Vụ nổ làm rung chuyển nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine |
Nga khẳng định nhà máy này vẫn nằm dưới sự kiểm soát và sẽ vẫn như vậy. Thông điệp này được đưa ra sau khi người đứng đầu công ty năng lượng hạt nhân quốc doanh của Ukraine cho biết có những dấu hiệu cho thấy các lực lượng Nga có thể đang chuẩn bị rời khỏi nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu mà họ đã chiếm giữ vào tháng 3 ngay sau khi xảy ra cuộc chiến Ukraine.
Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cũng cho biết vào cuối ngày 27/11 rằng, ông chắc chắn lực lượng Nga sẽ rời khỏi nhà máy. Cả Ukraine và Nga đều cảnh báo về nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân, đồng thời cáo buộc nhau nã pháo vào tổ hợp sáu lò phản ứng.
Hai nước đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới ở Chernobyl, miền bắc Ukraine, năm 1986. Nhân viên Ukraine vẫn đang làm việc tại nhà máy bất chấp việc Nga tiếp quản.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết, các cuộc tấn công dữ dội và liên tục của Nga vào khu vực Kherson đã phá hủy một trạm bơm nước, đồng thời tiếp tục cảnh báo về các cuộc pháo kích dữ dội và không ngừng của Nga vào Ukraine.
Trong bài phát biểu qua video hàng đêm ngày 28/11, ông Zelenskyy nói rằng người Nga đã pháo kích gần 260 lần vào 30 khu định cư ở khu vực phía nam Kherson trong tuần qua. Ông cho biết, một trạm bơm cung cấp nước cho thành phố Mykolaiv, phía tây bắc Kherson, đã bị hư hại. Các lực lượng Nga đã rút lui khỏi Kherson hồi đầu tháng nhưng đã pháo kích vào các thị trấn và làng mạc trong khu vực kể từ đó.
Trong phát biểu ngày 27/11, ông Zelenskyy đã cảnh báo người dân Ukraine về một tuần lạnh giá và đen tối sắp tới. Nghị sĩ Ukraine Kira Ruddick nói rằng, Ukraine cần các hệ thống phòng không từ phương Tây hơn bất cứ thứ gì khác để bảo vệ những gì còn lại của cơ sở hạ tầng của đất nước trước các cuộc tấn công liên tục của Nga.
Ukraine hiện đang nhận vũ khí, vật tư và phụ tùng thay thế từ các đồng minh phương Tây để giúp xây dựng lại cơ sở hạ tầng năng lượng. Nga đang "vũ khí hóa mọi thứ" để giành chiến thắng trong cuộc chiến, từ thực phẩm đến điện và nhà máy hạt nhân. Một nửa dân số Kyiv hiện không có điện và nhiệt.
Tuy nhiên, việc thiếu kết nối là vũ khí nguy hiểm nhất mà Nga đang sử dụng để chống lại người dân Ukraine. Bất chấp những đảm bảo của mình, Nga có thể tấn công nhà máy hạt nhân Zaporizhzhya, lớn nhất ở châu Âu. Nếu điều đó xảy ra, đó có thể là một Chernobyl khác. Cuộc chiến ở Ukraine đã làm gia tăng mối đe dọa từ vũ khí hủy diệt hàng loạt, theo Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW), tình hình ở Ukraine một lần nữa làm gia tăng mối đe dọa thực sự do vũ khí hủy diệt hàng loạt gây ra, trong đó có vũ khí hóa học.
Nó đã làm trầm trọng thêm những căng thẳng hiện có đến mức không thể giả định được sự thống nhất của cộng đồng quốc tế trước những thách thức chung toàn cầu liên quan đến an ninh và hòa bình quốc tế. Kiev và Moscow đã đưa ra những cáo buộc về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân và hóa học kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Các tổ chức quốc tế đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình nghiêm trọng này và duy trì liên lạc với các cơ quan đại diện thường trực của Liên bang Nga và Ukraine. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học đã cung cấp cho Kyiv chương trình đào tạo cho những người ứng phó đầu tiên với các cuộc tấn công hóa học và phát hiện rò rỉ hóa chất.