Ngành Công nghiệp cơ khí: Nan giải bài toán tồn tại - phát triển

Từng được coi là “máy cái” của sản xuất công nghiệp trong nước, là ngành công nghiệp mũi nhọn, giữ vai trò chủ đạo... nhưng ngành cơ khí đã qua “thời oanh liệt”, đang phải tìm cách để tồn tại và phát triển.

Nhiều giải pháp đã được đề xuất nhưng vấn đề là phải chọn lọc và “kết dính” để đạt tính hệ thống, đồng bộ. Đây cũng là bài toán đặt ra với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cơ khí trên địa bàn Thủ đô.

nganh cong nghiep co khi nan giai bai toan ton tai phat trien

Mất phương hướng tiếp cận thị trường

Theo Sở Công Thương Hà Nội, toàn thành phố hiện có hơn 14.600 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cơ khí với khoảng 254.000 lao động. Tuy nhiên, số liệu của Hội Cơ khí Hà Nội cho thấy trong số đó chỉ có gần 30 doanh nghiệp quy mô lớn, còn lại là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, các hộ sản xuất cơ khí; khoảng 50% doanh nghiệp chế tạo, lắp ráp, số còn lại chuyên sửa chữa thiết bị. Trên địa bàn Thủ đô có nhiều làng nghề kim khí nổi tiếng, đứng đầu cả nước về quy mô và doanh thu. Huyện Thường Tín có 2 làng nghề kim khí ở xã Văn Tự, xã Khánh Hạ; Thanh Oai có 5 làng nghề kim khí thuộc xã Thanh Thùy; ở Đan Phượng là làng nghề kim khí Tân Hội... Đặc biệt, huyện Thạch Thất có làng nghề cơ khí Phùng Xá với 816/1.361 hộ trong thôn làm nghề, doanh thu mỗi xưởng lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng/năm, là điển hình của làng nghề sản xuất cơ khí ở Hà Nội và cả nước.

Một thời gian dài trước đây, cơ khí Hà Nội có “anh cả” là Nhà máy Chế tạo Máy công cụ số 1, sản xuất nhiều loại “máy cái” cho các ngành. Những năm gần đây, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành công công nghệ dập vuốt hiện đại, phục vụ ngành công nghiệp sản xuất khung, vỏ xe máy, ô tô. Công nghệ này được áp dụng tại Nhà máy Z551, Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long, Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Ngô Gia Tự..., giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định: Ngành cơ khí đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về thiết bị cơ khí thủy công; dây chuyền thiết bị cán thép; dây chuyền thiết bị đồng bộ cho nhà máy xi măng, nhà máy đường, nhà máy chế biến mủ cao su; sản xuất, lắp ráp hầu hết các chủng loại xe ô tô, đặc biệt là chế tạo thành công giàn khoan tự nâng có độ sâu đến 90m nước...

Tuy vậy, nhìn tổng thể, hiệu quả hoạt động của ngành cơ khí chưa đạt yêu cầu. Có tiềm năng lớn, từng được coi là lực đẩy của sản xuất công nghiệp, được tạo điều kiện phát triển nhưng ngành cơ khí không phát huy được lợi thế đó. PGS.TS Phạm Đắc, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí Hà Nội nhận định: Công nghiệp cơ khí Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung vẫn “giậm chân tại chỗ”, nói vui là “chưa chịu phát triển”. Tất cả các doanh nghiệp cơ khí lớn đều phải nhập dây chuyền của nước ngoài, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội.

Những yếu kém dễ nhận thấy của ngành cơ khí là trình độ công nghệ thấp, tính cạnh tranh kém; sản phẩm nội địa ít hoặc không có tính hữu dụng, dẫn đến hậu quả là nhiều doanh nghiệp dần “cụt” vốn và mất phương hướng tiếp cận thị trường. Một số nhà máy, doanh nghiệp cơ khí lừng danh một thời do sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường đã phải chuyển đổi mô hình, thậm chí giải thể... Nguyên nhân chủ yếu là chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh; quản lý nguồn vốn đầu tư chưa chặt chẽ; vai trò điều phối của Nhà nước còn hạn chế.

Mặt khác, trong khi doanh nghiệp rất cần các hiệp hội hỗ trợ, dẫn dắt thì hoạt động của các tổ chức này lại chưa mạnh. Hội Cơ khí Hà Nội hoạt động không ổn định, chưa có nhiều tác động tích cực đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Vực dậy bằng chiến lược tổng thể

Theo các chuyên gia, phải đánh giá đúng thực trạng ngành cơ khí và vực dậy bằng chiến lược tổng thể. Đã 18 năm kể từ khi Quyết định 186/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 ra đời, nhưng trong 8 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm được chú trọng phát triển thì chỉ có 2 nhóm thực hiện được định hướng chiến lược (đóng tàu, chế tạo thiết bị điện), còn 6 nhóm ngành (thiết bị toàn bộ, máy động lực, máy móc nông nghiệp, phương tiện giao thông, máy công cụ, máy móc phục vụ ngành xây dựng) dường như vẫn trong tình trạng “bất động”. Hiệu suất công nghiệp của ngành cơ khí Việt Nam chỉ đứng ở nửa sau “bảng xếp hạng” khu vực Đông Nam Á. Ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng được 32,12% nhu cầu trong nước. Khi nhập siêu trở thành xu hướng ngày càng mạnh thì cơ khí nội địa mất vị thế và mất thị phần ngay ở “sân nhà”.

Những năm tới, ngành cơ khí vẫn có triển vọng tăng doanh thu nhưng chỗ đứng trên thị trường không còn chắc chắn và sẽ tiếp tục bị nhiều tập đoàn đầu tư nước ngoài chiếm chỗ. Vì thế, cách ứng phó hữu hiệu là phải có chiến lược tổng thể từ khâu tổ chức bộ máy, đầu tư dây chuyền sản xuất, thiết kế, xây dựng thương hiệu và chọn giải pháp kinh doanh phù hợp để phát triển doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, chúng ta cần giải quyết cho được hai vấn đề lớn: Tăng tính khả thi của các chính sách định hướng và thực thi nghiêm túc, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển ngành để tạo thêm việc làm, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp cơ khí. Phải chú trọng đầu tư chế tạo chứ không chỉ gia công, lắp ráp cho doanh nghiệp nước ngoài. Phải chọn lọc và kết hợp các giải pháp để đạt tính hệ thống và đồng bộ. Nhà nước và các cấp, ngành chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí trong nước ở lĩnh vực đấu thầu, đặt hàng và mua sản phẩm cơ khí nội cho các công trình có vốn đầu tư công...

PGS.TSKH Trần Nguyễn Tuyên nhận định: Ngành cơ khí đang ở giai đoạn khó khăn nên cần tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách và nhanh chóng củng cố, hoàn thiện bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động công nghiệp cơ khí và năng lực hệ thống. Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam cần bổ sung, điều chỉnh theo tầm nhìn dài hạn; việc tổ chức thực hiện phải nhất quán; chính sách về tín dụng phải có tác dụng thiết thực. Ông Nguyễn Văn Thụ, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đề xuất: Để hội nhập thành công, các doanh nghiệp cơ khí cần thay đổi tư duy, cách thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp. Số doanh nghiệp chuyên về chế tạo đã ít lại thiếu vốn để đổi mới, nâng cấp thiết bị, nên cần được ưu tiên vay vốn ưu đãi. Cũng có thể thực hiện giải pháp Nhà nước đầu tư ban đầu, sau chuyển giao bằng cách cổ phần hóa để doanh nghiệp có cả thế và đà phát triển. Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác thị trường, bảo hộ sản phẩm cơ khí trong nước; đào tạo nhân lực ngành cơ khí theo chiều sâu để có đội ngũ công nhân giỏi; thu hút nhân tài, chuyên gia trên lĩnh vực này...

Nhiệm vụ của ngành cơ khí là cung cấp máy công cụ, máy động lực, thiết bị cho các ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu dân sinh, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp cơ khí còn hạn chế về quy mô, trình độ kỹ thuật công nghệ, nguồn vốn lớn, nhân lực... Theo PGS.TS Phạm Đắc, để phát triển công nghiệp cơ khí, cần có sự ổn định của những chính sách phù hợp (chính sách thuế; tạo dung lượng thị trường; ngăn chặn nhập khẩu công nghệ lạc hậu...) để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp cơ khí. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp cơ khí phải nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, tài chính và công nghệ; phát triển với các sản phẩm có chất lượng với chi phí sản xuất thấp; mở rộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Liên kết “4 nhà” trong lĩnh vực cơ khí cần được đẩy mạnh để công nghiệp cơ khí phát triển, lấy lại vị thế ngành “xương sống” của cả nền sản xuất và tiêu dùng xã hội.

Theo Báo Hà Nội Mới
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: LILAMA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

Tổng tài sản của TKV đã tăng trưởng liên tục từ 1,7 nghìn tỷ đồng vào năm 1994 lên 114 nghìn tỷ đồng vào năm 2023, tương đương tăng 67 lần.
TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Tại cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo TKV và các đơn vị tại Quảng Ninh, TKV đã phát động thi đua 90 ngày đêm sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch quý IV/2024.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương cho rằng cần có các chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với xe Hybrid nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dòng xe này.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Từ ngày 17 - 20/9, đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã làm việc với các cơ quan chức năng của Lào về dự án muối mỏ Kali.
Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Công ty Nhôm Lâm Đồng tính toán, với quỹ đất còn lại có thể khai thác được chỉ đáp ứng sản xuất alumin đến ngày 25/9/2024, sau đó có nguy cơ dừng hoạt động.
Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.
Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn, xuất siêu cao nhưng do chủ yếu tham gia ở khâu sản xuất hữu hình nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử không cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Chiều 22/8/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969-19/8/2024).
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Việc tính đúng, tính đủ để có giá bán điện hợp lý là yêu cầu tất yếu, khách quan phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành điện và của nền kinh tế nói chung.
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Bài toán đặt ra trong thu hút đầu tư vào ngành điện là gì, nhất là những nội dung về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành.
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Chiều 19/8, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.
Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bắc Giang.
5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, có 5 vấn đề vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít tại tỉnh Bình Phước, Đắk Nông.
Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

7 tháng năm 2024, sản xuất thép thô và thép thành phẩm tăng nhưng ngành thép vẫn lo trước áp lực của thép nhập khẩu.
Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 2019 – 2023 đã có sự tăng trưởng so với giai đoạn 2016 – 2018.
Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Mỗi quốc gia trong khu vực châu Á có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng Việt Nam có những đặc điểm nổi bật để hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của khu vực.
Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 được xây dựng tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang với vốn đầu tư hơn 1.543 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động