Nền tảng kỹ thuật số và phần mềm định giá IP đầu tiên của ASEAN

IP Value Talk được kỳ vọng tạo ra những dấu mốc mới cho việc phát triển phần mềm định giá tài sản sở hữu trí tuệ và tài chính sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Hướng dẫn thẩm định giá tài sản vô hình Diễn đàn thương hiệu Việt Nam 2017- “Nóng” định giá tài sản thương hiệu

Sáng 23/8, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) phối hợp với Văn phòng Luật sư Lê và Công ty Cổ phần VBS Capital tổ chức hội thảo về định giá Tài sản trí tuệ (Value IP), giới thiệu Phần mềm định giá IP.

Nền tảng kỹ thuật số và phần mềm định giá IP đầu tiên của ASEAN
IP Value Talk được sự quan tâm và tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nhân trong nước và nước ngoài

Chương trình có sự đồng hành của Tổ chức liên kết kinh tế đa ngành HWO và Tổ chức nữ lãnh đạo toàn cầu Happy Women Leader Net Work.

Sở hữu trí tuệ (IP) với tư cách là yếu tố chính thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế đang trở thành tâm điểm chú ý khi các tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng tài sản của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong công nghệ.

Theo Xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2025, tài sản sở hữu trí tuệ IP tiếp tục đóng vai trò quan trọng và phù hợp trong việc góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và khu vực. Một phần của các biện pháp chiến lược được đưa ra trong bản Xây dựng chi tiết bao gồm tăng cường các cơ chế khu vực trong việc phát triển các dịch vụ định giá IP để nâng cao nhận thức về giá trị của IP như một tài sản tài chính.

Nền tảng kỹ thuật số và phần mềm định giá IP đầu tiên của ASEAN
Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN phát biểu tại buổi tọa đàm

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng đã xác định cần phải đưa vấn đề Tài chính sở hữu trí tuệ lên làm ưu tiên hàng đầu. Thực tế, trong khu vực ASEAN, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines đã bắt đầu thúc đẩy Sáng kiến Tài chính sở hữu trí tuệ như một phương án tài chính thay thế để giúp các doanh nghiệp định hướng đổi mới tiếp cận với nguồn vốn.

“Mặc dù trên thực tế, các doanh nghiệp đã nỗ lực rất nhiều để khái niệm hóa và bảo vệ tài sản trí tuệ của họ, nhưng hầu hết họ không thể khai thác thương mại các tài sản trí tuệ này và đối mặt với thách thức trong việc huy động vốn và xác định giá trị ở những doanh nghiệp mà tài sản phần lớn là tài sản trí tuệ”, ông Lê Đức Thắng, Trưởng Văn phòng Le & Partner cho biết.

Nền tảng kỹ thuật số và phần mềm định giá IP đầu tiên của ASEAN
Cộng đồng doanh nghiệp, khách mời tham dự buổi tọa đàm

Hội thảo IP Value Talk sẽ làm rõ hơn nữa cơ hội của việc định giá sở hữu trí tuệ và tài chính sở hữu trí tuệ, từ đó các nhà hoạch định chính sách, các bên liên quan và cộng đồng người sở hữu trí tuệ cần phải cùng nhau hợp tác và biến việc tài trợ vốn huy động vốn dựa trên tài sản trí tuệ (IP Financing) thành hiện thực cho tất cả mọi người – trước tiên bằng cách làm cho việc định giá sở hữu trí tuệ trở nên dễ tiếp cận và hợp lý.

Các phương pháp định giá IP thông thường tốn kém và mất thời gian, gây khó khăn đối với các công ty không có nguồn lực và tài chính dồi dào. Do đó, nếu không được tiếp cận với định giá sở hữu trí tuệ chính xác và đáng tin cậy, các cơ hội nhận được sẽ thấp hơn hoặc thậm chí gần bằng 0 đối với các doanh nghiệp.

Với phần mềm định giá Tài sản trí tuệ (Value IP), giờ đây các công ty thuộc mọi quy mô và ngành có thể xác định được chính xác giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình, góp phần lớn rất lớn trong việc xác lập giá trị doanh nghiệp để đạt được mục tiêu tăng trưởng và thúc đẩy nâng cao chỉ số sáng tạo của Việt Nam trên bản đồ chỉ số sáng tạo thế giới.

“Phần mềm định giá sở hữu trí tuệ này là một bước tiến đáng kể khi tài sản sở hữu trí tuệ có thể được định giá và giao dịch. Việc sử dụng bộ đánh giá này sẽ giúp các doanh nghiệp và công ty có thể hiểu và nhận định chính xác tiềm năng tài sản IP của họ và sau đó quyết định chiến lược phát triển dựa trên tiềm năng đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và tinh chỉnh của hệ sinh thái IP,” bà Lê Thục Phương, chủ tịch VBS Capital nhận định.

Sự kiện ra mắt đã thu hút hơn 100 khách mời, đại diện cho hầu hết các công ty khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, tổ chức tài chính, trường đại học và tổ chức nghiên cứu. Các đại diện từ các cơ quan ban, ngành liên quan đến sở hữu trí tuệ, các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, các luật sư IP, …

Valuing IP được khởi tạo từ Malaysia đã được thảo luận với các nhà hoạch định chính sách và các công ty từ Indonesia, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản và giờ đây đã có mặt tại Việt Nam với mục tiêu giúp tối ưu hóa giá trị các doanh nghiệp Việt và nhanh chóng đẩy nhanh quá trình thương mại hóa các tài sản trí tuệ Việt.

Cuối chương trình là lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa các bên về việc hợp tác phát triển lĩnh vực định giá sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Chương trình Hội thảo IP Value Talk được kỳ vọng sẽ tạo ra những dấu mốc mới cho việc phát triển định giá tài sản sở hữu trí tuệ và tài chính sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024-2025. Đây là cuộc thi thường niên dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ toàn thế giới.
Nguy cơ an ninh mạng vẫn là

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Việc cảnh báo giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi hiện là nhiệm vụ cấp bách.
Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Công ty cổ phần An ninh mạng SCS vừa công bố bộ nhận diện thương hiệu mới và ra mắt bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển.
Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số là giải pháp 'sống còn' cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong chuyển đổi số.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Khoảng 700 sinh viên xuất sắc đã được lựa chọn tham gia chương trình tìm kiếm, nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân tài số Viettel Digital Talent.
Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Diễn đàn toàn cầu về Băng thông rộng Di động 2024 (MBBF 2024) do Huawei tổ chức với chủ đề “5.5G dẫn đầu kỷ nguyên AI di động”, đang diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Báo cáo của Fortinet công bố cho thấy, gần 70% tổ chức cho rằng nhân viên của họ thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng, tăng so với con số 56% vào năm 2023.
Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Tốc độ nhanh gấp 10 lần so với 4G, sau 9 ngày trải nghiệm mạng 5G do Tập đoàn Viettel cung cấp, nhiều khách hàng quan tâm giá các gói dịch vụ 5G ra sao?
Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Với xếp hạng 17/63 tỉnh, thành phố về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, Hà Giang đã khẳng định hướng đi của chuyển đổi số khi lấy người dân làm trung tâm.
Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 và 2030, kinh tế số đóng góp tương ứng 20% và 30% vào GDP. Để hỗ trợ cho mục tiêu này, công nghệ 5G đóng vai trò quan trọng.
Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Chương trình đạo tào quốc tế “Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số tại Việt Nam” diễn ra rừ ngày 24-27/9.
Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Thị trường IT Việt Nam cần bổ sung ít nhất 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025 để đáp ứng nhu cầu​.
Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

17 tổ công nghệ số cộng đồng trên toàn tỉnh Quảng Nam tranh tài qua 3 vòng thi tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh để tìm ra quán quân 2024.
Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Trang chủ của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel cho biết những cú pháp để nhận data sử dụng Internet miễn phí sau bão lũ là tin thất thiệt.
Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

Ước tính, cần khoảng 4 triệu chuyên gia để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt đội ngũ nhân lực an ninh mạng đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu.
3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Phát triển công nghệ số trở thành ngành đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Công nghệ số giúp doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm năng lượng hơn, tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng xanh, giảm phát thải ra môi trường, phát triển bền vững.
Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

Trong thời gian gần đây, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung đứng trước các thách thức về an ninh mạng chủ yếu đến từ những mối đe dọa tấn công bằng mã độc.
AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Cùng với cơ hội mà AI tạo sinh mang lại cho doanh nghiệp, công nghệ này cũng đem đến những thách thức khi chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động của nó.
Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Ứng dụng Rakuten Viber vừa chính thức ra mắt hai tính năng mới AI Chat Summarizer và Folders nhằm tăng trải nghiệm giao tiếp dành cho người dùng.
Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Analog Devices và Flagship Pioneering vừa công bố liên minh chiến lược nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của thế giới sinh học được số hoá hoàn toàn.
Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Với chủ đề “Chân trời mới”, Hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024 sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18/8 tới đây.
Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến cho thấy, trải nghiệm này ngày càng dễ dàng hơn với phần lớn người dùng.
Nở rộ dịch vụ

Nở rộ dịch vụ ''lấy lại tiền bị lừa'' trên mạng xã hội, Cục An toàn thông tin khuyến cáo gì?

Người dân cần cảnh giác trước dịch vụ ''lấy lại tiền bị lừa'' trên mạng xã hội, đây là một trong các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến rộ lên thời gian gần đây.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động