72% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet |
Internet, mạng xã hội và trách nhiệm người dùng
Sự thay đổi của thời đại ngày nay đã và đang diễn ra trên trên tất cả các lĩnh của đời sống. Những thay đổi này bắt đầu từ sự ra đời của internet, mạng xã hội.Thích ứng với những thay đổi này mỗi người cần và có thể hoàn thiện kỹ năng, trong đó có sử dụng điện thoại thông minh (smart phone).
Máy tính nối mạng cùng với điện thoại thông minh ngày nay không chỉ là phương tiện giao tiếp gián tiếp (qua mạng) mà còn là phương tiện lao động, học tập |
Chẳng hạn, thay cho việc gặp nhau trực tiếp người ta có thể trao đổi với nhau qua internet, mạng xã hội với khoảng cách cả nửa vòng trái đất. Thậm chí có người còn có thể chữa bệnh từ xa bằng khả năng thôi miên từ Mỹ đến Việt Nam.
Ngày nay thương mại điện tử đã giúp người mua và bán có thể giao tiếp với nhau đã là “chuyện thường ngày ở huyện”; Mẹ đi xa hàng trăm km vẫn có thể gọi cơm cho con ở nhà mỗi buổi...
Những người quan tâm làm việc về chính trị, văn hoá đã và đang có một cơ hội lớn. Đó là luôn có được thông tin nhiều chiều trên mạng.
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta bảo đảm nhiều nhất (có thể) thông tin cho người đọc. Nhiều trang có truyền thống chống “Cộng” như BBC, RFA…vẫn có thể tán phát tại không gian điện tử Việt Nam.
Ngày nay người Việt Nam có thể nắm bắt được thông tin quốc tế “cập nhật”, chẳng hạn như cuộc chiến tranh Nga-Ucraina; Diễn biến ở eo biển Đài Loan và cả tình hình Biển Đông. Những thông tin về dịch bệnh Covid 19 trên cả nước và từng khu vực như thế nào đều có trên thế giới ảo.
Ở Việt Nam, quyền tự do báo chí, kể cả tự do trên internet, mạng xã hội luôn được Nhà nước bảo đảm. Luật Báo chí 2016 quy định tự do ngôn luận trên báo chí của công dân bao gồm: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác”.
Luật cũng đã quy định về trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do ngôn luận trên báo chí của người dân cụ thể: Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân phù hợp với tôn chỉ của báo chí.
Trong trường hợp không đăng, phát phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trên báo chí…
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.
Luật chỉ quy định không được tán phát các thông tin sai sự thật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân, chống phá chính quyền, chế độ xã hội. Ngày nay với một máy tính, có modem đủ tầm với sóng…dựa vào những thông tin có được người ta có thể xác định chủ đề, tìm kiếm thông tin, viết bài, bình luận và đưa lên mạng vào bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, đã có không ít câu chuyện vui buồn về việc sử dụng internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh. Có thể nói, hầu hết các vụ án chính trị gần đây đều liên quan đến việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận báo chí, tự do internet, mạng xã hội để chống phá chế độ.
Nếu như trước đây, trong thời kỳ chiến tranh “nóng” và chiến tranh “lạnh”, các thế lực thù địch-thực dân, đế quốc phải dùng đến quân viễn chinh cùng với máy bay, tàu chiến để xâm lược Việt nam…thì ngày nay, các thế lược thù địch lại sử dụng internet, mạng xã hội cùng với những kẻ thoái hóa, biến chất để chống phá chế độ xã hội ta. Đối khi bọn chúng còn đóng vai “người tử tế” đề “ góp ý chân thành”, thực chất là xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, các đồng chí cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta…Cái gọi là những ý kiến “tâm huyết này” chúng thường đưa lên mạng để tán phát thông tin xấu-độc đến nhiều người đọc.
Một trong những nội dung chống phá của bọn chúng là phá hoại đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Sử dụng điện thoại thông minh đúng luật và văn hóa
Máy tính nối mạng cùng với điện thoại thông minh ngày nay không chỉ là phương tiện giao tiếp gián tiếp (qua mạng) mà còn là phương tiện lao động, học tập.
Tuy nhiên máy tính, điện thoại thông minh còn có mặt trái mà chúng ta cần nắm bắt. Giới khoa học đã chỉ ra rằng, việc quá ỷ lại vào internet, Google sẽ khiến não bộ của bạn bị sa sút nghiêm trọng.Trong đó trí nhớ sẽ bị giảm sút nếu não bộ không được sử dụng thường xuyên.
“Cái gì không biết thì tra ngay Google” – Đây dường như là thói quen của rất nhiều người. Google từ lâu đã được coi là cuốn “bách khoa toàn thư” khi giải đáp được rất nhiều thắc mắc của mọi người – từ chuyện hỏi về giấc mơ, cách nằm ngủ như thế nào…đến lịch sử trái đất, đến nhân sự mới của Đảng và Nhà nước…đều có câu trả lời trên google (!?).
Thiết nghĩ việc sử dụng máy tính và điện thoại thông minh trong điều kiện hiện nay không chỉ là cần thiết mà còn là một cơ hội đề mỗi người có thể làm việc nâng cao trình độ khoa học của mình mà không cần đến trường lớp (như trước kia). Tuy nhiên cần nâng cao hơn về nhận thức về chính trị, văn hóa trong việc sử dụng điện thoại thông minh.
Trước hết cần thận trọng khi đọc các thông tin mạng về chính trị…Người đọc có thể đối chiếu thông tin mạng- thông tin không kiểm chứng với thông tin chính thức trên báo chí Nhà nước.
Bên cạnh đó, cần hướng dẫn, giám sát các cháu nhỏ sử dụng điện thoại thông minh để đọc thông tin.
Bố mẹ cần tôn trọng con cái không nên trực tiếp giám sát thông tin của con cái (trên điện thoại thông minh). Nếu có khả năng thì khóa những trang mạng xấu ngay trên máy tính và trên điện thoại thông minh của con cái. Cần và có thể cùng con cái đọc những thông tin tốt về lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng Việt Nam, nghe các ca khúc cách mạng (trên YouTuber).
Internet, mạng xã hội là thành quả của nền văn minh đương đại…chúng ta cần và phải tận dụng nó để lao động, học tập, giải trí…Nhưng không được quên Internet, mạng xã hội điện thoại thông minh cũng có mặt trái mà chúng ta cần chú ý loại bỏ.
Để có văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, trước tiên mỗi người dân chúng ta phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật, cụ thể như: Luật An ninh mạng; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. |