Nestlé Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu lớn cho phát triển bền vững
Phát triển bền vững đã được đưa vào giá trị kinh doanh cốt lõi của Nestlé Việt Nam như thế nào?
Tại Nestlé, chúng tôi định nghĩa phát triển bền vững là quá trình tăng cường khả năng tiếp cận thực phẩm chất lượng cao của thế giới, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội lâu dài và giữ gìn môi trường cho các thế hệ tương lai.
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) |
Hơn 150 năm qua, Nestlé luôn tập trung làm những điều đúng đắn và lâu dài. Chúng tôi tin rằng khi bạn làm những điều đúng đắn cho xã hội, con người, chính phủ và cộng đồng thì kết quả kinh doanh sẽ đến.
Với “Tạo giá trị chung”, Nestlé hợp tác chặt chẽ với các đối tác tại Việt Nam nhằm đóng góp tích cực cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự thành công lâu dài trong kinh doanh. Muốn bền vững thì phải gắn tầm nhìn với tương lai. Đó là cách chúng tôi duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhà phân phối, nhà cung cấp, nông dân và các đơn vị liên quan để chia sẻ thành công với quan điểm: Chúng tôi chỉ phát triển thực sự khi các đối tác của chúng tôi cùng phát triển.
Như tôi đã đề cập với VBCSD, bền vững tái tạo là bước ngoặt mới nhất trong triết lý bền vững của Nestlé. Tư duy này mới chỉ bắt nguồn từ công ty trong những tháng gần đây như là bước tiếp theo của sự bền vững. Tiền đề cơ bản của sự bền vững là "Không nhận nhiều hơn những gì bạn có thể trả lại".
Ý tưởng về nông nghiệp tái tạo đã được thực hiện một thời gian và với tư cách là công ty thực phẩm lớn nhất thế giới, chúng tôi tin rằng mình có quy mô để tạo ra tác động hữu hình bằng cách hỗ trợ xu hướng này.
Nestlé Việt Nam đã làm gì để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững?
Tại Việt Nam, chúng tôi đang làm việc với nông dân để hỗ trợ họ thực hiện các hoạt động nông nghiệp tái sinh. Sáng kiến cà phê bền vững Nescafé Plan đưa ra cách đây 10 năm, đến nay đã phân phối hơn 46 triệu cây giống cà phê năng suất cao và kháng bệnh cho người trồng ở 5 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, và Kon Tum. Điều này đã giúp tái tạo hơn 46.000 héc ta diện tích cà phê già cỗi và năng suất thấp và hỗ trợ mạnh mẽ cho chương trình tái canh cà phê của chính phủ. Điều này cũng giúp bảo vệ môi trường tự nhiên thông qua việc giảm 40% sử dụng nước tưới và 20% sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.
Nestlé Việt Nam thực hiện Dự án phát triển cà phê bền vững NESCAFÉ Plan giúp cải thiện đời sống nông dân trồng cà phê |
Sau một thập kỷ, Nescafé Plan đã hỗ trợ hơn 21.000 trang trại cà phê đạt được chứng nhận 4C, Bộ Quy tắc Chung cho Cộng đồng Cà phê. Đổi lại, chúng tôi đang thu mua 20-25% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Chúng tôi cũng hỗ trợ các cộng đồng địa phương bằng cách bơm khoảng 600 - 700 triệu đô la Mỹ mỗi năm vào nền kinh tế nông thôn thông qua việc mua cà phê.
Chúng tôi đã áp dụng năng lượng tái tạo cho tất cả các địa điểm sản xuất để góp phần giảm 60% lượng khí thải CO2 trong 10 năm qua.
Tất cả các nhà máy của công ty cũng đã đạt được mục tiêu "Không có chất thải để chôn lấp" kể từ năm 2017, có nghĩa là không có gì rời khỏi nhà máy được đưa đến bãi chôn lấp. Trong quá trình này, chúng tôi đã áp dụng các sáng kiến như sử dụng vỏ cà phê làm chất đốt, tro làm phân bón, chất thải để làm gạch, và nước thải để tưới nước, cùng những sáng kiến khác để tăng năng lượng tái tạo.
Nestlé đặt mục tiêu tái chế và tái sử dụng tất cả bao bì sản phẩm. Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, các giải pháp được đưa ra là gì?
Chúng tôi có đầy đủ kế hoạch tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm của mình vào năm 2025.
Ông Binu Jacob nhận chứng nhận Top 3 của Bảng công bố các doanh nghiệp bền vững năm 2020 trong lĩnh vực sản xuất |
Mỗi thị trường của chúng tôi đều có một lộ trình cụ thể đóng góp vào mục tiêu toàn cầu. Ví dụ, với tư cách là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu, việc tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn cho nhựa là mối quan tâm chính trong hoạt động của chúng tôi. Tại Việt Nam, chúng tôi nhận ra rằng mình phải hợp tác. Vì vậy, khoảng một năm rưỡi trở lại đây, chúng tôi đã hợp tác với các nhà lãnh đạo chủ chốt trong ngành để thành lập Tổ chức Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và đang có thêm nhiều đối tác tham gia để thúc đẩy tái chế.
PRO Việt Nam mang lại một loạt các hoạt động để thúc đẩy thu gom và thu hồi bao bì, khuyến khích các nhà tái chế địa phương, những người thu gom chính thức và không chính thức, và các cửa hàng bán đồ cũ phế thải để không làm rò rỉ bao bì ra môi trường.
Chúng tôi sẽ tiếp tục dựa trên các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) do Liên hợp quốc đề ra với tầm nhìn đến năm 2030. Các Mục tiêu Phát triển Bền vững bao gồm một loạt các vấn đề, từ bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu đến bình đẳng xã hội, xóa đói giảm nghèo và xử lý chất thải thực phẩm.
Hơn bất cứ điều gì, những nỗ lực này sẽ thể hiện cam kết của chúng tôi đối với sự tăng trưởng lâu dài và bền vững của Việt Nam, theo đúng khẩu hiệu “Tạo Giá trị chung”.
La Vie, thương hiệu trực thuộc Tập đoàn Nestlé, vừa ra mắt sản phẩm mới được đóng chai bằng nhựa tái chế thực phẩm (rPET), giúp giảm thiểu việc sử dụng nhựa nguyên sinh, đồng thời mang lại cơ hội để mỗi chai nhựa được thu gom được tái sinh, góp phần khuyến khích các dự án phân loại, thu gom và tái chế tại Việt Nam.
Ông có đề xuất gì để doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển bền vững?
VBCSD là một trong những tổ chức có uy tín nhất tại Việt Nam và luôn đóng vai trò tích cực trong việc khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp thực hiện vai trò của mình trong việc đưa đất nước đi trên con đường vững chắc để phát triển bền vững. Tôi và Nestlé Việt Nam rất vui và vinh dự khi có cơ hội cộng tác với các thành viên VBCSD để chia sẻ và học hỏi những phương pháp hay nhất nhằm mở rộng sự đóng góp của chúng tôi cho một hành trình ý nghĩa như vậy.
Điều này liên quan tuyệt vời đến vai trò mà chúng tôi muốn đảm nhận trong cộng đồng doanh nghiệp: Nestlé Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành chất xúc tác của sự thay đổi. Chúng tôi không thể tự mình thay đổi thế giới, nhưng chúng tôi có thể nêu gương tốt và khuyến khích các nhà cung cấp, đối tác và người tiêu dùng của mình làm theo.
Chúng tôi tin rằng bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tế, các doanh nghiệp có thể cùng nhau phát triển mạnh mẽ để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Cộng đồng doanh nghiệp nên là một phần của các giải pháp cho sự bền vững.
Hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực phát triển bền vững không còn là xu thế, nhưng tất yếu để đạt được hiệu quả tối ưu. Mỗi bên cần tích cực đưa ra ý kiến và thúc đẩy hợp tác để phát triển bền vững. VBCSD được hình thành với mong muốn và tôn chỉ phát huy tốt hơn nữa vai trò của cộng đồng doanh nghiệp và gắn kết các bên gần nhau hơn.
Nestlé Việt Nam được vinh danh Top 3 doanh nghiệp bền vững năm 2020 Nestlé Việt Nam đã được VBCSD vinh danh là ‘Top 3 doanh nghiệp bền vững năm 2020’. Năm nay, Nestlé Việt Nam đã từ Top 10 (2018 và 2019) lên Top 3 nhờ những đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Trước đó, tại hội nghị thường niên vì sự phát triển bền vững do VCCI-VBCSD chủ trì với sự tham dự của Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam, Nestlé là công ty duy nhất được mời chia sẻ những thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững. |