Năng lượng hạt nhân: Sự trở lại của gã khổng lồ ngủ quên?

Giá khí đốt tăng vọt, thiếu hụt năng lượng trên toàn thế giới, lo ngại về an ninh năng lượng... đã đưa năng lượng hạt nhân trở lại.
Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì? Chủ tịch KN Group Lê Văn Kiểm mong muốn triển khai nhanh dự án năng lượng tái tạo Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Đề xuất chuyển từ cơ chế 'tự nguyện' sang 'bắt buộc'

Theo Bloomberg, gần đây, các nhà quản lý quỹ đang đặt cược vào năng lượng hạt nhân, một lĩnh vực thường không được các nhà đầu tư quan tâm đến môi trường chú trọng, được cho sẽ quay trở lại.

Ông Chris Berkouwer, Giám đốc chính của quỹ Net Zero 2050 Climate Equities của Robeco cho biết: “Trước đây, chúng tôi khá thận trọng và thiên về cách tiếp cận loại trừ. Nhưng hiện nay rõ ràng hạt nhân là một phần không thể thiếu trong việc loại bỏ khí thải nhà kính”.

Việc bổ sung năng lượng hạt nhân vào danh mục đầu tư được quảng bá là thân thiện với môi trường chắc chắn sẽ làm dấy lên nhiều tranh cãi. Những người hoài nghi chỉ ra hàng loạt lo ngại, từ vấn đề chất thải hạt nhân đến nguồn cung uranium, cũng như các cú sốc địa chính trị.

Tuy nhiên, những người ủng hộ đánh giá, khi vận hành một lò phản ứng hạt nhân không phát thải khí nhà kính, các nhà máy điện hạt nhân có thể tạo ra lượng điện khổng lồ chỉ với một lượng nhỏ nhiên liệu, khiến chúng hiệu quả hơn các nguồn năng lượng khác. Đây là một trong những lý do tại sao năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng sạch lớn nhất tại Mỹ, Pháp và Hàn Quốc.

Năng lượng hạt nhân: Sự trở lại của gã khổng lồ ngủ quên?
Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island của Mỹ. Ảnh: AP

Tại Liên minh châu Âu (EU), chiến dịch vận động mạnh mẽ từ Pháp đã giúp đưa năng lượng hạt nhân vào cái gọi là hệ thống phân loại xanh (green taxonomy) của khối từ năm 2022.

Viện đầu tư BlackRock, một đơn vị của tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu BlackRock Inc. cho hay, hạt nhân được coi là một phần của tổ hợp năng lượng cần thiết để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu rộng lớn đang được xây dựng.

Ông Alastair Bishop, người đứng đầu toàn cầu về đầu tư cốt lõi bền vững và là người quản lý danh mục đầu tư tại BlackRock đánh giá: “Năng lượng hạt nhân sẽ có ý nghĩa sâu sắc đối với thị trường điện”.

Trong khi đó, theo ông Robert Lancastle, nhà quản lý danh mục đầu tư tại J O Hambro, nếu không có năng lượng hạt nhân, thế giới khó có đủ năng lượng để hỗ trợ sự phát triển liên tục của trí tuệ nhân tạo.

Tìm đủ năng lượng để cung cấp cho cuộc cách mạng AI là một trong những câu hỏi lớn chưa có lời giải. Chúng tôi tin rằng năng lượng hạt nhân và có thể là các lò phản ứng mô-đun nhỏ đặt gần các trung tâm dữ liệu lớn - sẽ trở thành một lĩnh vực thú vị nhưng vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức”, ông Lancastle nói.

Trước đó, ông Rafael Grossi, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết: “Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để tạo điều kiện thuận lợi cho sự đóng góp của năng lượng hạt nhân. Rõ ràng hạt nhân tồn tại và đóng vai trò quan trọng”.

Cụ thể, 34 quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh và Saudi Arabia, cam kết “làm việc để khai thác toàn bộ tiềm năng của năng lượng hạt nhân thông qua thực hiện các biện pháp như tạo điều kiện để hỗ trợ và tài trợ cho việc kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hạt nhân hiện có, xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới và sớm triển khai các lò phản ứng tiên tiến”.

Thông cáo tại Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân đầu tiên tổ chức vào tháng 3 tại Brussels, Bỉ nêu rõ: “Chúng tôi cam kết hỗ trợ tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia hạt nhân mới nổi, về năng lực và nỗ lực bổ sung năng lượng hạt nhân vào tổ hợp năng lượng của các quốc gia đó”.

Sau sự cố hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011, năng lượng hạt nhân không còn được ưa chuộng ở châu Âu vì những lo ngại về an toàn. Đức đóng cửa ngay lập tức 6 nhà máy hạt nhân và loại bỏ dần các lò phản ứng còn lại. Ba cơ sở hạt nhân cuối cùng của Đức đã ngừng hoạt động vào tháng 4/2023.

Tuy nhiên, nhu cầu tìm giải pháp thay thế cho khí đốt Nga sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine năm 2022 và EU cam kết cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 đã khơi lại mối quan tâm đến năng lượng hạt nhân.

Dù vậy, các nước EU vẫn chia rẽ về việc có nên thúc đẩy năng lượng hạt nhân hay không, trong đó một phe do Pháp dẫn đầu tin rằng việc phát triển năng lượng hạt nhân là rất quan trọng và phe còn lại gồm các nước chống hạt nhân, muốn tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời, dẫn đầu là Áo và Đức.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng hạt nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Brazil - ‘bến đỗ’ mới cho hàng hóa Việt Nam

Brazil - ‘bến đỗ’ mới cho hàng hóa Việt Nam

Brazil là một trong những thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam có thể lưu ý trong thời gian tới để duy trì và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 10/4: 67.000 lính Nga siết vây Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 10/4: 67.000 lính Nga siết vây Kursk

Nga đục thủng phòng tuyến của Ukraine ở Kursk; 67.000 quân Nga áp sát cửa ngõ Ukraine... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 10/4.
Tổng thống Donal Trump lạc quan về ‘một thỏa thuận với Trung Quốc’

Tổng thống Donal Trump lạc quan về ‘một thỏa thuận với Trung Quốc’

Tổng thống Trump dành lời khen cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời để ngỏ khả năng tổ chức cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 9/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine tối 9/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Belgorod

Nga siết vây Guevo, Ukraine thất thủ tại Kupyansk; Moskva tung đòn then chốt, Kiev lao đao;... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 9/4.
Quản lý thương mại chiến lược của Philippines có gì đặc biệt?

Quản lý thương mại chiến lược của Philippines có gì đặc biệt?

Philippines xây dựng mô hình kiểm soát thương mại chiến lược từ năm 2015 nhằm tuân thủ cam kết trong Nghị quyết số 1540 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cần gì để làm chủ điện hạt nhân?

Việt Nam cần gì để làm chủ điện hạt nhân?

Năng lượng hạt nhân đang dần được nhìn nhận như một lựa chọn quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, dự án Ninh Thuận vì thế cũng được tái khởi động.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/4: Nga dội ‘mưa’ bom vào Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/4: Nga dội ‘mưa’ bom vào Ukraine

Nga phá thế phòng thủ Ukraine tại Pokrovsk; 440 lính Ukraine bị loại khỏi vòng chiến... là những tin "nóng" có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/4.
Chiến sự Nga - Ukraine tối 8/4: Lính Ukraine đào tẩu ở Guevo

Chiến sự Nga - Ukraine tối 8/4: Lính Ukraine đào tẩu ở Guevo

Lực lượng Ukraine tháo chạy khỏi Guevo; Kiev tung quân át chủ bài vào Belgorod;...là những thông tin cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 8/4.
Hoa Kỳ tăng thuế:Bộ Tài chính sẽ thêm nhiều giải pháp mới

Hoa Kỳ tăng thuế:Bộ Tài chính sẽ thêm nhiều giải pháp mới

Trước chính sách thuế đối ứng từ Hoa Kỳ, Việt Nam khẩn trương thúc đẩy đàm phán, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong xuất khẩu và tài chính.
Động đất Myanmar: Việt Nam gửi 30 tấn hàng cứu trợ

Động đất Myanmar: Việt Nam gửi 30 tấn hàng cứu trợ

Ngày 8/4, 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar nhằm hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả của trận động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.
Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 8/4: Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle. Lockheed Martin đang hoàn thiện tên lửa siêu âm LRHW
Ba trụ cột then chốt của Việt Nam trong kỷ nguyên số

Ba trụ cột then chốt của Việt Nam trong kỷ nguyên số

Hành trình chuyển mình của Microsoft, ECB và Bridgewater Associates mang lại nhiều bài học cho Việt Nam để thích ứng và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Demidovka

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Demidovka

Nga đục thủng phòng tuyến Ukraine tại Kiev; Lính Ukraine tháo chạy khỏi Demidovka;... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 7/4.
Hoa Kỳ lần đầu trang bị tàu ngầm không người lái dưới nước

Hoa Kỳ lần đầu trang bị tàu ngầm không người lái dưới nước

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 7/4: Hoa Kỳ đưa vào trang bị tàu ngầm không người lái đầu tiên. Phương tiện này do Công ty quốc phòng Anduril phát triển.
Thị trường phát hành trái phiếu cấp cao của Mỹ chao đảo

Thị trường phát hành trái phiếu cấp cao của Mỹ chao đảo

Chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến việc phát hành trái phiếu đầu tư tại Mỹ tạm dừng đột ngột trong tuần này.
Lộ diện

Lộ diện 'sát thủ diệt tăng' hiệu quả nhất của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/4: Hoa Kỳ nhận diện “sát thủ diệt tăng” hiệu quả nhất của Nga là dòng tên lửa Kornet với hiệu quả thực chiến được chứng minh.
Stablecoin mang lại lợi ích cho hệ thống thanh toán của Mỹ?

Stablecoin mang lại lợi ích cho hệ thống thanh toán của Mỹ?

Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Christopher Waller, cho biết hôm 4/4 rằng, stablecoin có vai trò tốt đối với hệ thống thanh toán của Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/4: Nga rải bom nhấn chìm Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/4: Nga rải bom nhấn chìm Kharkov

Nga trút bão lửa vào Krivoy Rog; Ukraine đánh bại đợt tấn công UAV Nga;... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/4.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Nga siết vây Kursk, lính Ukraine tháo chạy về phòng thủ; UAV Ukraine bị bắn hạ gần thủ đô Nga...là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 5/4.
Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” bất khả chiến bại của Nga

Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” bất khả chiến bại của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 5/4: Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” của Nga là xe tăng T-72. Sau 50 năm ra đời, xe tăng chiến đấu này vẫn đang phục vụ.
Thuế quan kích hoạt mức giảm giá dầu lớn nhất từ năm 2021

Thuế quan kích hoạt mức giảm giá dầu lớn nhất từ năm 2021

Giá dầu giảm mạnh trong tuần này do sự kết hợp của thuế nhập khẩu rộng rãi của Mỹ và việc tăng cung bất ngờ của OPEC+.
Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Nhiều quốc gia đã chủ động “làm chủ cánh buồm” giữa bão thương mại toàn cầu. Việt Nam cần chọn hướng đi để không trôi theo sóng, mà dẫn dắt dòng chảy mới.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/4: Lính Ukraine bỏ chạy ở Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/4: Lính Ukraine bỏ chạy ở Toretsk

Lực lượng Ukraine tháo chạy khỏi Toretsk; Nga đục thủng phòng tuyến Ukraine tại Kamenskoye... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 4/4.
Anh khó sở hữu

Anh khó sở hữu 'đối trọng' của siêu tăng T-14 Armata

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 4/4: Anh khó có thể sớm sở hữu 'đối trọng' của xe tăng Armata khi nguồn lực phân bổ cho chương trình phát triển không đầy đủ.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Mobile VerionPhiên bản di động