa Messenger và Facebook.
AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Nếu không có sự bảo vệ mạnh mẽ, AI có thể trở thành mục tiêu và vũ khí cho tội phạm mạng.
Đưa trí tuệ Việt vươn xa với cổng công bố sản phẩm công nghệ

Đưa trí tuệ Việt vươn xa với cổng công bố sản phẩm công nghệ

"Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" chính thức được khai trương từ 9/4/2025.
Toyota Việt Nam triệu hồi xe Wigo để cập nhật phần mềm điều khiển động cơ và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Toyota Việt Nam triệu hồi xe Wigo để cập nhật phần mềm điều khiển động cơ và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Toyota Việt Nam đưa ra thông báo triệu hồi mẫu xe Wigo để cập nhật phần mềm và triệu hồi dòng xe Alphard để thay thế ốp nắp ca-pô.
Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng mạnh

Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng mạnh

3 tháng đầu năm, tổng sản lượng sản xuất ô tô trong nước ước đạt 106.400 chiếc, tăng trưởng đến 815% so với cùng kỳ năm ngoái.
Buôn bán ô tô cũ: Chia sẻ của người trong cuộc

Buôn bán ô tô cũ: Chia sẻ của người trong cuộc

Buôn ô tô cũ tưởng dễ làm ăn, “hái” ra tiền nhưng thực tế có phải như vậy. Hãy nghe những người trong cuộc chia sẻ về nghề.
Những mẫu xe điện khí hóa mới cập bến thị trường Việt

Những mẫu xe điện khí hóa mới cập bến thị trường Việt

Trong tháng 4, thị trường Việt gây chú ý khách hàng bởi các mẫu xe điện khí hóa mới cập bến, điển hình như Mercedes-Benz G 580 EQ thuần điện, Honda HR-V Hybrid.
Di chuyển xanh- chiến lược phát triển bền vững của Honda Việt Nam

Di chuyển xanh- chiến lược phát triển bền vững của Honda Việt Nam

“Di chuyển xanh” là cam kết của Honda Việt Nam trong mục tiêu phát triển tại Việt Nam. Sự xuất hiện của hai mẫu xe máy điện ICON e: & CUV e là minh chứng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khoa học là lối mở để Việt Nam bứt phá

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khoa học là lối mở để Việt Nam bứt phá

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn dắt các lĩnh vực khoa học mũi nhọn.
Bộ Công Thương hướng dẫn lập kế hoạch khoa học công nghệ năm 2026

Bộ Công Thương hướng dẫn lập kế hoạch khoa học công nghệ năm 2026

Bộ Công Thương hướng dẫn xây dựng Kế hoạch, dự toán ngân sách khoa học công nghệ năm 2026; Kế hoạch khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2026-2030.
Cập nhật phần mềm điều khiển động cơ xe Wigo và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Cập nhật phần mềm điều khiển động cơ xe Wigo và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Toyota Việt Nam đưa ra thông báo triệu hồi mẫu xe Wigo để cập nhật phần mềm và triệu hồi dòng xe Alphard để thay thế ốp nắp ca-pô.
Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid: Nên giảm ra sao?

Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid: Nên giảm ra sao?

Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid hướng đến bảo vệ môi trường, nhưng làm thế nào để hài hòa lợi ích giữa ngân sách và thị trường?
Doanh nghiệp muốn bứt phá phải tinh gọn quy trình

Doanh nghiệp muốn bứt phá phải tinh gọn quy trình

Ứng dụng công nghệ để tinh gọn quy trình giúp doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí, nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Honda Việt Nam

Honda Việt Nam 'tiếp lửa đam mê' cho khách mua xe Winner X

Honda Việt Nam (HVN) tự hào mang tới chương trình khuyến mại “Ưu đãi đỉnh - Định chất X” dành riêng cho khách hàng mua xe Honda Winner X.
Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid, pickup: Điều chỉnh thế nào?

Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid, pickup: Điều chỉnh thế nào?

Ngày 3/4, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm với chủ đề thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hybrid và xe pickup, nhằm tìm giải pháp hiệu quả đối với vấn đề này.
Mobile VerionPhiên bản di động