Thứ sáu 09/05/2025 02:55

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm ròng hơn 35.000 tỷ đồng

Chỉ trong 2 ngày làm việc đầu năm mới, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực bơm ròng thêm khoảng 35.720 tỷ đồng ra thị trường.

Tiếp tục xu hướng bơm ròng của tuần cuối cùng năm Giáp Thìn 2024 (tuần từ 20 - 24/1/202), trong hai ngày giao dịch đầu năm mới, Ngân hàng Nhà nước bơm thêm khoảng 35.720 tỷ đồng ra thị trường khi lãi suất liên ngân hàng bật tăng.

Theo số liệu công bố mới nhất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm ròng trong hai phiên giao dịch đầu tuần năm Ất Tỵ 2025 (ngày 3/2 và 4/2) với lượng bơm ròng lần lượt là 11.052 tỷ đồng và 24.668 tỷ đồng.

Gần đây nhất, trong phiên 4/2, trên kênh cho vay và cầm cố giấy tờ có giá (OMO), Ngân hàng Nhà nước đã cho 7 thành viên vay hơn 10.273 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm, kỳ hạn 7 ngày; 12 thành viên vay 20.000 tỷ đồng với cùng mức lãi suất trên, kỳ hạn 14 ngày. Cùng thời gian trên khối lượng đáo hạn là hơn 9.255 tỷ đồng, lượng bơm ròng qua kênh này là 21.018 tỷ đồng.

Kết quả đấu thầu thị trường mở do Ngân hàng Nhà nước công bố. Ảnh: Chụp màn hình từ SBV

Trên kênh tín phiếu, nhà điều hành cũng phát hành thêm 900 tỷ đồng tín phiếu với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4%/năm với 2 thành viên trúng thầu; lượng đáo hạn trong ngày là 4.550 tỷ đồng. Như vậy, tổng bơm ròng qua kênh này là 3.650 tỷ đồng.

Như vậy, trên cả hai kênh, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng hơn 24.668 tỷ đồng. Tính đến ngày 4/2, tổng lượng tín phiếu đang lưu hành trên thị trường là 24.049 tỷ đồng và lượng OMO lưu hành là hơn 163.500 tỷ đồng.

Nhà điều hành mạnh tay bơm tiền trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng bật tăng trong phiên gần đây nhất. Theo số liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm vào phiên giao dịch đầu năm mới (ngày 3/2) ở mức 4,75%/năm, cao hơn 0,83 điểm % so với kết quả phiên cuối cùng của năm Giáp Thìn (ngày 24/1).

Trước đó, theo dữ liệu từ Wichart cho thấy, trong tuần từ 20/1 đến 24/1 (tuần trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025), Ngân hàng Nhà nước đã phát hành 29.850 tỷ đồng tín phiếu, với lãi suất 4%.

Cùng thời gian trên, có 68.600 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, lượng bơm ròng qua kênh này khoảng 38.750 tỷ đồng.

Trên kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá, nhà điều hành đã cho các thành viên vay tổng cộng gần 133.580 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm. Bên cạnh đó, khối lượng đáo hạn là 43.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng bơm ròng qua kênh này lên tới 90.580 tỷ đồng.

Như vậy, tổng cộng trong tuần 20/1 đến 24/1, tuần cuối cùng của năm Giáp Thìn, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng ra thị trường 129.330 tỷ đồng.

Việc tăng quy mô cho vay cầm cố giấy tờ có giá cho thấy Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục có các động thái hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND