Nâng mức chế tài để “triệt” hàng giả

Sau nhiều năm triển khai, công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Nguyên nhân là do sản xuất hàng giả thu siêu lợi nhuận nhưng chế tài xử phạt thì quá nhẹ, không đủ sức răn đe.

Doanh nghiệp điêu đứng vì hàng giả

Ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty Thời trang Nón Sơn phát biểu tại Diễn đàn “Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0”, do Công ty Vina CHG phối hợp với Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh sáng ngày 27/11.Diễn đàn có sự tham gia của đại diện Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Cục Quản lý thị trường, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Cục Sở hữu trí tuệ, các sở ngành và hơn 200 doanh nghiệp (DN) của các tỉnh thành tham gia.

nang muc che tai de triet hang gia
Ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty Thời trang Nón Sơn so sánh hai chiếc mũ bảo hiểm Nón Sơn thật và giả không có nhiều khác biệt về hình thức

Ông Nguyễn Ngọc Tý cho rằng, vấn nạn hàng giả đến giờ đã “vỡ trận”, không riêng gì TP. Hồ Chí Minh mà ở phạm vi cả nước. Hàng chục năm qua, Nón Sơn đã tốn rất nhiều công sức và tiền của để chống hàng giả nhưng không thu được kết quả bao nhiêu.

Ông Tý dẫn chứng, công tác chống hàng giả chưa hiệu quả là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông. Nhiều cơ quan nhà nước hạn chế cung cấp thông tin đại chúng, cấm không cho báo đài đi theo, thậm chí bắt, thu giữ thiết bị tác nghiệp của báo đài. Đặc biệt, mức phạt còn quá thấp, không đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Lợi nhuận hàng giả là siêu lợi nhuận, nhưng mức phạt chỉ 7- 8 triệu đồng, cao nhất 50 triệu đồng khiến đối tượng chịu phạt rồi tiếp tục vi phạm.

Tổng giám đốc Công ty Mỹ phẩm Anh Đào Phạm Thị Đào cho hay, công ty hơn 20 năm sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm và có đầy đủ chứng từ công bố chất lượng, sở hữu trí tuệ, phân phối sản phẩm trên 63 tỉnh thành và cả thị trường nước ngoài nhưng thường xuyên đối mặt với vấn nạn hàng giả. Công nghệ sản xuất hiện đại chưa đủ để chống hàng giả vì đối tượng làm hàng giả sẵn sàng đầu tư công nghệ để làm giả sản phẩm của mình.

Bà Đào bức xúc nêu, các chế tài của cơ quan nhà nước trong việc xử lý hàng giả hiện nay là chưa đủ răn đe. Phát hiện hàng giả chỉ phạt 29 triệu đồng, không răn đe được đối tượng vi phạm, họ chấp nhận nộp phạt và sản xuất tiếp hàng giả. "Vì thế, trong cuộc chiến chống hàng giả, rất cần cái “tâm” của những người thực thi pháp luật để góp phần đẩy lùi hàng giả, xây dựng nền kinh tế trong nước vững mạnh" - bà Đào thẳng thắn nói.

Trưởng phòng cấp cao Công ty NGK Việt Nam Trần Thanh Kha cho biết, bugi là sản phẩm công nghệ cao nhưng vẫn bị làm giả, nhái. Tại Việt Nam, năm 2015 công ty khảo sát có đến 20,5% là bugi giả, tức cứ 10 bugi thì có 2 bugi giả, giá rẻ hơn từ 30 - 70% giá hàng thật.

Ông Kha nêu, thách thức lớn đối với công ty nước ngoài có thương hiệu toàn cầu là người tiêu dùng mua nhầm sản phẩm giả, dẫn đến mất niềm tin vào sản phẩm của DN. “Cách chúng ta đang làm là chữa cháy chứ không phải phòng cháy, trong khi phòng cháy quan trọng hơn. Đa phần chúng tôi phát hiện có tới 90% bugi giả được nhập từ Trung Quốc. Vì vậy, cần tăng cường ngăn chặn buôn lậu qua biên giới, tăng khung phạt và cần có chính sách bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Kha đề xuất.

Ông Trương Văn Ba, Phó chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, Thủ tướng nhiều lần khẳng định không có vùng cấm trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng gian, hàng giả. Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, có nhiều chỉ thị, nghị quyết chống hàng giả, đặc biệt là thuốc và thực phẩm chức năng. Các bộ ngành quyết tâm, song thực tế vai trò của chính quyền địa phương trong chỉ đạo, phối hợp chống hàng giả, nhiều nơi còn xao nhãng, tạo cơ hội cho hàng giả tồn tại. Theo ông Ba, đối tượng sản xuất hàng giả hiện nay sử dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng giả rất tinh vi và diễn biến ngày càng phức tạp, chưa được đẩy lùi. Để triệt tiêu tình trạng hàng gian, giả cần thời gian dài, trong đó sự gắn kết, chia sẻ thông tin về hàng gian, hàng giả giữa các cơ quan chức năng với nhà sản xuất là rất quan trọng.

nang muc che tai de triet hang gia
Các diễn giả cho rằng cần áp dụng công nghệ số để quản lý hiệu qủa hàng gian, hàng giả

Đưa công nghệ số để quản lý hàng giả

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại điện tử đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, tốc độ bình quân là 25%/năm, năm 2017 doanh thu từ thương mại điện tử đạt 6,2 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán trực tuyến vẫn còn thấp, do người tiêu dùng chưa có niềm tin vào thương mại điện tử.

Năm 2017, Bộ Công Thương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xử phạt 300 tỷ đồng. Thực tế, có nhiều thương hiệu bị giả như sản phẩm Addidas, đồng hồ Rolex, bột ngọt giả… bán trên một số website thương mại điện tử nhái và không có thông tin cụ thể, giá rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm chính hãng. Để chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung vào quản lý về chất lượng và ứng dụng công nghệ mới. Theo bà Huyền, trong 5 năm tới, DN nào không ứng dụng thương mại điện tử thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, thương mại điện tử là xu hướng tương lai. “Bản chất vấn đề vẫn là cơ sở dữ liệu và sự hợp tác giữa các DN và cơ quan chức năng có ý thức bảo vệ thương hiệu của mình, chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, bà Huyền phát biểu.

Tại diễn đàn, ông Trần Giang Khuê, Phó trưởng Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ Tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cái khó trong công tác chống hàng giả hiện nay là các tổ chức trung gian không đóng tại Việt Nam nên khó quản lý. Các tổ chức này phải có cam kết, khuyến cáo và chịu trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng, nhưng thường hợp đồng dân sự dẫn đến tranh chấp kéo dài, đòi hỏi cơ quan nhà nước phải vào cuộc kiểm soát. Các cơ quan quản lý phải tăng cường các biện pháp khuyến cáo, răn đe, thực thi thì mới nâng cao được hiệu quả kiểm soát. “Các DN phải chủ động áp dụng công nghệ 4.0 để bảo vệ thương hiệu và phòng chống hàng giả. Chữ ký số, phần mềm quản lý online tốt hơn cách quản lý sổ sách thông thường, cơ quan quản lý nhà nước cũng vận dụng quản lý online, trong đó có quản lý về hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ” - ông Khuê cho hay.

Ông Thân Đức Công, Phụ trách Cục nghiệp vụ Tổng cục Quản lý thị trường nhìn nhận, công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu của DN còn rất nhiều khó khăn nhưng không vì thế mà chúng ta không thực thi. Ngoài quản lý thị trường, chúng tôi rất cần DN, người tiêu dùng cung cấp thông tin nhằm ngăn chặn kịp thời sản xuất, kinh doanh hàng giả, nhái sớm nhất. “Quan điểm quản lý của nhà nước trong bối cảnh công nghiệp 4.0 có nhiều mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển, do đó cần phải ứng dụng các công cụ mới để tăng cường quản lý hiệu quả”, ông Công nói.

Công ty Vina CHG là DN có những giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ giúp kiểm soát, quản lý hàng gian, giả đạt kết qủa cao. Ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng giám đốc công ty Vina CHG cho biết, sau 10 năm đã có hơn 500 DN lớn ứng dụng khoa học công nghệ trên tem chống hàng giả của Vina CHG, giúp dễ dàng phân biệt hàng thật, hàng giả nhanh. Công ty còn có đội ngũ điều tra, phối hợp cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ DN phòng chống hàng giả hiệu quả.

Thế Vĩnh- Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.
Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nhằm ngăn chặn việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vận nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 (Lai Châu) đã vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện.
Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ.
Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Công ty TNHH du lịch dịch vụ thương mại Thúy Nga bị Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh xử phạt 50 triệu đồng vì kinh doanh xăng dầu không đúng vị trí.
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

Kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh vàng, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.
Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.
Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón (huyện Châu Thành).
Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận vừa phát hiện và xử lý 2 vụ buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động