Ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân

Việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân.
'Miếng bánh lớn' từ việc lộ lọt, đánh cắp dữ liệu cá nhân, trách nhiệm thuộc về ai? Rò rỉ dữ liệu gia tăng, doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ người dùng? Xử phạt 2 doanh nghiệp viễn thông sử dụng dữ liệu cá nhân không đúng mục đích

Nguồn tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ

Sáng 5/3 tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp.

Phiên họp mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Phiên họp mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng, cho ý kiến đối 3 dự án luật gồm: Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Tình trạng khẩn cấp, Luật tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Ông Lê Tấn Tới cho hay, đây là phiên họp Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đầu tiên sau khi thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp tổ chức bộ máy và đây cũng là phiên họp đầu tiên thẩm tra các dự án luật của Chính phủ trình sau khi Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, đã có hiệu lực thi hành.

Theo Chương trình Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 3/2025, hồ sơ dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 43. Thực hiện phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng để thẩm tra sơ bộ đối với dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Ông Lê Tấn Tới nhấn mạnh, đây là dự án Luật mới, rất khó, Chính phủ rất quyết tâm và trình Quốc hội theo quy trình một kỳ họp nếu chất lượng và đạt sự đồng thuận cao. Việc thông qua luật này sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để mở đường cho đất nước ta phát triển trong kỷ nguyên mới.

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, đại diện Bộ Công an thông tin, việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực; đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân được xây dựng trên quan điểm nhằm cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013, thể chế chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công nhận, tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Xác định dữ liệu cá nhân là nguồn tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ tổ quốc.

Đồng thời đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; thúc đẩy ứng dụng, phát huy tối đa các thành tựu khoa học và công nghệ; hạn chế tiêu cực, bất lợi. Phù hợp với các quy định của pháp luật, rà soát, tạo nền tảng để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh trật tự và công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân. Xác định lộ trình phù hợp thực hiện công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta hiện nay. Hài hòa với quy định, pháp luật, kinh nghiệm của thế giới. Bảo đảm sự phù hợp với các quy định, cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc là thành viên.

Cần thiết ban hành Luật

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Tờ trình của Chính phủ. Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cho rằng, dữ liệu cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn lực chiến lược, tác động trực tiếp, toàn diện đến chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của một quốc gia.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân vẫn còn buông lỏng, chưa có các biện pháp quản lý và kỹ thuật phù hợp để bảo vệ các dữ liệu cá nhân thu thập được. Các hoạt động thu thập, tấn công, chiếm đoạt, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân trong thời gian qua diễn biến phức tạp.

Do đó, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm giá trị pháp lý cho việc tổ chức thực hiện thống nhất.

Việc xây dựng, ban hành Luật này là phù hợp với chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo đà thực hiện kỷ nguyên chuyển mình của dân tộc Việt Nam.

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm 07 Chương, 69 Điều; quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

P4G hỗ trợ 2,8 triệu USD cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

P4G hỗ trợ 2,8 triệu USD cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

Các cơ chế của P4G đã hỗ trợ 8 dự án của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam với kinh phí 2,8 triệu USD vào các lĩnh vực: chuyển dịch năng lượng, giao thông xanh.
Chủ tịch Quốc hội thông tin về việc sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội thông tin về việc sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này tập trung vào hai nhóm nội dung.
Tiêu chuẩn cấp uỷ viên các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tiêu chuẩn cấp uỷ viên các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chỉ thị số 45-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành đã quy định rõ về tiêu chuẩn cấp ủy viên các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thời gian cụ thể tiến hành đại hội đảng bộ các cấp

Thời gian cụ thể tiến hành đại hội đảng bộ các cấp

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 45 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, trong đó quy định rõ về thời gian tiến hành đại hội đảng bộ các cấp.
Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự Thanh tra Chính phủ

Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự Thanh tra Chính phủ

Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự của Thanh tra Chính phủ trên cơ sở kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn phương án nhân sự cấp uỷ sau sáp nhập

Hướng dẫn phương án nhân sự cấp uỷ sau sáp nhập

Đây là nội dung Kết luận 150-KL/TW của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025

Sáng 16/4, tại Hà Nội, diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025 và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra sáng nay 16/4/2025.
Sáng nay, diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng nay, diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

8h sáng nay, ngày 16/4 diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tổng Bí thư nêu 5 định hướng phát triển, trong đó có hạ tầng năng lượng

Tổng Bí thư nêu 5 định hướng phát triển, trong đó có hạ tầng năng lượng

Tại cuộc gặp mặt kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chiến lược trao quyền, phân cấp, kiến tạo vì một Việt Nam phát triển, hội nhập
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Việt Nam - Ethiopia ưu tiên thúc đẩy hợp tác nông nghiệp, thương mại

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Việt Nam - Ethiopia ưu tiên thúc đẩy hợp tác nông nghiệp, thương mại

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Ethiopia trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, đầu tư.
Tạo nền tảng ký kết các điều ước về dẫn độ

Tạo nền tảng ký kết các điều ước về dẫn độ

Xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại; tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.
Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp lớn vun đắp mối quan hệ Việt - Trung

Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp lớn vun đắp mối quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp nhằm vun đắp mối quan hệ Việt - Trung.
Đặt tên cấp xã sau sắp xếp được quy định ra sao?

Đặt tên cấp xã sau sắp xếp được quy định ra sao?

Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai.
Độ tuổi tham gia Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới

Độ tuổi tham gia Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới

Chỉ thị số 45-CT/TW quy định rõ độ tuổi, thời điểm xác định độ tuổi tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới.
Đề xuất miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp

Đề xuất miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế.
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp phải xông pha, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ kép

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp phải xông pha, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ kép

Doanh nghiệp nhà nước phải xông pha hơn nữa, tiên phong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng; vừa phát triển cho chính mình, vừa phát triển cho đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Thực tiễn lịch sử 75 năm qua cho thấy hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung”.
Doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Dù nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8% mà Chính phủ đã đề ra.
Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp thực hiện ra sao?

Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp thực hiện ra sao?

Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã cùng Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước phải mạnh hơn, xông pha hơn nữa

Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước phải mạnh hơn, xông pha hơn nữa

Thủ tướng yêu cầu mỗi tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong lúc này cần phải lớn mạnh hơn nữa, xông pha, tham gia mạnh mẽ hơn vào thực hiện 3 đột phá chiến lược
Cởi trói cơ chế, đưa khoa học tiến xa hơn

Cởi trói cơ chế, đưa khoa học tiến xa hơn

Nhà nước quản lý mục tiêu, quản lý đầu ra, quản lý kết quả, hiệu quả nghiên cứu, không quản lý cách làm. Sự thông thoáng này sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu.
Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã dự kiến có 4 phòng ban

Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã dự kiến có 4 phòng ban

Phương án tổ chức chính quyền địa phương cấp xã, Chính phủ dự kiến có tối đa 4 Phòng chuyên môn tại UBND; bình quân khoảng 32 biên chế/01 cấp xã sau mở rộng.
Mobile VerionPhiên bản di động