Ngân hàng thế giới đưa ra 3 khuyến nghị để phục hồi kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương

Theo Ngân hàng thế giới (WB), các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ được hưởng lợi lớn nếu hợp tác trên 3 phương diện: triển khai tiêm chủng, phục hồi các ngành sản xuất của nền kinh tế khu vực và xây dựng lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong nhiều thập kỷ qua, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Trong năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều quốc gia tại khu vực này trở thành hình mẫu trong việc chống dịch. Tuy nhiên, khi triển vọng phục hồi nhanh chóng hậu đại dịch đang ngày càng thấp, khu vực này có nguy cơ bị mất lợi thế.

Do ảnh hưởng sâu rộng của Covid-19, năm 2020, châu Á tăng trưởng và phục hồi ở mức thấp, không đồng đều giữa các quốc gia và giữa các lĩnh vực. Việc triển khai tiêm chủng tại một số quốc gia diễn ra chậm bởi thiếu hụt nguồn cung.

Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã đưa ra 3 khuyến nghị nhằm giúp châu Á phục hồi nhanh hơn sau đại dịch Covid-19.

Ngân hàng thế giới đưa ra 3 khuyến nghị để phục hồi kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương

Thứ nhất, khu vực châu Á nên mở rộng hợp tác cùng nhau sản xuất và triển khai vaccine trong bối cảnh cần nguồn cung cấp vaccine lớn hơn. Một số quốc gia như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều đang xem xét việc mở rộng năng lực sản xuất vaccine. Các quốc gia này có thể tăng cường phối hợp để khớp nguồn cung và cầu và nhắm mục tiêu đến nơi có nhu cầu lớn nhất. Bên cạnh vaccine, việc hợp tác này có thể mở rộng đến các nguồn cung cấp thiết yếu khác như thiết bị bảo hộ cá nhân, khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm...

Các quốc gia cũng có thể hợp tác để chia sẻ kiến ​​thức và thông tin, tập trung vào các phương pháp hay nhất để ngăn chặn, kiểm tra và truy vết nguồn lây. Mặc dù các biện pháp này chưa từng được triển khai trước đây nhưng có thể được xây dựng dựa trên các cơ chế khu vực hiện có, chẳng hạn như Khuôn khổ Phục hồi Toàn diện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Quyết tâm nỗ lực chấm dứt đại dịch càng rộng thì toàn bộ khu vực có thể mở cửa trở lại càng nhanh chóng.

Thứ hai, các nước châu Á cần chung tay hợp tác phục hồi nền kinh tế. Kể từ đầu năm 2020, nghèo đói đã tăng vọt ở khu vực này khi rất nhiều các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, đặc biệt là du lịch phải đóng cửa. Các chính phủ đã đưa ra các biện pháp tài khóa, các chương trình bảo trợ xã hội... nhưng những nỗ lực này dường như chưa đạt được hiệu quả khi gần đây, các nền kinh tế tiếp tục phải vật lộn để đối phó với những đợt lây nhiễm mới.

Nếu các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu có thể phối hợp tốt hơn trong các chính sách tài khóa và tiền tệ thì hiệu quả sẽ lớn hơn so với việc thực hiện riêng lẻ. Bà Kwakwa cho rằng, các quốc gia sẽ sẵn sàng làm nhiều hơn khi được các nước láng giềng chia sẻ gánh nặng.

Khi dịch Covid-19 đã được ngăn chặn, các quốc gia có thể xem xét mở cửa du lịch, kết hợp với các yêu cầu về tiêm chủng và xét nghiệm để hồi sinh ngành du lịch và khách sạn. Một khi các nền kinh tế hồi phục mạnh mẽ, nguồn cung nhân lực tại nhiều quốc gia sẽ thiếu hụt và có thể tìm cách nhập khẩu lao động từ các nước láng giềng và sẽ cải thiện các điều kiện về sức khoẻ để tránh bất kỳ sự bùng phát tiếp theo nào giữa các cộng đồng này.

Tuy nhiên, quá trình phục hồi của châu Á sẽ phụ thuộc một phần vào sự hồi sinh của các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong khi đầu tư công chỉ giảm nhẹ, sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng – vốn đã thấp so với các khu vực khác, chỉ ở mức 2% (trừ Trung Quốc) so với trung bình 20% tại các nước phát triển - cũng cần được tăng cường.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng cứng, khu vực này còn có tiềm năng to lớn để mở rộng các giải pháp dựa trên thiên nhiên như kêu gọi bảo vệ, quản lý bền vững, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bị suy thoái (rừng, rừng ngập mặn và đất ngập nước), giúp mang lại lợi ích về khí hậu, phúc lợi cho con người và đa dạng sinh học.

Thứ ba, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cần đẩy mạnh hội nhập khu vực sâu sắc hơn. Khi đại dịch mới bùng phát đầu năm 2020, sự gián đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu do nhập khẩu bị gián đoạn đã khiến một số quốc gia phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hàng hoá. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy, việc hội nhập chặt chẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu đã làm giảm tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế Đông Á trong đại dịch. Đồng thời, khu vực này cũng chứng kiến hội nhập thương mại của khu vực này được phát triển sâu sắc hơn trong đại dịch.

“Các quốc gia có thể tận dụng cơ hội từ điều này, thông qua các cải cách để mở cửa các lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ vốn được bảo hộ.” – bà Kwakwa nhấn mạnh.

Bà Victoria Kwakwa cũng cho rằng, nếu các quốc gia có thể cùng nhau hợp tác cung cấp, phân phối vaccine và các vật tư y tế quan trọng khác, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp phục hồi nền kinh tế, các chính sách hội nhập sâu rộng trong khu vực, thì niềm tin quốc tế từng mất đi do đại dịch có thể được khôi phục.

"Cuộc sống sẽ an toàn hơn và sinh kế sẽ được đảm bảo. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có thể duy trì vị trí xứng đáng của mình như một trong những khu vực năng động, sáng tạo và kết nối nhất thế giới" – bà Kwakwa kết luận.

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Theo nhiều chuyên gia tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang tạo áp lực lên tiền tệ và nền kinh tế của các nước khác trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Nam Phi đối mặt với cơn sóng lạm phát tăng cao

Nam Phi đối mặt với cơn sóng lạm phát tăng cao

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi Lesetja Kganyago đã chỉ ra rằng, Nam Phi đang phải đối mặt với rủi ro lạm phát tăng cao gây ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.
Israel và Iran sẽ không tấn công đáp trả lẫn nhau; Nga gọi tình hình Trung Đông là rất tồi tệ

Israel và Iran sẽ không tấn công đáp trả lẫn nhau; Nga gọi tình hình Trung Đông là rất tồi tệ

Hãng CNN dẫn nguồn tin từ các cơ quan tình báo cho hay, Israel và Iran không có ý định tiến hành các cuộc tấn công đáp trả lẫn nhau.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động