Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Đó là nội dung chính được Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh trong các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm nay.
Hội nghị Đối thoại ba bên về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái tại Hà Nội Đà Nẵng: Hơn 4,6 tỷ đồng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường
Quảng Nam: Giới thiệu, quảng bá sự hấp dẫn về đa dạng sinh học

Nhân Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024 (22/5), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương về việc hưởng ứng sự kiện này.

Theo đó, Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học diễn ra vào ngày 22/5 hàng năm. Năm 2024, Liên hợp quốc đã lựa chọn chủ đề cho Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học là “Be part of the Plan” - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”.

Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái (Ảnh minh họa: Nguyễn Thúy)

Đây là thông điệp và là lời kêu gọi các bên liên quan cùng tham gia, đóng góp vào việc thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal (GBF), hướng tới ngăn chặn, giảm bớt sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỷ “Phục hồi hệ sinh thái”.

Thông điệp này cũng nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan về Khung GBF tại Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP16), dự kiến diễn ra từ ngày 21/10 đến 1/11 tại Cali, Colombia.

Theo đó, để hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và các giá trị đa dạng sinh học trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia; lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình giáo dục, đồng thời thúc đẩy lối sống hài hoà với thiên nhiên.

Các cơ quan cần tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đóng góp vào thực hiện các mục tiêu của GBF được thông qua tại Hội nghị COP15; phổ biến, hướng dẫn, thực hiện các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, chỉ thị trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Đồng thời tăng cường các hoạt động khẩn cấp ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã, bảo vệ và tôn trọng các phong tục tập quán bền vững của người dân địa phương sống tại các khu vực dễ bị tổn thương, như các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia và các khu vực được công nhận là Di sản thiên nhiên.

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các đơn vị, địa phương có giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu sự xuất hiện và tác động của các loài ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh học thông qua các biện pháp kiểm soát, tăng cường quản lý con đường du nhập hoặc diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại.

Lâu dài, cần nghiên cứu và áp dụng các giải pháp giảm ô nhiễm và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thông qua các giải pháp như giảm thiểu phát thải, ngăn chặn và giảm rác thải nhựa, quản lý chặt chẽ thuốc trừ sâu và hoá chất dùng trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, quản lý dịch bệnh, thâm canh bền vững…

Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học
Cần giảm thiểu phát thải, ngăn chặn và giảm rác thải nhựa (Ảnh minh họa: TH)

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu và tăng cường năng lực về điều tra, kiểm kê, quan trắc, giám sát các thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học. Áp dụng các giải pháp tiên tiến về khoa học công nghệ trong giám sát đa dạng sinh học, phát triển các giải pháp đổi mới nhằm cải thiện việc bảo tồn cũng như sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

Thúc đẩy và thiết lập mối quan hệ đối tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm vận động sự ủng hộ, hỗ trợ về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học là một giải pháp quan trọng.

Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề ra nhiều khẩu hiệu hưởng ứng thông điệp Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 như: “Đa dạng sinh học là nền tảng của mọi sự sống trên Trái đất”, “Đa dạng sinh học – Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên”, “Bảo vệ muôn loài, bảo vệ cuộc sống”, “Hợp tác xuyên biên giới vì sự sống trên Trái đất”, “Bảo tồn thiên nhiên là tiền đề của phát triển bền vững”…

Trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng GBF, thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều hành động khác nhau, bao gồm hoàn thiện hành lang pháp lý để hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia, xác định các đối tượng cần phải ưu tiên bảo vệ, bảo tồn từ nay tới 2030; Vấn đề về bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ; Kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại; Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc đa dạng sinh học...

Theo đó, Việt Nam cũng quan tâm tới xây dựng năng lực cho cán bộ; nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học; khởi xướng những vấn đề liên quan đến lồng ghép đa dạng sinh học trong các ngành, lĩnh vực, bao gồm gắn bảo đồn đa dạng sinh học với du lịch dựa vào thiên nhiên; hoặc những dự án, nhiệm vụ áp dụng các sáng kiến giải pháp dựa vào thiên nhiên vừa bảo tồn đa dạng sinh học, vừa thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu; tiếp cận dựa vào hệ sinh thái...

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đa dạng sinh học

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Các chuyên gia cho rằng, thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả năng suất tối ưu
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Kinh tế tuần hoàn tiên phong:

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi nhận thức và hành động sang mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo các vòng lặp kín cho tài nguyên nhằm phát triển bền vững.
Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Sáng ngày 1/11, tại TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã diễn ra Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững”.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Sau bão Trà Mi, khi sân bay của 4 tỉnh miền Trung khai thác trở lại, các hãng hàng không Việt Nam đã tăng cường số lượng chuyến bay cho du khách.
Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sáng 28/10 tại Mỹ Đình, UBND TP. Hà Nội và Bộ Công Thương tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Từ 28/10 - 3/11, Hà Nội và Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng

Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững'

Phong trào thi đua xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững' đã được các đô thị thành viên trong cụm các đô thị vùng Tây Bắc quan tâm thực hiện...
Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Tỉnh Lâm Đồng hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, giảm thiểu tác động môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc thu gom và tái chế bao bì nhựa đang được Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam thực hiện, bước đầu gặt hái kết quả khả quan.
Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Để có một Côn Đảo xanh và phát triển bền vững, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã áp dụng nhiều mô hình, cách làm hay và bước đầu đã cho những kết quả tích cực.
Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ GTVT đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn xe cơ giới.
Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Từ 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt bắt buộc phải được phân loại, để làm được điều này, cần sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị và từng người dân.
Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26

Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26

Việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm giảm phát thải khí nhà kính, Bộ Công Thương đang nỗ lực thực thi các giải pháp góp phần thực hiện COP26.
Cải thiện ý thức, nâng cao trách nhiệm về chất lượng trong doanh nghiệp

Cải thiện ý thức, nâng cao trách nhiệm về chất lượng trong doanh nghiệp

Muốn cải thiện năng suất chất lượng thì việc các doanh nghiệp cần phải thực hiện là nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công nhân viên, người lao động.
Vinh danh 3 doanh nghiệp chiến thắng chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam

Vinh danh 3 doanh nghiệp chiến thắng chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư vinh danh các doanh nghiệp chiến thắng chương trình “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024”.
Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng

Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng

Chiều 1/10, Viện Nghiên cứu Đổi mới và Phát triển (IID) phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng.
Người dân Hà Nội đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng, chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Người dân Hà Nội đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng, chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Những ngày đầu tháng 10, người dân và du khách chứng kiến Thủ đô khoác tấm áo sắc đỏ, vàng của lá cờ Tổ quốc, chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Hà Nội xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản

Hà Nội xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản

Tối 27/9, Sở Công Thương Hà Nội và UBND quận Hà Đông khai mạc Kết nối Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chế biến nông sản.
Thực hành và theo đuổi ESG sẽ mang lại giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Thực hành và theo đuổi ESG sẽ mang lại giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Không chỉ là xu hướng tất yếu, thực hành và theo đuổi ESG còn được khẳng định sẽ mang lại giá thị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ban Tổ chức Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ban Tổ chức Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 26/9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Bộ Công Thương và IDH hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày

Bộ Công Thương và IDH hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày

Sáng 26/9 tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra lễ ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động