Ông Huỳnh Văn Bảo - Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (ARG) - phát biểu tại Hội nghị sơ kết thực hiện quy chế phối hợp về phát triển rừng bền vững giữa Tổng Cục Lâm nghiệp và Tập đoàn VRG tổ chức ngày 17/5 tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo ông Bảo, diện tích cao su của Tập đoàn VRG hiện nay là 405.051 ha, trong đó diện tích trong nước 288.400 ha, tại Campuchia 90.000 ha, và ở Lào khoảng 26.600 ha. Sản lượng khai thác năm 2019 đạt 331.300 tấn, tổng doanh thu đạt khoảng 30.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ doanh thu cao su thiên nhiên chiếm 51,4%, gỗ các loại bao gồm MDF 32%, các sản phẩm cao su 6,9%, khu công nghiệp và dịch vụ khác 9,7%.
Ngoài sản xuất kinh doanh, Tập đoàn AVR còn đầu tư và thực hiện Chương trình Phát triển bền vững với 3 mục tiêu là phát triển kinh tế, trách nhiệm xã hội và môi trường.
Ông Bảo cho biết, tháng 5/2019, Tập đoàn ARG và Tổng Cục Lâm nghiệp đã ký kết quy chế phối hợp và Công bố Chương trình Phát triển bền vững; ký kết thỏa thuận hợp tác với tổ chức Oxfam, PanNature; ký hợp đồng tư vấn thực hiện chứng chỉ rừng với Viện Nghiên cứu Lâm sinh và Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp nhiệt đới thuộc Bộ NN & PTNT.
Sau một năm thực hiện quy chế phối hợp, ba đơn vị là Công ty Cao su Bình Long, Dầu Tiếng và Phú Riềng đã xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho 59.528 ha, đăng ký thực hiện chứng chỉ quản lý rừng Việt Nam (VFCS/FM) cho 11.412 ha cao su, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (VFSC/CoC) cho 6 nhà máy chế biến mủ cao su và đã được cấp chứng chỉ phát triển rừng bền vững.
Đại diện ba doanh nghiệp thuộc Tập đoàn ARG nhận chứng chỉ phát triển rừng bền vững |
Ông Cao Chí Công - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp - cho biết, Tổng Cục Lâm nghiệp và Tập đoàn ARG thực hiện quy chế phối hợp nhằm thực hiện quản lý rừng cao su bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng Việt Nam và chứng chỉ rừng cho toàn bộ diện tích rừng cao su do Tập đoàn ARG quản lý. Theo đó, trong năm 2019, chúng tôi đã hỗ trợ Tập đoàn ARG lựa chọn các đơn vị tư vấn có đủ năng lực xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho khoảng 10.000 – 12.000 ha cao su của các đơn vị thành viên của Tập đoàn.
Trong năm nay, theo ông Cao Chí Công sẽ triển khai xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho 10 công ty cao su thuộc Tập đoàn ARG; đăng ký cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho tối thiểu 50.000 ha cao su. Về quản lý chuỗi hành trình sản phẩm, sẽ tổ chức triển khai thực hiện và đăng ký cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm cho khoảng 15 doanh nghiệp chế biến gỗ thuộc Tập đoàn ARG.
Ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá cao kết quả triển khai quy chế phối hợp và cấp chứng chỉ phát triển rừng bền vững theo tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với quy định của thế giới cho ba đơn vị của Tập đoàn ARG. Ông Tuấn cho rằng, để 300.000 ha cao su hoàn thành cấp chứng chỉ phát triển rừng bền vững của Tập đoàn ARG vào năm 2025, Tổng Cục Lâm nghiệp cần rà soát cơ chế, chính sách, bố trí nguồn nhân lực để hỗ trợ Tập đoàn ARG sớm hoàn thành mục tiêu này.
Tại Việt Nam hiện có 3,5 triệu ha rừng trồng và rừng sản xuất, nhung chỉ mới có 150.000 ha được cấp chứng chỉ và đến năm 2030 phải đạt 80% diện tích được cấp chứng chỉ phát triển rừng bền vững theo tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp vơi tiêu chuẩn của thế giới. Theo ông Hà Công Tuấn, phát triển rừng bền vững là mục tiêu quốc gia nhằm mở rộng diện tích rừng, bảo vệ rừng, gia tăng lợi ích kinh tế từ các sản phẩm từ cây cao su, trong đó có xuất khẩu mủ, gỗ cao su,; góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống của hàng vạn công nhân lao động của ngành công nghiệp cao su. Và đây là việc bức bánh, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ thực thi theo yêu cầu của Chính phủ và ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, ông Lê Tiến Vượng - Tổng giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng, đơn vị vừa nhận chứng chỉ phát triển rừng bền vững - cho rằng, Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Hệ thống Chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS) là hệ thống quản lý mới ở Việt Nam, nhất là ngành cao su, do vậy nguồn nhân lực, kinh nghiệm và cả kinh phí đang là bài toán khó cho các doanh nhiệp.
Chưa hết, một số khâu trong quản lý kỹ thuật sản xuất cao su đã tồn nhiều rào cản so với quy định của Bộ tiêu chuẩn và rất khó để tháo gỡ. Chẳng hạn như tuân thủ an toàn lao động đối với khai thác gỗ cao su thanh lý, thiết kế đồng ruộng bảo đảm chống xói mòn, rửa trôi và không gây tác động đến cộng đồng xung quanh, bảo đảm môi trường trong việc canh tác và chế biến mủ cao su, thực hiện đa dạng sinh học, quy định chặt chẽ trong trồng xen buộc doanh nhiệp phải thực thi đồng bộ …