Ngành Công Thương Bến Tre: Nỗ lực thực hiện tiêu chí điện nông thôn

Một trong những tiêu chí quan trọng giúp diện mạo nông thôn thay đổi là Tiêu chí số 4 về hệ thống điện nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, tiêu chí này đã được Bến Tre nỗ lực hoàn thành, góp phần giúp nhiều xã, huyện đạt danh hiệu nông thôn mới.
nganh cong thuong ben tre no luc thuc hien tieu chi dien nong thon

Lưới điện nông thôn thường xuyên được đầu tư, kiểm tra, bảo dưỡng

Nâng cao chất lượng điện nông thôn

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn điện trong thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, nhất là kinh tế công nghiệp đang trên đà phát triển, thời gian qua, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) đã nỗ lực hoàn thành Tiêu chí số 4 về điện. Theo đó, huyện huy động nhiều nguồn lực đầu tư, nâng cấp, cải tạo lưới điện nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định đáp ứng yêu cầu tiêu chí điện ở các địa phương. 5 năm qua, huyện đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho hệ thống lưới điện nông thôn các xã. Trong đó, có nhiều công trình tiêu biểu như: Đầu tư xây dựng hoàn thành công trình đường dây 110kV Giồng Trôm - Bình Đại và Trạm biến áp 110kV, với tổng kinh phí 103,975 tỷ đồng; tiến hành sửa chữa lưới điện tại xã Phú Thuận, Vang Quới Đông với tổng chiều dài 3.202m, kinh phí 936 triệu đồng; hạ thế lưới điện Cả Muồng (Lộc Thuận) chiều dài 1.897m… Nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự vào cuộc kịp thời của điện lực huyện, hệ thống lưới điện, chất lượng điện áp ở nông thôn được cải thiện đáng kể; mạng lưới điện ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đến nay, huyện có 19/19 xã đạt tiêu chí về điện.

Còn tại ấp An Bình (xã An Hiệp, huyện Ba Tri), năm 2014, Dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn tỉnh Bến Tre vay vốn Ngân hàng Tái thiết Đức 21,6 tỷ đồng để đầu tư cáp ngầm vượt sông, đường dây trung hạ thế và trạm biến áp nhằm phục vụ 242 hộ dân xứ cù lao An Bình có điện sử dụng trong sinh hoạt sản xuất được thực hiện. Đời sống người dân đã thay đổi đáng kể từ khi có lưới điện quốc gia. Dây điện đi tới đâu, đường bê tông mở kế bên và kéo theo là những căn nhà kiên cố mọc lên. Người dân bắt đầu bám trụ, lập nghiệp tại xứ cù lao chứ không phải dựng chòi tạm nuôi tôm rồi trở về đất liền sinh sống như trước. Từ hình thức sản xuất thô sơ, thủ công trước đây như nuôi thủy sản quảng canh đã chuyển sang nuôi công nghiệp với quy mô lớn giúp kinh tế phát triển khá nhanh. Tình hình kinh tế - xã hội của ấp An Bình có bước phát triển tốt. Đời sống vật chất của người dân được cải thiện rõ rệt.

99,91% số hộ dân đã có điện

Theo Sở Công Thương Bến Tre, trong giai đoạn 2011 - 2015, ngành điện đã thực hiện đầu tư lưới điện trên địa bàn tỉnh với tổng vốn là 892 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo lưới điện trung thế, hạ thế và trạm biến áp trên địa bàn 25 xã nông thôn mới là 73 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 – 2019, Công ty Điện lực Bến Tre đã bố trí vốn đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo lưới điện phân phối 190,486 tỷ đồng; tổng số xã xây dựng nông thôn mới được công nhận đạt Tiêu chí số 4 đến nay là 52/147 xã. Ngoài ra, toàn bộ các xã trên địa bàn huyện Chợ Lách và thành phố Bến Tre được Sở Công Thương thẩm định và thông báo đạt Tiêu chí số 4 về điện nông thôn. Tổng số hộ dân có điện ước đến tháng 6/2019 là 388.625/388.975 hộ, chiếm tỷ lệ 99,91%. Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Bến Tre phấn đấu đến cuối năm 2019 đạt tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 99,92% theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 7/12/2018 của Tỉnh ủy Bến Tre và Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 7/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre.

Để đạt được kết quả trên, thời gian qua, Sở đã ban hành hướng dẫn các xã xây dựng nông thôn mới lập báo cáo kết quả thực hiện Tiêu chí số 4 để trình cấp có thẩm quyền thẩm định công nhận xã đạt Tiêu chí số 4; đồng thời, hướng dẫn thực hiện đánh giá Tiêu chí số 4 theo quyết định của Bộ Công Thương. Do đó, các huyện đều có kế hoạch cụ thể, kịp thời để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Sở Công Thương phối hợp với các ngành triển khai tuyên truyền, vận động các hộ dân đồng ý cho phát hoang cây xanh, đảm bảo hành lang an toàn lưới điện và vận động xử lý dây kéo về sau điện kế, thực hiện an toàn điện.

Mặc dù ngành điện và chính quyền địa phương, ngành chức năng liên quan đã có nhiều nỗ lực nhưng nhìn chung, hệ thống điện tại nhiều xã chỉ mới đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nên khi mở rộng sản xuất ở các khu tập trung, vào những đợt cao điểm như mùa vụ, tưới tiêu…, chất lượng điện chưa đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện còn khá phổ biến tại các xã; hệ thống đường dây đi qua cây xanh, các công trình vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện, dây sau công tơ vào nhà không đảm bảo yêu cầu… Chính quyền các xã và người dân chưa tập trung giải quyết những tồn tại trên. Một số địa phương chưa quyết liệt trong giải phóng mặt bằng, di dời cột điện vi phạm quy hoạch...

Ngành Công Thương Bến Tre cho hay, thời gian tới, sẽ tiếp tục tập trung đầu tư các dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia nhằm phục vụ công tác xóa điện kế dùng chung và cải tạo nâng cấp, phát triển lưới điện nuôi trồng thủy sản. Từ đó, nâng cao tỷ lệ sử dụng và chất lượng nguồn điện tại các vùng sâu, vùng xa; hướng tới việc thực hiện phát triển điện cho các hộ dân tại tỉnh Bến Tre đạt mức tuyệt đối, góp phần đưa diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc và thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.

Việc đưa lưới điện về nông thôn tại tỉnh Bến Tre đã đạt được nhiều kết quả khả quan, giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và giảm nghèo cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Ở ngoại thành Hà Nội có một ngôi chợ hàng trăm năm tuổi vẫn giữ được sự mộc mạc, đơn sơ của chợ xưa. Đó là chợ Vạng, ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức.
Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Những cây trà Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tạo sinh kế cho người dân nơi ở xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thời gian qua, tình hình buôn lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp.
Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Việc trồng khoai tây chất lượng cao sẽ giúp nông dân ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và các vùng cao thu lãi từ 70-100 triệu đồng/ha.
Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Năm 2023, Sơn La đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực như: Sản xuất nông, lâm, thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp...
Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Người trồng kiệu ở Khánh Hòa hối hả thu hoạch, sơ chế, đóng bao giao cho thương lái; thu nhập năm nay giảm hơn 30% vì giá rớt do ảnh hưởng của thời tiết.
Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Từ 1-15/1/2024, trung bình mỗi đêm có khoảng 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam, chiếm 30% lượng chăn nuôi trong nước bán mỗi ngày.
Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau về xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau.
Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh trong 3 năm (năm 2021 - 2023) là gần 9,5 nghìn tỷ đồng.
Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt động vật trên địa bàn huyện Bảo Thắng tăng từ 20 - 30% so với ngày thường.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đẩy mạnh đào tạo nghề không chỉ giúp bà con vùng đồng bào dân tộc giảm nghèo, mà còn góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề không những giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động