Ngân hàng Thế giới: 4 giải pháp để Việt Nam “đánh thức” tiềm năng dịch vụ
Tài chính 26/03/2023 06:43 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngân hàng Thế giới dự báo giá năng lượng sẽ giảm 11% vào năm 2023 Ngân hàng Thế giới: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 dự kiến đạt 6,3% |
Tiềm năng dịch vụ chưa được khai thác hiệu quả
Chia sẻ tại sự kiện công bố báo cáo điểm lại kinh tế Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức mới đây, bà Carolyn – Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt hơn 8,0% trong năm 2022, cao hơn tốc độ tăng bình quân 7,1% của giai đoạn 2016-2019. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, do ảnh hưởng tác động của kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo chỉ đạt 6,3%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 6,5%.
![]() |
Bởi khu vực dịch vụ dù đã và đang có những đóng góp hết sức quan trọng cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam |
Theo nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, mặc dù du lịch tiếp tục phục hồi nhưng tăng trưởng khu vực dịch vụ sẽ chậm lại do hiệu ứng xuất phát điểm thấp hậu Covid-19 yếu dần. Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ bị ảnh hưởng do lạm phát có thể tăng cao hơn trong năm 2023 (bình quân 4,5%), khiến sức mua của các hộ gia đình bị xói mòn. Lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân…
Trong bối cảnh đó, để cải thiện tốc độ tăng trưởng, Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam cần “đánh thức” tiềm năng dịch vụ. Bởi khu vực dịch vụ dù đã và đang có những đóng góp hết sức quan trọng cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nhưng kết quả đạt được còn kiêm tốn so với các quốc gia so sánh khác.
Trong thập kỷ qua, các ngành dịch vụ là khu vực lớn nhất của nền kinh tế. Quy mô khu vực dịch vụ tăng từ 40,7% GDP trong năm 2010 lên 44,6% GDP trong năm 2019. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng từ 19% năm 1991 lên 35,3% năm 2019, hấp thụ phần lớn lao động dịch chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp và biến khu vực dịch vụ trở thành nguồn cung cấp việc làm đứng thứ hai trong cả nước, sau nông nghiệp.
“Trong thời gian tới, các ngành dịch vụ có thể đóng vai trò chính trong hỗ trợ Việt Nam duy trì tăng trưởng năng suất một cách bền vững để vươn tới khát vọng trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045” – các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới dự báo.
Đặc biệt, theo đại diện Ngân hàng Thế giới, tất cả các nền kinh tế thu nhập cao đều có đặc trưng sở hữu một khu vực dịch vụ lớn, vừa là nơi thu hút việc làm lớn nhất vừa tạo giá trị gia tăng, đóng vai trò thiết yếu để nâng cao năng suất cho các nền kinh tế đó. Ví dụ, vào năm 2019, dịch vụ (theo giá trị gia tăng) chiếm 70,8% GDP của Singapore và 57,2% của Hàn Quốc. Tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ lần lượt chiếm 84% và 70% tổng số lao động tại Singapore và Hàn Quốc.
Ngoài ra, dịch vụ còn đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cấp mô hình phát triển của Việt Nam qua nâng cao giá trị gia tăng ở các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên, kết quả đạt được của khu vực dịch vụ chưa xứng tầm so với các quốc gia so sánh khác. Năng suất và việc làm ở khu vực dịch vụ của Việt Nam vẫn thấp hơn so với các quốc gia so sánh trong khu vực, có cơ cấu tương tự hoặc phát triển hơn.
Ví dụ, năng suất lao động trong các lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam (được đo bằng giá trị gia tăng trên mỗi lao động) tăng 34,33% trong giai đoạn từ năm 2011 – 2019. Tuy nhiên, mặc dù ở mức 5,000 USD mỗi nhân công năm 2019, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia so sánh, như Malaysia (20,900 USD), Philippines (9,300 USD) và Indonesia (7,300 USD).
Ngành dịch vụ của Việt Nam bị chi phối bởi các công ty quy mô nhỏ, sử dụng trung bình chỉ 1,5 lao động. Quy mô này chỉ bằng khoảng một nửa so với quy mô dự kiến dựa trên mức GDP của Việt Nam. Ngoài ra, Chỉ số hạn chế thương mại dịch vụ (STRI) của OECD năm 2021 đối với Việt Nam tương đối cao so với hầu hết các quốc gia mà Viêt Nam đang hướng tới (Singapore, Hàn Quốc, Malaysia), chủ yếu là do hạn chế đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ…
![]() |
Việt Nam cũng cần tập trung vào việc tăng cường các kỹ năng của người lao động |
4 giải pháp để Việt Nam “đánh thức” tiềm năng dịch vụ
Để khắc phục những hạn chế trên, đại diện Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Việt Nam cần tập trung vào 4 giải pháp, bao gồm: Thứ nhất, Việt Nam có thể giảm hơn nữa những hạn chế về thương mại dịch vụ và sự tham gia của đầu tư nước ngoài.
Bởi Chỉ số hạn chế thương mại dịch vụ (STRI) của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) cho thấy, những lĩnh vực dịch vụ “xương sống” như: Viễn thông, kho vận (logistics), hàng không, dịch vụ pháp lý, ngân hàng, và bảo hiểm vẫn phải đang đối mặt với nhiều rào cản hạn chế lớn và chưa có nhiều tiến triển trong việc loại bỏ hoặc hạ thấp những rào cản đó những năm gần đây.
Ví dụ cụ thể hơn, vận tải hàng hóa vốn đầu tư nước ngoài bị hạn chế theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ và đường thủy nội địa (vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tương ứng tối đa 51% và 49%).
Để tạo thuận lợi hơn, thời gian tới, các cấp có thẩm quyền có thể cần cân nhắc: Giảm rào cản gia nhập của vốn FDI vì công nghệ và đổi mới sáng tạo phụ thuộc vào khả năng tiếp cận tri thức, các mạng lưới, con người, hàng hóa và dịch vụ mà có thể lan tỏa tri thức đi khắp thế giới. Cùng với đó, thực hiện những cải cách về môi trường kinh doanh để nâng cao cạnh tranh và khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp trong nước.
Thứ hai, Việt Nam cần khuyến khích tiếp tục áp dụng công nghệ số trong từng doanh nghiệp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới về các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) của Việt Nam cho thấy, đã có sự quan tâm lớn hơn đến thúc đẩy đổi mới sáng tạo dựa trên nghiên cứu phát triển của nước ngoài và chính phủ đang nỗ lực “thúc đẩy hàng ngũ tiên phong về công nghệ” bằng cách hỗ trợ các trường đại học và viện nghiên cứu thay vì hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Song những chính sách trên chưa chú trọng nhiều đến các hình thức đổi mới sáng tạo không dựa trên nghiên cứu và phát triển, chẳng hạn áp dụng công nghệ.
Thứ ba, Việt Nam cũng cần tập trung vào việc tăng cường các kỹ năng của người lao động (đặc biệt là các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản) cũng như năng lực của các công ty và nhà quản lý.
Thứ tư, khai thác dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng cao hơn ở các ngành, lĩnh vực vực khác, đặc biệt là chế tạo chế biến. Ví dụ, dịch vụ số có thể đóng vai trò lớn nhằm đưa công nghệ mới và đổi mới sáng tạo vào các hoạt động chế tạo chế biến, do hiện nay mới chỉ có rất ít doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ số “Công nghiệp 4.0”.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chứng khoán ngày 5/6: Hình thành sóng tăng và mở ra các cơ hội lướt sóng?

Lo “siết” giới hạn cấp tín dụng bất lợi kép cho cả khách hàng và ngân hàng

Đầu tư vào Việt Nam: Tín hiệu tích cực từ cuối quý II/2023

Điều kiện cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?

BHXH Việt Nam lên tiếng về cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội ở Đồng Nai
Tin cùng chuyên mục

Lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ tiếp tục xu hướng giảm

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Cả nước có hơn 90,2 triệu người tham gia bảo hiểm y tế

Thanh Hóa: Chấp thuận đầu tư 25 dự án với tổng vốn đăng ký 8.799 tỷ đồng và 42,8 triệu USD

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói về nguy cơ Mỹ vỡ nợ

Gói tài khoản siêu miễn phí hoàn toàn mới của BAC A BANK chính thức ra mắt

TPBank gia tăng năng lực quản trị rủi ro với phương pháp nâng cao theo Basel III

Dòng tiền "ồ ạt" chảy vào thị trường chứng khoán, thanh khoản gần mốc tỷ USD

Đề xuất giảm tới 50% nhiều khoản thu phí, lệ phí từ ngày 1/7/2023

Chứng khoán ngày 2/6: Tiếp tục thử thách lại ngưỡng cản gần quanh 1.080 điểm?

Ưu đãi lớn, khuyến mại khủng dành cho doanh nghiệp phát hành bảo lãnh tại VietinBank

Đã đến lúc cần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Ngân hàng Shinhan ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp MasterCard hạng World

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Giải trình Quốc hội về chính sách điều hành tín dụng

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

Chứng khoán ngày 1/6: Chỉ số VN-Index hướng lên vùng tâm lý 1.100 điểm

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Nhà sản xuất chip thế giới chọn đầu tư tại Việt Nam

Đâu là lý do người tiêu dùng Việt ngày càng ít sử dụng tiền mặt

Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài 11,67 tỷ USD
