Nâng cao nhận thức, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Chiều 7/10/2021, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN)Việt Nam đã tổng kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2014 - 2020 và triển khai Chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2025.

Thực hiện Chương trình phối hợp đã ký kết, từ năm 2015, Hội LHPN Việt Nam và UBDT đã ban hành kế hoạch và các văn bản, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đến Hội LHPN và Ban Dân tộc các tỉnh/thành vùng dân tộc, miền núi.

Nâng cao nhận thức, vai trò  của phụ nữ dân tộc thiểu số
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025

Ở cấp địa phương, Hội LHPN và Ban Dân tộc 40 tỉnh/thành đã ký kết, thống nhất nhằm cụ thể hóa các nội dung phối hợp vào các hoạt động vận động, tập hợp, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS), từ đó triển khai rộng rãi đến cấp huyện và cơ sở. Trong đó, ưu tiên tập trung nguồn lực DTTS đặc biệt khó khăn, lồng ghép các hoạt động vào chương trình, kế hoạch hoạt động định kỳ để huy động nguồn lực thực hiện; phát hiện, đề xuất cấp ủy, chính quyền địa phương, đoàn Đại biểu Quốc hội... về những vấn đề phụ nữ, gia đình, bình đẳng giới, trẻ em ở vùng DTTS, miền núi. Thường xuyên vận động hội viên phụ nữ vùng đồng bào DTTS thực hiện các phong trào, cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương, cơ sở.

Kết quả của công tác phối hợp giai đoạn 2014 - 2020 giữa UBDT và Hội LHPN đã được minh chứng bằng những con số đáng ghi nhận như: Tham mưu Chính phủ ban hành 2 Đề án: “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 - 2025” và “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025”. Quốc hội các khóa XIV và XV, đại biểu là phụ nữ người DTTS đều tăng lên cả số lượng và chất lượng. Từ “Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ Biên cương”, trong 3 năm đã huy động được hơn 115 tỷ đồng hỗ trợ các hoạt động Hội ở vùng DTTS. Các Mô hình điểm về tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã được nhân rộng. Với 6 cuộc giám sát liên ngành tại 6 tỉnh về chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS, học sinh trường dân tộc nội trú, Trung ương Hội LHPN đã có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng vào báo cáo giám sát gửi các bộ, ngành liên quan…

Bên cạnh các kết quả trên, “mốc son” của Chương trình phối hợp giai đoạn 2014 - 2020, phải kể đến việc với sự đồng thuận cao của Quốc hội, Chính phủ đã chính thức giao nhiệm vụ cho Hội LHPN chủ trì, xây dựng Dự án số 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em” – 1 trong 10 dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Phát huy kết quả đạt được từ Chương trình phối hợp công tác giữa hai cơ quan, giai đoạn 2021 - 2025, UBDT và Trung ương Hội LHPN Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động phối hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao hiệu quả công tác vận động phụ nữ vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện từng vùng, chú trọng mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết, hợp tác xã, ứng dụng công nghệ 4.0 hỗ trợ phụ nữ DTTS kết nối, xây dựng thương hiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm nông nghiệp sạch; củng cố, xây dựng mới mô hình địa chỉ an toàn, mô hình phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nhằm hỗ trợ phụ nữ DTTS xây dựng gia đình hạnh phúc. Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ DTTS tạo nguồn cán bộ kế cận đáp ứng được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đảm nhiệm công tác tại vùng DTTS và miền núi.

Ghi nhận hiệu quả của công tác phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm giữa 2 đơn vị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho rằng, Chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2025 không chỉ đơn thuần triển khai nội dung phối hợp như giai đoạn trước; mà có thêm rất nhiều vấn đề đặt ra, yêu cầu 2 bên cần triển khai thực hiện để hoàn thành Dự án số 8. Theo đó, ngay sau hội nghị, hai bên tiếp thu ý kiến đại biểu đóng góp để hoàn thiện Chương trình phối hợp, đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Song song với đó, cần khẩn trương bắt tay vào xây dựng kế hoạch năm 2022, triển khai hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện, tổ chức tập huấn cho cán bộ nắm chắc mục đích, yêu cầu, cách thức tiến hành của dự án…

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành Công Thương Việt Nam, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Công Thương Bình Dương đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.
Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, ngành thép đã thực hiện được mục tiêu đáp ứng đủ và kịp thời về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng thiếu thép. Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

Nhiều năm qua, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô, xe máy với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2021), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương Việt Nam.
Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam.
Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Cách nay tròn 70 năm, chỉ sau Đại hội lần thứ II của Đảng có 3 tháng, Bộ Công Thương của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính thức được đổi tên từ Bộ Kinh tế theo Sắc lệnh số 21-SL (ngày 14/5/1951). Sắc lệnh đó không chỉ mở ra một trang sử cho Bộ Công Thương trong việc phục vụ nhiệm vụ chiến lược khi đó là đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn mà còn đặt nền móng cho một ngành kinh tế chủ đạo của đất nước về sau này.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Kinh tế Trung ương gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Công Thương vào ngày 14 tháng 5 năm 2021.
Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Do chính sách bảo hộ của một số thị trường cũng như ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến cũng sẽ lớn hơn trong giai đoạn sắp tới. Theo đó, các ngành sản xuất, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức mới trong khi nguồn lực để ứng phó với các vụ điều tra còn rất hạn chế.
Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Không chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, người lao động Công ty Xăng dầu Thanh Hóa (Petrolimex Thanh Hóa) đã làm sáng hơn thương hiệu Petrolimex bằng những việc làm bình dị nhưng tốt đẹp.
Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Sau 70 năm nỗ lực vươn mình, ngành Công Thương Tuyên Quang đã có những bước tiến vượt bậc cả về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần quan trọng đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.
Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Đóng góp tích cực cho thành tích chung của ngành Công Thương Việt Nam sau 70 năm thành lập, hiện, Bắc Ninh đã trở thành một trong những địa phương có sự bứt phá về công nghiệp, đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước.
Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

64 năm song hành cùng sự đổi thay và phát triển của ngành Công Thương, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò chủ công trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa. Đặc biệt, sau hơn 2 năm tổ chức mô hình theo ngành dọc đã phát huy được tính hiệu quả, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương và nhân dân ghi nhận.
Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất và là cơ quan đầu mối tham mưu đề xuất chính sách phát triển công nghiệp hóa chất, trong suốt hơn 10 năm thành lập đến nay, đồng hành cùng sự phát triển của ngành Công Thương nói chung và ngành công nghiệp hóa chất nói riêng, Cục Hóa chất đã tập trung xây dựng, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động hóa chất, từng bước đề xuất chính sách phù hợp góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng phát triển bền vững, thân thiện.
Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hòa Bình tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Là đơn vị mới thành lập sau khi Bộ Công Thương tái cơ cấu tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước thời kỳ hội nhập, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (ĐL&NLTT) đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng Việt Nam. Sau gần 5 năm thành lập, Cục đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành công chung của Bộ Công Thương.
Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Công nghiệp phát triển đúng hướng, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân; xuất nhập khẩu qua địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực… Đây là những kết quả ấn tượng mà ngành Công Thương Cao Bằng đạt được trong thời gian qua.
Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công Thương Hòa Bình phấn đấu đạt mục tiêu: Phát triển công nghiệp trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả; phát triển nhanh, đa dạng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân...
EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị và quản lý sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng được Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chuyên môn của Tổng công ty và các đơn vị.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động