Nâng cao vai trò giám sát tại tổ chức Đảng trong doanh nghiệp nhà nước

Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều vụ việc sai phạm ở các tập đoàn/doanh nghiệp nhà nước (DNNN) dù đã được xử lý, nhưng hệ quả để lại là vô cùng to lớn, không chỉ thiệt hại kinh tế cho nhà nước, xã hội; làm méo mó hình ảnh về DNNN mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân. Để xảy ra những “nỗi đau” này có nguyên nhân từ công tác kiểm tra giám sát.

Trước hết, phải khẳng định, dù trong bối cảnh có nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường song DNNN vẫn giữ vai trò quan trọng đối với đất nước ở cả ba khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội. DNNN được xem là công cụ chủ yếu tạo ra sức mạnh vật chất để Nhà nước giữ vững sự ổn định xã hội điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Mở đường, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển ,thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh của toàn bộ nền kinh tế; Đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Cung ứng các hàng hoá và dịch vụ thiết yếu nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng (giao thông , thuỷ lợi, điện nước, thông tin liên lạc,v.v..), xã hội (giáo dục, y tế, v.v..) và an ninh, quốc phòng. Đồng thời là lực lượng xung kích tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; Là lực lượng đối trọng trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, chống sự phụ thuộc vào nước ngoài về kinh tế trong điều kiện mở của hội nhập với khu vực và thế giới.

Đây cũng chính là lý do mà Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, nhằm mục tiêu đến năm 2020 cơ cấu lại, đổi mới DNNN trên cơ sở các tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực.

nang cao vai tro giam sat tai to chuc dang trong doanh nghiep nha nuoc
Tăng cường vai trò giám sát tổ chức Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước

Trên thực tế, khối DNNN đã và đang có đóng góp tích cực cho nền kinh tế với mức doanh thu, đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng năm. Theo báo cáo của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, năm 2017, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty trong Khối ước đạt 1.458,11 nghìn tỷ đồng, tăng 11,23%; lợi nhuận trước thuế của các đơn vị ước đạt 120,141 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3%; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 220,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2016. Năm 2018, tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty tăng 11,4%; tổng lợi nhuận trước thuế tăng 13,8%; tổng nộp ngân sách nhà nước tăng 14,82% so với năm 2017.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty trong Khối ước đạt 855,63 nghìn tỷ đồng, tăng 6%; lợi nhuận trước thuế của các đơn vị trong Khối ước đạt 64,35 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4%; nộp ngân sách nhà nước của các đơn vị trong Khối ước đạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 1,62% so với cùng kỳ năm 2018.

Qua đó có thể thấy, DNNN là một thành phần vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, do vậy để DNNN đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tạo ra sự ổn định và phát triển trong chính doanh nghiệp thì tổ chức Đảng trong DNNN cũng phải lãnh xướng một sứ mệnh to lớn.

Dù có nhiều đóng góp tích cực, song theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, DNNN vẫn còn vô số hạn chế như: Chưa thể hiện vai trò dẫn dắt; hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh còn thấp; vẫn để xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực gây ra nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế - xã hội.

Thời gian qua, nhiều DNNN ở hầu hết các lĩnh vực như thép, xăng dầu, hoá chất, dầu khí, giao thông, ngân hàng... đã để xảy ra sai phạm nghiêm trọng với những hệ luỵ to lớn, không chỉ thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội; làm méo mó hình ảnh về DNNN mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân.

Các phân tích đã chỉ ra rằng, nhiều cán bộ, đảng viên đã tha hóa quyền lực không phải vì non kém trình độ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn mà do họ đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, lợi dụng kẽ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật, kẽ hở của quản lý, lạm dụng quyền lực trong cuộc đua chức quyền - danh lợi từ đó thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy định của Đảng, vi phạm pháp luật, sa vào tham ô, tham nhũng,...

Các kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về những vụ việc vi phạm nghiêm trọng bị xử lý trong DNNN thời gian qua đều mang dấu ấn buồn của người đứng đầu tổ chức Đảng đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, không có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm; trực tiếp ký hầu hết các văn bản liên quan đến vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị Tập đoàn về công tác cán bộ; về bảo toàn, phát triển vốn; về cổ phần hoá, tái cơ cấu vốn và thoái vốn nhà nước; về quản lý, sử dụng đất đai; về đầu tư các dự án.

Bài viết không nêu lại những vụ việc, cá nhân cụ thể mà chỉ đề cập đến thực trạng đã xảy ra, dẫn đến những hệ luỵ và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của Đảng trong DNNN.

Trên thực tế, Đảng đã đưa ra nhiều Nghị quyết nhằm kiểm soát quyền lực, nâng cao chức năng giám sát của Đảng trong cả hệ thống chính trị. Đơn cử như Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02/2/2008 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên yêu cầu: “Tập trung sức để xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo được sự chuyển biến rõ rệt chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức”; Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó nêu rõ: “Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị”. “Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Ðảng và Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, vừa phải tôn trọng nguyên tắc tập thể, vừa phải phát huy vai trò cá nhân người đứng đầu”; Hay Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…

Câu hỏi mà nhiều người băn khoăn là đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết nhưng tại sao vẫn có sai phạm trong DNNN? Và vai trò trách nhiệm của các đảng viên tại tổ chức Đảng cơ sở và tổ chức Đảng cấp trên như thế nào?

Phải khẳng định, kể từ khi Đảng có chủ trương và thực hiện việc nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ gắn với thủ trưởng các đơn vị, trong đó có DNNN đã giải quyết được điểm nghẽn nếu như không muốn nói là mâu thuẫn, sự xung đột nội bộ trong cơ quan/doanh nghiệp khi người đứng đầu tổ chức Đảng riêng và người đứng đầu chính quyền là một cá nhân khác.

Tuy nhiên, việc nhất thể hoá chức danh cũng đã tạo ra quyền lực quá lớn cho người đứng đầu đơn vị. Khi quyền lực tập trung, nó giống như một cái khiên vững chắc dẫn đến người đứng đầu dễ rơi vào tình trạng độc đoán, thậm chí chuyên quyền, luôn coi mình là "số 1" trong tất cả mọi việc. Duy trì “tư tưởng” mang tính cá nhân ấy, cộng thêm nguyên tắc, quy định: “Thiểu số phục tùng đa số” và thiếu vai trò kiểm tra, giám sát dẫn đến việc quản lý điều hành doanh nghiệp đã rẽ sang một hướng khác; vai trò của các thành viên trong Ban thường vụ Đảng uỷ doanh nghiệp bị lu mờ, vô hiệu hoá. Dù có bày tỏ ý kiến cá nhân nhưng lại là thiểu số nên quyết định vẫn được thông qua.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng đã nhận rõ tầm quan trọng của công tác giám sát, kiểm soát quyền lực và chỉ ra các giải pháp khắc phục đó là cần làm tốt công tác cán bộ, lựa chọn đúng cán bộ, đảng viên có đức, có tài để thay mặt nhân dân thực thi quyền lực; Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; Đề cao vai trò của nhân dân trong giám sát, kiểm soát quyền lực và kiên quyết trừng trị cán bộ, đảng viên đã tha hóa, biến chất, suy thoái.

Từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những bài học kinh nghiệm thời gian qua, thiết nghĩ, để tránh xảy ra tình trạng vi phạm trong DNNN, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong DNNN ngoài việc triển khai đồng bộ các giải pháp như đổi mới công tác cán bộ, nâng cao vai trò của cấp uỷ, nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm… thì nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực có vai trò quan trọng nhất. Nếu làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp việc lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn; không để xảy ra tha hoá quyền lực dẫn đến vi phạm.

Do đó, đối với tổ chức Đảng trong DNNN, cần công khai minh bạch các chủ trương, quyết đinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp từ công tác cán bộ, đến các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh để mọi cán bộ, Đảng viên và công nhân viên chức, người lao động nắm rõ. Qua đó, các đảng viên ở cơ sở hay tổ chức Đảng cấp trên mới có cơ sở để kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả.

Đối với những vấn đề lớn của doanh nghiệp, khi lấy ý kiến, thảo luận trong Đảng uỷ, cơ quan, trong các biên bản cần ghi rõ những ý kiến phản biện, chưa đồng thuận của các đảng viên cấp uỷ. Tổ chức Đảng cơ sở phải báo cáo Tổ chức Đảng cấp trên về những ý kiến này.

Để việc kiểm tra, giám sát có hiệu quả, cơ quan cấp trên nên thành lập bộ phận giám sát riêng độc lập (chuyên trách) với tổ chức Đảng ở doanh nghiệp. Họ phải là những cá nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, năng lực, trung thực và khách quan, công tâm trong giám sát, không cả nể, thiên vị; được hưởng cơ chế tiền lương/phụ cấp công tác đủ để “không nghĩ tới tiêu cực” hoặc gục ngã trước quyền lợi (tiền lương/phụ cấp lấy từ nguồn ngân sách, không lấy từ doanh nghiệp). Cần có những quy định cụ thể tăng quyền lực cho bộ phận này gắn liền với những chế tài xử lý nghiêm minh nếu sai phạm.

Trong sinh hoạt Đảng hàng quý/năm, ngoài phổ biến, quát triệt các Nghị quyết của Đảng cần dành thời gian đánh giá các kết quả thực hiện của các quyết sách đã nêu ra trong Nghị quyết của Đảng bộ cơ quan. Đồng thời, mỗi cá nhân đảng viên phải thực hiện nghiêm túc phê bình và tự phê bình. Có như vậy mới tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong DNNN, giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả, phòng, chống được những rủi ro, vi phạm có thể xảy ra.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động