Nhu cầu vi chất dinh dưỡng cao
Là một loại cây lâu năm, nếu không được trồng và chăm bón kỹ lưỡng, cây nhãn lồng sẽ dễ bị giảm chất lượng quả.
Theo các chuyên gia, sau thu quả, cây nhãn có 2 bộ phận bị tổn thương là: Bộ rễ tơ già hóa, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và bộ lá giảm sức quang hợp như bạc màu, mỏng lá, giảm diệp lục tố đặc biệt đối với cây nhãn trên 20 năm tuổi thì khả năng “lão hóa” càng mạnh hơn. Như vậy nếu không được bồi dục kịp thời thì năm sau năng suất, chất lượng quả xuống cấp nghiêm trọng.
Khảo sát các nhà vườn ở các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ (Hưng Yên), Hưng Hà, Quỳnh Phụ (Thái Bình), Đông Triều (Quảng Ninh)… cho thấy, hiện nay, các nhà vườn sử dụng phân bón chưa hợp lý, chủ yếu dùng phân đơn hoặc NPK thông thường mà thiếu hẳn các chất dinh dưỡng trung, vi lượng như: Magie, canxi, lưu huỳnh, kẽm, bo, mô líp đen, đồng…
Theo những kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy trong tất cả các thời kỳ sinh trưởng phát triển, thời kỳ kinh doanh cây nhãn cần nhiều dinh dưỡng nhất bao gồm các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng. Các chất đa lượng là NPK trong mỗi thời kỳ sinh trưởng cũng cần đến tỷ lệ khác nhau như thời kỳ sau thu hoạch và thời kỳ sau thu quả để cây hồi phục và bồi dục cành lá cho quả năm sau thì nhãn cần tỷ lệ N: P2O5: K2O là: 1: 1,2: 0,5. Đến thời kỳ sau đậu quả và nuôi quả lớn thì tỷ lệ NPK thích hợp lại thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ kaly, giảm tỷ lệ lân và đạm.
Bên cạnh 3 chất đa lượng NPK, nhãn còn rất cần những chất dinh dưỡng trung lượng: Canxi (vôi) có tác dụng khử chua trong môi trường đất, nâng cao độ pH phù hợp yêu cầu của cây mà đất trồng nhãn hiện nay đa phần có độ pH thấp từ 4,5 - 5,5 chưa phù hợp với yêu cầu của cây nhãn là pH 6-7.
Chất magiê (MgO) nhãn cần rất nhiều do quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như thời kỳ mang quả nhãn cần cường độ quang hợp cao để tổng hợp các chất dinh dưỡng nuôi quả phát triển cây và cành lá. Do vậy ma nhê giúp cho việc tăng cường diệp lục nâng cao hiệu suất quang hợp, điều chỉnh màu sắc, tăng độ dầy phiến lá, tăng tuổi thọ cho lá làm cho năng suất của nhãn ổn định.
Chất silic làm cho đất tơi xốp thông thoáng, đặc biệt những vùng đất thịt nặng giúp cho hoạt động của hệ vi sinh vật phân giải hữu cơ trong đất, nhờ đó cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tăng sức đề kháng sâu bệnh cũng như những điều kiện bất lợi của môi trường. Các chất vi lượng cũng rất quan trọng là kẽm (Zn), Bo (B), mô líp đen (Mo), đồng (Cu)… giúp cây nhãn hình thành các men để tổng hợp Vitamin, muối khoáng hòa tan và tổng hợp đường trong quả.
Sản phẩm phù hợp cho cây nhãn
Trên thị trường hiện nay, phân bón Văn Điển được độc quyền mang thương hiệu phân bón đa yếu tố, phân bón Văn Điển gồm 2 loại phân: Một là, phân đa yếu tố lân nung chảy. Hai là, phân đa yếu tố NPK.
Phân đa yếu tố lân nung chảy Văn Điển có thành phần các loại dinh dưỡng: Lân dễ tiêu (P2O5) = 16%; vôi (CaO) = 30%; magie (MgO) = 15%; Silic (SiO2) = 24%; Bo (B) = 0,2%; Kẽm (Zn) = 0,1%; Sắt (Fe) = 0,4%; Mangan (Mn) = 0,02%; Đồng (Cu) = 0,01%; Coban (Co) = 0,01%. Phân lân đa yếu tố Văn Điển có tính kiềm, hầu như ít bị rửa trôi, đặc biệt trên đất đồi dốc tốt bền, cung cấp đủ tất cả các loại chất dinh dưỡng như: lân, vôi, magie, silic, bo, kẽm, sắt, mangan, đồng, coban cho cây, đặc biệt thời kỳ sau thu quả, bón phân đa yếu tố Văn Điển cho nhãn sau thu hoạch, gửi vào đất tổng thể các loại thức ăn vừa cho rễ tơ mới phát triển mạnh, nhanh, vừa cung cấp từ từ cho cây hồi phục bền vững và cả những giai đoạn sau: Ra hoa, đậu quả, nuôi quả lớn…
Tất cả các chất dinh dưỡng trong lân Văn Điển ở dạng vô định hình có tính kiềm (pH 8 - 8,5) không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây. Bón lân Văn Điển cho nhãn là cùng một lúc cung cấp đầy đủ 11 chất dinh dưỡng gồm chất đa lượng là lân dễ tiêu cần thiết cho cây phát triển rễ, phân hóa hình thành mầm hoa, hoa đậu quả và nuôi quả lớn.
Chất trung lượng can xi (vôi) trong lân Văn Điển khử chua đất thay vì bón vôi; chất ma giê giúp cho diệp lục của nhãn phát triển tăng cường độ quang hợp, tăng độ quả, giúp cho quả lớn nhanh; chất lưu huỳnh làm cho cây nhãn tổng hợp dinh dưỡng và nâng cao hiệu suất quang hợp; chất silic làm cứng cây dầy thành mạch chống lại những điều kiện bất thuận của thời tiết.
Còn 6 chất vi lượng gồm kẽm, bo, mô líp đen, đồng, sắt, man gan giúp cho cây nhãn phát triển tổng hợp vitamin và muối khoáng một cách thuận lợi mà những chất này lại rất thiếu hụt trong đất trồng nhãn hiện nay.
Các nhà vườn ở Khoái Châu, Tiên Lữ (Hưng Yên), Hưng Hà (Thái Bình) … đã cùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho nhãn nhận xét: Cây nhãn được bón NPK Văn Điển có màu lá xanh sáng, mặt lá bóng, ít rụng, vỏ thân cây, cành nhẵn, ít sần sùi mắt cua, nhãn sau thu hoạch quả hồi phục nhanh, cành mẹ cho quả năm sau phát triển cân đối, tỷ lệ đậu quả cao, đặc biệt trong những năm thời tiết bất thuận, quả lớn đồng đều, ít rụng quả non, quả chín tập trung, vỏ quả màu sáng, ít nứt quả, không có hiện tượng nứt quả, chất lượng quả được nâng cao.