Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại: Bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

Trước độ mở của nền kinh tế, việc nâng cao năng lực phòng vệ thương mại là nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Điều tra phòng vệ thương mại gia tăng: Doanh nghiệp cần làm gì để biến 'nguy' thành 'cơ'? Phòng vệ thương mại: Ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó hiệu quả

Tại báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025 ngành Công Thương, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã đối mặt với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường với đa dạng các mặt hàng. Ngoài ra, cơ quan điều tra nước ngoài thường xuyên rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại với quy trình và các yêu cầu rất phức tạp.

Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Ảnh: Hoà Phát
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Ảnh: Hoà Phát

Theo Bộ Công Thương, các biện pháp phòng vệ thương mại là công cụ để đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa sản xuất trong nước nhưng nếu không xử lý tốt các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, mức thuế phòng vệ thương mại áp dụng với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị đẩy lên cao quá mức, làm giảm thị phần và thậm chí làm mất thị trường.

Vì vậy, trong công tác phòng vệ thương mại có một bộ phận quan trọng đó là hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài thông qua các hoạt động tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp về quy trình thủ tục điều tra, cách thức cung cấp thông tin để đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra và theo dõi sát quá trình điều tra để đảm bảo nước nhập khẩu tuân thủ đúng các yêu cầu về điều tra phòng vệ thương mại trong các cam kết quốc tế, từ đó bảo vệ được lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong 6 tháng qua, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai có hệ thống hàng loạt các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xử lý ứng phó với 10 vụ việc phòng vệ thương mại mới khởi xướng đối với hàng hoá xuất khẩu và tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vụ việc khởi xướng từ những năm trước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương thường xuyên theo dõi và cung cấp danh sách cảnh báo một số mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Qua đó giúp phát hiện và xử lý đối với doanh nghiệp cá biệt có vi phạm về xuất xứ hàng hoá hoặc chỉ thực hiện các công đoạn sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng không đáng kể tại Việt Nam.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động trước "làn sóng" điều tra phòng vệ thương mại từ nước ngoài, theo định kỳ, Bộ Công Thương đã thông báo danh sách gồm 17 mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gửi các bộ ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp để phối hợp theo dõi.

Bộ Công Thương đánh giá, công tác cảnh báo sớm đã đem lại một số kết quả tích cực như Việt Nam chứng minh doanh nghiệp xuất khẩu không có các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng với nước thứ ba trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh với thép dây không gỉ dạng tròn; Úc chấm dứt điều tra chống bán phá giá với amoni nitrat; các doanh nghiệp xuất khẩu pin mặt trời sang Hoa Kỳ được miễn thuế phòng vệ thương mại tạm thời, hay mức thuế chống bán phá giá chính thức do Mexico áp dụng với thép mạ giảm so với sơ bộ.

"Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần không chỉ giữ vững mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu"- theo Bộ Công Thương.

Củng cố thể chế về phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương nhận định, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký với các đối tác thị trường lớn của Việt Nam sẽ tiếp tục có tác động tích cực đến thương mại, đầu tư, xuất khẩu. Đây là những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.

Tuy nhiên, với độ mở của nền kinh tế, ngày càng hội nhập sâu và tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng trên thế giới, Việt Nam sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của những biến động từ bên ngoài trong bối cảnh rủi ro, thách thức còn rất lớn đối với triển vọng kinh tế thế giới 2025.

Trước các cơ hội và thách thức đan xen, Bộ Công Thương sẽ thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, trong đó sẽ thực hiện các giải pháp phòng ngừa, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, cảnh báo sớm và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế, chủ động bảo vệ lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất trong nước và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, người dân.

Theo đó, về công tác phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, củng cố thể chế về phòng vệ thương mại để triển khai hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ thương mại để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Tích hợp công cụ phòng vệ thương mại và các kế hoạch, chủ trương, chính sách về phát triển sản xuất trong nước.

Đồng thời, Bộ Công Thương tiếp tục nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là tính chất, tác động của các biện pháp này để có cách tiếp cận phù hợp. Cũng như tiếp tục nâng cao năng lực phòng vệ thương mại để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là củng cố cơ chế phối hợp thống nhất, xuyên suốt xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương, giữa các cơ quan trong nước và ngoài nước; giữa các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội ngành hàng.

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các Đề án lớn về phòng vệ thương mại, gồm: Đề án 316 “Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại”; Đề án 824 “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”; Đề án 1659 “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới”.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức, cá nhân liên quan về pháp luật phòng vệ thương mại, các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại thông qua tổ chức toạ đàm, hội thảo, đào tạo bồi dưỡng, xây dựng, duy trì bản tin về phòng vệ thương mại, báo cáo phòng vệ thương mại…

Trước bối cảnh nhiều hàng hoá nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước, công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước. Tính đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hoá nhập khẩu. Trong 6 tháng 2024, Bộ Công Thương đã triển khai công tác điều tra, rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại, cụ thể: Tiếp tục điều tra, rà soát 7 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 1 vụ việc mới; tiếp nhận và xử lý 7 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Việt chuyển mình

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Việc thay đổi từ tư duy đến hành động hướng đến xanh hoá trong sản xu là cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp Việt tiếp cận với thị trường người tiêu dùng toàn cầu.
Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Việt Nam tham gia Hội chợ ACE 2024 tại Sơn Đông, Trung Quốc nhằm quảng bá sản phẩm ẩm thực, mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác trong khu vực.
Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.
Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Các doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA, nhìn nhận châu Âu là thị trường tiềm năng và cần phải có chính sách tiếp cận riêng.
3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Khách sạn Đối ngoại (Hà Nội) với khoảng 1.000 đại biểu tham dự.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Hàng chục doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam quảng bá sản phẩm tại Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống - PLMA 2024 tại Hoa Kỳ.
Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Từ kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại của ngành nhôm Việt Nam, doanh nghiệp phải tập trung vào chất lượng thay vì giá để tránh bị điều tra.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp mong muốn cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban, ngành nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo.
CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn từ 21 - 23/11 với nhiều công nghệ mới về tiết kiệm năng lượng.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Ngân hàng Thế giới vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,1% cho năm 2024 và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng lên 6,5% vào năm 2025...
Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo thêm cơ hội cho các sản phẩm OCOP Quảng Ninh mở rộng thị trường tiêu thụ.
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã chia sẻ với Báo Công Thương các giải pháp xúc tiến đầu tư.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Với mong muốn giúp doanh nghiệp tăng cường hợp tác, quảng bá thương hiệu, Sở Công Thương Long An đã hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ xúc tiến thương mại.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Sáng ngày 15/11/2024, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Tỉnh Cà Mau vừa tổ chức cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong và ngoài nước kết nối giao thương với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động