Nền kinh tế thế giới được dự báo hoạt động tốt hơn vào năm 2024
Quốc tế 15/11/2023 16:35 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tác động kinh tế thế giới sau 1 năm chiến sự ở Ukraine Kinh tế thế giới “vén mây mù” xung đột, nỗ lực tìm lại đà tăng trưởng |
Ngân hàng Goldman Sachs dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức 2,6% trong năm tới, cao hơn dự báo đồng thuận 2,1% của các nhà kinh tế theo thăm dò của Bloomberg. Goldman cho biết, Mỹ dự kiến sẽ lại vượt xa các thị trường phát triển khác với mức tăng trưởng ước tính là 2,1%. Goldman cũng tin rằng, phần lớn lực cản từ các chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ đã qua.
![]() |
Ảnh minh họa |
Để hạn chế lạm phát gia tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã bắt đầu chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ vào tháng 3/2022 khi lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 40 năm. Ngày 9/11, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu có thể cần phải tăng lãi suất nhiều hơn.
Goldman cho biết, các nhà hoạch định chính sách ở các thị trường phát triển khó có thể cắt giảm lãi suất trước nửa cuối năm 2024 trừ khi tăng trưởng kinh tế yếu hơn ước tính. Ngân hàng Goldman Sachs lưu ý lạm phát cũng tiếp tục hạ nhiệt trên khắp các nền kinh tế G10 và thị trường mới nổi, và dự kiến sẽ giảm thêm.
Báo cáo của ngân hàng này dự báo lạm phát năm nay sẽ tiếp tục giảm vào năm 2024: lạm phát lõi tuần tự được dự đoán sẽ giảm từ 3% hiện nay xuống mức trung bình 2-2,5% trên toàn G10 (trừ Nhật Bản).
Hoạt động sản xuất toàn cầu
Ngân hàng đầu tư này cũng kỳ vọng hoạt động sản xuất trên toàn cầu sẽ phục hồi sau đợt sụt giảm gần đây khi những cơn gió ngược sắp tan biến trong năm nay. Goldman lưu ý rằng, hoạt động sản xuất toàn cầu đã bị đè nặng bởi sự phục hồi yếu hơn dự kiến của ngành sản xuất Trung Quốc và cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, cũng như chu kỳ tồn kho đã phải điều chỉnh do xây dựng quá mức vào năm ngoái. Sản xuất toàn cầu đã sụt giảm trong phần lớn thời gian của năm. Thước đo hoạt động sản xuất trên toàn thế giới của S&P Global đạt 49,1 trong tháng 9. Chỉ số dưới 50 cho thấy hoạt động đang co lại.
Ngoài ra, PMI sản xuất Caixin/S&P Global của Trung Quốc đã giảm xuống 49,5 trong tháng 10 từ mức 50,6 trong tháng 9, đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ tháng 7. Các nhà kinh tế của Goldman do nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius dẫn đầu cho biết, hoạt động sản xuất sẽ phục hồi phần nào vào năm 2024 so với tốc độ chậm lại vào năm 2023, đặc biệt là khi “mô hình chi tiêu bình thường hóa, hoạt động sản xuất sử dụng nhiều khí đốt ở châu Âu chạm đáy và tỷ lệ hàng tồn kho trên GDP ổn định”.
Các nền kinh tế lớn tránh suy thoái
Thu nhập thực tế tăng cũng góp phần vào triển vọng tăng trưởng tích cực theo dự báo của Goldman. Các nhà kinh tế có triển vọng tích cực về tăng trưởng thu nhập khả dụng thực tế tại thời điểm lạm phát thấp hơn nhiều và thị trường lao động vẫn mạnh. Mặc dù họ giữ quan điểm rằng tăng trưởng thu nhập thực tế của Mỹ sẽ chậm lại so với tốc độ mạnh mẽ 4% vào năm 2023, nhưng vẫn được cho là sẽ hỗ trợ tiêu dùng và tăng trưởng GDP ít nhất 2%. Rủi ro suy thoái ở mức hạn chế và tái khẳng định xác suất suy thoái ở Mỹ là 15%, một phần nhờ vào tăng trưởng thu nhập khả dụng thực tế.
Vào tháng 9, Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo suy thoái kinh tế ở Mỹ từ 20% xuống 15% trên cơ sở lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động tự cường. Trong khi việc tăng lãi suất và chính sách tài khóa vẫn sẽ tiếp tục đè nặng lên sự tăng trưởng của các nền kinh tế G10, các nhà kinh tế tin rằng “lực cản” tồi tệ nhất đã qua.
Các nhà kinh tế cũng lưu ý rằng, cả khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh dự kiến sẽ có sự tăng tốc đáng kể về tăng trưởng thu nhập thực tế - lên khoảng 2% vào cuối năm 2024 - khi cú sốc khí đốt sau cuộc chiến Ukraine giảm dần.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/11/2023: Xe tăng Leopard-1A5 đầu tiên bị hạ ở chiến trường Ukraine

Chiến sự Israel - Hamas ngày 30/11/2023: Israel đang chuẩn bị cho kịch bản tấn công phía Nam Dải Gaza

Giá gạo basmati mùa mới ở Ấn Độ tăng mạnh do các đơn hàng xuất khẩu tăng nhanh

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/11/2023: Đức bác tin muốn Ukraine đàm phán với Nga
Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2023: Avdiivka đang dần biến thành "cối xay thịt"

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/11/2023: Israel và Hamas đạt thỏa thuận sơ bộ về gia hạn lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2023: Nga có bước tiến mới tại Avdiivka; NATO kêu gọi ủng hộ Ukraine

Thời tiết khô hạn bất thường dẫn tới thiếu hụt sản lượng đường và giá lương thực tăng cao

Cú sốc giá gạo toàn cầu và an ninh lương thực ở ASEAN

Chiến sự Israel - Hamas ngày 28/11/2023: Mỹ và nhiều quốc gia kêu gọi kéo dài lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/11/2023: Nga tiến sâu vào “chảo lửa” Avdiivka; NATO nhất trí sẽ kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/11/2023: Chính phủ Hà Lan có thể từ chối viện trợ máy bay F-16 cho Ukraine

Các nhà nhập khẩu gạo trong thỏa thuận liên chính phủ của Ấn Độ xin miễn thuế xuất khẩu

Quy định trên thế giới về việc không lái xe khi uống rượu bia

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/11/2023: Nga tiếp tục tiến quân ở Avdiivka, Ukraine tăng cường hỏa lực ở phía bắc

Chiến sự Israel – Hamas ngày 26/11/2023: Miền Bắc Israel hứng chịu pháo kích

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2023: Đức khẳng định tiếp tục hỗ trợ Kiev

Chiến sự Israel – Hamas ngày 25/11/2023: Israel tiếp tục nổ súng ở Dải Gaza sau lệnh ngừng bắn tạm thời

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2023: Mỹ và Đức muốn Ukraine đàm phán với Nga

Việt Nam - Vương quốc Anh: Tận dụng tốt các FTA để tăng thu hút FDI

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/11/2023: Xe tăng M1 Abrams tại Ukraine chưa được phép ra trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/11/2023: Nga tấn công dồn dập vào Avdiivka; Đức sắp cạn tiền hỗ trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2023: Tổng thống Putin coi tình hình Ukraine là “thảm kịch”
