Ngành công nghiệp- “giải bài toán” phụ thuộc FDI

Tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo đang ở mức cao, nhưng đóng góp chính thuộc khối doanh nghiệp FDI.
Công nghiệp phát triển mất cân đối, cần “hoá giải” điểm nghẽn? Hiện thực hoá Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị bằng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Phụ thuộc lớn vào “khối ngoại”

Theo Bộ Công Thương, công nghiệp hiện trở thành ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước và đóng vai trò quan trọng trong phát triển của nền kinh tế. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI đang chiếm khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Sản xuất công nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu các ngành công nghiệp chủ lực theo hướng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có tỷ lệ nội địa hoá lớn

Vướng mắc của nền công nghiệp Việt Nam nằm ở việc nội lực còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI. Đơn cử, các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt, đối với các ngành xuất khẩu chủ lực như điện - điện tử, dệt may, da giày, số lượng doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 20% trên tổng số doanh nghiệp nhưng lại chiếm tới hơn 80% kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung ở khu vực hạ nguồn để tận dụng các ưu đãi về thuế và các chi phí đầu vào như nhân công giá rẻ và các yêu cầu về môi trường, lao động chưa quá cao của Việt Nam.

Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) thẳng thắn chỉ ra, thời gian qua, việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất công nghiệp chủ yếu đến từ khu vực các doanh nghiệp FDI chứ không phải các doanh nghiệp nội địa; chưa tận dụng được những lợi thế cạnh tranh của việc kết nối giữa khu vực kinh tế với các địa phương để tạo ra các chuỗi sản xuất công nghiệp.

Mối liên hệ, kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo, hạn chế tác động lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh, năng lực tổ chức quản lý, trình độ công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của các tập đoàn đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp đầu chuỗi.

Hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đều là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu về giá, chất lượng, và tiến độ giao hàng. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp. Để phục vụ nhu cầu sản xuất, lắp ráp trong nước, Việt Nam vẫn nhập siêu linh kiện, phụ tùng với giá trị lớn”- báo cáo Cục Công nghiệp chỉ ra.

Hay đơn cử như ngành điện tử, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho hay, được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bà Hương chỉ ra nguyên nhân căn bản là tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử còn thấp; các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng linh kiện ngoại; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử dù đã tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, nhưng mới cung cấp được các sản phẩm đơn giản, có giá trị hàm lượng công nghệ thấp.

“Ngành công nghiệp điện tử có đặc thù là thâm dụng lao động lớn. Điều đó ngược hẳn với ngành công nghiệp điện tử ở các nước khác trên thế giới khi tập trung vốn và công nghệ. Nguyên nhân do Việt Nam tập trung vào khâu hạ nguồn, chủ yếu là lắp ráp và thâm dụng lao động”, bà Đỗ Thị Thúy Hương nhìn nhận.

Kết nối doanh nghiệp nội vào chuỗi giá trị cao

Theo Bộ Công Thương, thời gian tới Bộ sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách cũng như các hoạt động hỗ trợ khác nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nhanh và bền vững.

Cụ thể, Bộ sẽ xây dựng các chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. Ngoài ra, triển khai hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp hỗ, góp phần nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu.

Quan trọng là đổi mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển mạnh chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp từ số lượng sang chất lượng và có trọng tâm, trọng điểm. “Định hướng lựa chọn và khuyến khích dự án FDI vào các ngành công nghiệp theo hướng ưu tiên sử dụng nhiều nguyên liệu, linh phụ kiện sản xuất trong nước, có tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ trong nước cao, có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực tại chỗ; ưu tiên hình thức liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước; ưu tiên các công ty đa quốc gia có thương hiệu quốc tế và có năng lực cạnh tranh cao, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”- lãnh đạo Cục Công nghiệp nêu giải pháp.

Bên cạnh đó, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các doanh nghiệp công nghiệp có tiềm năng trở thành các tập đoàn có quy mô khu vực và toàn cầu, đóng vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp trong nước, thông qua cơ chế hỗ trợ, khuyến khích mua bán và sáp nhập giữa các doanh nghiệp nội địa; chuyển giao công nghệ; tiếp tục các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế và tài chính.

Đồng thời tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo các định hướng chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ để từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa, phát triển chuỗi giá trị trong nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung phát triển một số sản phẩm quan trọng, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, tăng cường sự kết nối, lan tỏa về vốn, chuyển giao công nghệ, bí quyết đổi mới sáng tạo giữa FDI và các doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ phát triển mô hình các doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off) trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Lãnh đạo Cục Công nghiệp cũng cho rằng, tiến tới đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp vật liệu giúp tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu. Trên cơ sở đó có chiến lược và chính sách tập trung ưu đãi, hỗ trợ cho việc sản xuất các vật liệu cơ bản như thép chế tạo (phục vụ cho các ngành cơ khí); nguyên phụ liệu, vải và da thuộc cho các ngành dệt may và da - giày; các sản phẩm từ hóa dầu như hạt nhựa, khuôn nhựa, cao su nhân tạo, sợi nhân tạo... để đảm bảo đầu vào cho các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như các ngành công nghiệp hạ nguồn.

Bên cạnh đó, Cục Công nghiệp tiếp tục nỗ lực tập trung đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, nâng cao vai trò của các doanh nghiệp công nghiệp đầu tàu trong nước. Tiếp tục phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng để thúc đẩy liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích các dự án ưu tiên sử dụng nhiều nguyên liệu, linh phụ kiện nội địa nhằm nâng cao tính độc lập, tự chủ.

Tại Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2030, Bộ Công Thương nêu rõ, tiếp tục mở rộng xuất khẩu để khai thác có hiệu quả tiềm năng thị trường gắn với chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có tỷ lệ nội địa hoá lớn và đáp ứng tiêu chuẩn cao về tiêu chuẩn chất lượng và phát triển bền vững của các thị trường.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chỉ số ngành sản xuất xuống dưới ngưỡng 50 điểm

Chỉ số ngành sản xuất xuống dưới ngưỡng 50 điểm

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Việt Nam, do S&P Global Market Intelligence công bố, đã giảm xuống 49,8 điểm vào tháng 12/2024.
Ngành sản xuất công nghệ cao của Việt Nam có bước tiến ấn tượng

Ngành sản xuất công nghệ cao của Việt Nam có bước tiến ấn tượng

Theo tờ South China Morning Post nhận định, các nhà máy tại Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng kể từ năm 2018 trong lĩnh vực công nghệ cao.
Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Hòa Ninh

Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Hòa Ninh

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh (TP. Đà Nẵng) quy mô hơn 400 ha.
Ngành khoáng sản, luyện kim giữ vững tăng trưởng trong năm 2024

Ngành khoáng sản, luyện kim giữ vững tăng trưởng trong năm 2024

Năm 2024, ngành khoáng sản, luyện kim đã giữ vững tăng trưởng một số loại sản phẩm khai thác, chế biến khoáng sản mang tính chiến lược.
Nhìn lại điểm nổi bật ngành công nghiệp ô tô năm 2024

Nhìn lại điểm nổi bật ngành công nghiệp ô tô năm 2024

Sự kiện Vietnam Motor Show trở lại, ngành công nghiệp ô tô tạo đột phá với tỷ lệ nội địa hóa ghi nhận tích cực trở thành điểm nổi bật ngành ô tô năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quy định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa

Quy định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BCT về Quy định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa.
Dồn lực xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp

Dồn lực xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp

Cục Công nghiệp sẽ tập trung tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách làm cơ sở cho các nguồn lực tăng trưởng mới trong các ngành công nghiệp.
Ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế

Ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế

Theo Cục Công nghiệp, các sản phẩm ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, trong đó có những thị trường có tiêu chuẩn rất cao.
Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Những nỗ lực của Cục Công nghiệp và Bộ Công Thương góp phần quan trọng để sản xuất công nghiệp năm 2024 không chỉ phục hồi tích cực mà còn tăng trưởng mạnh mẽ.
10 ngành công nghiệp chủ yếu năm 2024 tăng trưởng ra sao?

10 ngành công nghiệp chủ yếu năm 2024 tăng trưởng ra sao?

Các ngành công nghiệp chủ yếu như sản xuất, lắp ráp ô tô; điện tử; thép; dệt may; da giày; sữa; bia, rượu... có mức tăng trưởng ra sao trong năm 2024?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Chiều 27/12, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, ghi nhận nhiều điểm sáng.
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại 'đường băng' tăng trưởng

Kinh tế phục hồi, doanh nghiệp công nghiệp trở lại “đường băng” tăng trưởng và có đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có cơ hội trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu nhờ những yếu tố quan trọng.
Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Các chuyên gia cho rằng, việc ứng dụng công nghệ 5G vào ngành công nghiệp thông minh mặc dù cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Tại hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh của VEAM, Thứ trưởng Phan Thị Thắng kỳ vọng VEAM sẽ trở lại vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Công nghiệp công nghệ số đã được Trung ương Đảng xác định là một ngành công nghiệp nền tảng, để thúc đẩy cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Vào tháng 11/2024, ghi nhận sản lượng toàn cầu của Toyota giảm lần thứ 10 liên tiếp khi xuất xưởng 869.230 xe.
Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025 với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

3 hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm hệ thống phòng không AZP và xe tăng chiến đấu chủ lực T-90SK, pháo phòng không 37mm đã gây chú ý với các chuyên gia quốc tế.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã hình thành, phát triển các cụm liên kết ngành, các nhóm doanh nghiệp chuyên doanh sản phẩm cơ khí.
Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập, igus® giới thiệu mẫu xe đạp igus:bike độc đáo làm từ nhựa tái chế, không cần bôi trơn.
Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

7 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại TP. Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí khuyến công để đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất với tổng số tiền 1,737 tỷ đồng.
Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Không còn gia công đơn thuần, doanh nghiệp da giày đã đầu tư công nghệ, chủ động mẫu mã, nguyên liệu và tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất.
Mobile VerionPhiên bản di động