Thứ ba 29/04/2025 16:12

Nâng chất cho nhân lực ngành công nghiệp ô tô trong kỷ nguyên 4.0

Vừa qua, tại TP. Thái Nguyên đã diễn ra Hội thảo quốc gia chủ đề “Đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp ô tô gắn với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội khu vực Bắc Bộ - thực trạng và giải pháp trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0” do Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên phối hợp với Tạp chí Cơ khí Việt Nam tổ chức.

Hội thảo là cơ hội để doanh nghiệp và nhà khoa học cùng các chuyên gia gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác và hình thành mối quan hệ “cộng sinh” giữa các doanh nghiệp, các trường đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần quan trọng trong việc triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được ban hành tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên thực tế, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển muộn hơn so với các nước trong khu vực khoảng 30 năm, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn với nền sản xuất trong nước. Do vậy, một trong những giải pháp chiến lược dài hạn cho ngành công nghiệp ô tô được xác định là công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Xung quanh vấn đề trên, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh một số nội dung chính gồm: Kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học về nguồn nhân lực công nghiệp ô tô; nhu cầu xã hội về sử dụng lao động ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua; đề xuất các nội dung đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về nguồn nhân lực công nghiệp ô tô đến năm 2025 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đào tạo cùng cơ quan quản lý nhà nước; dự báo nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong thời gian tới… Nhiều bài tham luận quan trọng đã được các chuyên gia trình bày như: Viễn cảnh công nghiệp ô tô thế giới và thực trạng ở Việt Nam, Cơ hội và thách thức của kỹ sư ô tô trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thực trạng và giải pháp đào tạo nghề công nghệ ô tô trong xu thế toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, Tiếng Nhật và cơ hội việc làm của kỹ sư ô tô tại Nhật Bản, Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho ô tô tại Việt Nam…

Trao đổi về vấn đề đào tạo cho sinh viên trong lĩnh vực công nghiệp ô tô với bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, PGS, TS Nguyễn Văn Bang - Trường Đại học Giao thông Vận tải cho biết: “Để đáp ứng xu thế toàn cầu hóa trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp ô tô, các cơ sở đào tạo phải tích cực đổi mới chương trình đào tạo, lấy sinh viên làm trung tâm và tăng thời gian đào tạo thực tế cho sinh viên”. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được xem là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển mang tính đột phá theo 4 xu hướng chính gồm: Tự động hóa, kết nối, xe điện và chia sẻ xe như một dịch vụ.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp ô tô

Tin cùng chuyên mục

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để ‘đi tắt, đón đầu’

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Thaco Industries phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: VEAM cần đổi mới để tạo động lực phát triển

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025: Hướng đến nền nông nghiệp số

Doanh nghiệp Việt nào sản xuất linh kiện điện tử cho Samsung?

Gia Lai ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến

Cụm công nghiệp Hòa Liên (Đà Nẵng) tiếp nhận đăng ký sản xuất

Hơn 300 doanh nghiệp góp mặt tại Triển lãm Autotech & Accessories 2025

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Cát Vạn Lợi: Từ thương mại đến công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh