Cơ hội thị trường rất lớn
Theo thống kê của Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, Việt Nam đang có 2.000 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang có sự tiến bộ vượt bậc về năng lực cạnh tranh.
Công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: MOIT |
Qua nhiều năm, các doanh nghiệp đã có cơ hội tiếp cận với khách hàng, cải tiến liên tục các hoạt động sản xuất, quản trị sản xuất cũng như đầu tư cho các tiêu chuẩn về ISO để đáp ứng tốt các nhu cầu của doanh nghiệp FDI trong các chuỗi cung ứng.
Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (Hansiba), Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn N&G – thông tin, thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào thị trường Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các cường quốc lớn trên thế giới. Cùng với đó, sự ổn định của chính trị, sự điều tiết về chính sách vĩ mô của nhà nước Việt Nam và việc các Tập đoàn của các quốc gia trên thế giới quan tâm, đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp Việt sẽ là cơ hội để doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng, với thị phần khoảng 30% buộc phải sản xuất tại Việt Nam để có cung cấp vào thị trường Hoa Kỳ cũng như tại các cường quốc trên thế giới, đấy chính là “miếng bánh” thị phần rất tốt để các doanh nghiệp Việt có thể tham gia chuỗi sản xuất, chiếm lĩnh thị phần và vươn lên trong thời gian tới đây.
“Tăng trưởng của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cũng như Hà Nội sẽ có những bước vươn lên cũng như đảm bảo kế hoạch sản xuất đề ra trong năm nay và những năm tiếp theo”, ông Nguyễn Hoàng nhận định.
Dù vậy, vẫn còn những khó khăn không nhỏ. Theo các chuyên gia, xu hướng gần đây cho thấy nhà sản xuất nước ngoài yêu cầu chuỗi cung cấp phải khép kín. Phần lớn đều đặt vấn đề về việc cung cấp từ A-Z các cấu kiện, thay vì một số chi tiết riêng lẻ như tiện, hàn… lâu nay. Tuy nhiên, số doanh nghiệp Việt có thể đáp ứng được yêu cầu này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Về phía doanh nghiệp, theo ông Vũ Mạnh Giáp - Phó giám đốc Công ty Cổ phần chính xác TCI, việc hiểu về các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp nắm được cơ hội để có chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng và máy móc. Hiện doanh nghiệp cũng đang đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế để sản xuất linh phụ kiện cho doanh nghiệp FDI, nên việc chuyển đổi không quá khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là làm thế nào để doanh nghiệp kết nối được với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất này.
Có thể thấy cơ hội gia tăng thị phần cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ rất lớn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đa phần doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ về cơ sở hạ tầng và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chẳng hạn, chứng nhận “Hệ thống Quản lý chất lượng ngành hàng không, vũ trụ” – AS9100 được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng không, vũ trụ, bao gồm sản xuất, bảo trì, sửa chữa và phân phối. Đây được đánh giá là “giấy thông hành” để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với các tập đoàn đa quốc gia. Nhưng AS9100 dựa trên cấu trúc tương tự như ISO 9001 và đòi hỏi những quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và độ tin cậy của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm truy xuất được nguồn gốc cũng như các quy trình cải tiến liên tục.
Ông Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công ty TNHH Dụng cụ An Mi (An Mi Tools) - chia sẻ, các hãng hàng không tại châu Âu, Mỹ rất quan tâm tới việc tìm kiếm đơn vị sản xuất tại Việt Nam để chuyển đổi chuỗi cung ứng nên việc được cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan về Chứng nhận AS9100 sẽ tạo thành cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI đang có nhiều ưu thế hơn về vấn đề này.
“Theo phân tích thị trường thì mức tăng về nhu cầu máy bay trong 20 năm tới là hấp dẫn. Tuy nhiên, giai đoạn đầu để doanh nghiệp Việt Nam có thể vào được chuỗi sản xuất, chúng tôi nhìn nhận là khá khó khăn, tốn kém và rủi ro thất bại là cao trong khi doanh nghiệp chưa thực sự đánh giá được tính chất kinh doanh, cũng như các yếu tố quan trọng về độ ổn định, độ lớn của đơn hàng”, ông Nguyễn Hồng Phong cho hay.
Hợp tác liên kết, gia tăng nội lực cho doanh nghiệp Việt
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng quốc tế, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Các chuyên gia cho rằng, để tận dụng tốt các lợi thế đòi hỏi các doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật, trình độ, cũng như đầu tư thêm về ISO, đáp ứng nguồn nhân lực. Như vậy, chúng ta sẽ có sự sẵn sàng hơn để “đứng chân” được vào trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mặt khác, rất cần sự hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với nhau để cùng tạo thành chuỗi, cụm chi tiết để có thể đáp ứng những yêu cầu cao và khắt khe của các thị trường công nghệ mới nổi cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo ông Nguyễn Hoàng để hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành công nghiệp Hà Nội nói riêng đã chú trọng vào nhiều lĩnh vực công nghệ cao – công nghiệp xanh – phát triển bền vững.
Song vẫn còn ở mức hạn chế cần được đặc biệt chú trọng nhiều hơn nữa trong lĩnh vực này. Bởi hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ mới chỉ đạt được khoảng 10% nhu cầu thị trường nội địa Việt Nam. Trong đó, hàng năm phải nhập khẩu con số không thấp hơn 100 tỷ USD linh kiện các ngành điện tử, ô tô, công nghiệp khác và lắp ráp tại Việt Nam.
Ông Phan Đăng Tuất – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam – cho hay, công
Về phía các doanh nghiệp cho rằng, giải quyết "bài toán" tiêu chuẩn phải đi kèm với đầu ra của sản phẩm. Điều này rất cần đến sự hỗ trợ hiệu quả hơn của các cơ quan chức năng trong việc kêu gọi đầu tư, tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối... Từ đó, giúp doanh nghiệp nắm được cơ hội, có chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng và máy móc, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và có thể "chen chân" vào đơn hàng của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu.