Nâng cao năng lực nhân sự địa phương: chìa khóa đảm bảo sản xuất thông suốt

PV

PV

Nằm trong chiến lược địa phương hóa nguồn lực, nhiều năm qua, GE đã đẩy mạnh việc đào tạo và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Chiến lược này đang thể hiện tầm nhìn đúng đắn khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc di chuyển của đội ngũ chuyên gia nước ngoài bị hạn chế nhưng đội ngũ nhân sự người Việt Nam vẫn bảo đảm sản xuất thông suốt cho các nhà máy kỹ thuật số cao.

Tại GE Hải Phòng - một trong 7 nhà máy Kỹ thuật số cao của GE trên toàn cầu, những nhân sự địa phương vẫn đang đảm nhiệm tốt phần việc của mình. Đây là một ví dụ điển hình về hiệu quả của sự kết hợp giữa nền tảng công nghệ quốc tế với nguồn lực trong nước.

Sáng tạo để vượt qua thử thách

Một ngày làm việc của Kỹ sư Đinh Hữu Hoàng - Giám đốc Thiết bị và Bảo trì (FM) tại GE Renewable Energy Hải Phòng thường bắt đầu bằng cuộc họp lúc 8h sáng với toàn bộ phận sản xuất . Đây là cách nhanh nhất để nắm bắt được toàn bộ công việc và đưa ra hướng xử lý hiệu quả. Là người chịu trách nhiệm cho bộ phận được ví như “tuyến phòng thủ”, anh Hoàng luôn nỗ lực hết sức để đảm bảo cho máy móc trong nhà máy luôn vận hành trơn tru, đạt được hiệu suất cao nhất. Trước khi đại dịch xảy ra, đối với một số máy móc đặc thù, đội ngũ bảo trì của GE Hải Phòng luôn nhận được sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời điểm hạn chế đi lại, các chuyên gia nước ngoài không thể sang trực tiếp, anh Hoàng và các cộng sự bắt buộc phải tự học hỏi và sáng tạo để có thể đảm nhiệm được toàn bộ các công việc liên quan đến máy móc của nhà máy.

Với đặc thù của một nhà máy kỹ thuật số cao, GE Hải Phòng có khoảng 500 máy, trong đó có nhiều máy chuyên biệt được thiết kế để phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng. Hiện nay trung bình 1-2 năm nhà máy đã thay hệ thống máy móc mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, rút ngắn 1/3 thời gian so trước kia. Để thích ứng với sự thay đổi này, theo anh Hoàng, đội FM phải thường xuyên cập nhật kiến thức để làm chủ công nghệ đồng thời đưa ra các ý tưởng thay đổi thiết kế cho phù hợp với tình hình sản xuất. Khi tự mày mò, đội ngũ nhân sự người Việt có cơ hội để hiểu sâu hơn về cơ chế vận hành của các thiết bị mới. Thay vì sửa chữa, phòng FM đang chuyển sang công tác phòng ngừa sự cố. Ngoài ra, FM cũng đẩy mạnh tự động hóa để mọi nhân viên ứng dụng vào công việc.

Nâng cao năng lực nhân sự địa phương: chìa khóa đảm bảo sản xuất thông suốt
Một buổi chia sẻ, cập nhật kiến thức tại nhà máy

“Sáng tạo đổi mới là cốt lõi vận hành của GE và đây cũng là điều chúng tôi tâm niệm với nhau hằng ngày. Dịch bệnh COVID-19 bùng phát là trở ngại nhưng cũng là cơ hội buộc nhân sự trong nước đổi mới tư duy làm việc, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chúng tôi dựa vào các video hướng dẫn để tự lắp đặt rồi đào tạo nhân sự người Việt vận hành, bảo trì. Chủ động tiếp cận công nghệ nên trong quá trình vận hành, nhiều sáng kiến đã được đưa ra để thay đổi thiết kế cho phù hợp với tình hình sản xuất” - anh Đinh Hữu Hoàng chia sẻ.

Trên thực tế, nhiều ý tưởng sáng tạo do phòng FM đề xuất đã góp phần giúp GE Renewable Energy Hải Phòng nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.

Đơn cử như năm 2019, phòng FM đã kết hợp cùng đội kỹ thuật để xây dựng thành công phần mềm hỗ trợ bảo trì, bảo dưỡng cho nhà máy GE Hải Phòng. Trước đó, bộ phận bảo trì, bảo dưỡng không có trung tâm dữ liệu cũng như phần mềm quản lý vận hành nên công việc gặp nhiều trở ngại. Trải qua hơn 1 năm nghiên cứu và thử nghiệm, hệ thống đã hoạt động và vận hành trơn tru, mang lại nhiều giá trị cho nhà máy.

Hay khi phải lắp đặt một thiết bị mới mà nhà thầu không thể sang được để hỗ trợ, đội ngũ kỹ thuật đều nỗ lực nghiên cứu ngày đêm, tìm các phương án để có thể xử lý, đảm bảo sản xuất cho bộ phận sản xuất đồng thời tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhà máy.

"Ví dụ như khi nhà máy phải lắp đặt máy mài trị giá hàng triệu đô la mà nhà thầu không thể sang được, thực sự chúng tôi đã rất lo lắng. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực học hỏi không ngừng, đội ngũ kỹ thuật đã xử lý và lắp đặt thành công. Đến thời điểm hiện tại, công việc này không còn cần nhà thầu sang để lắp đặt, mọi người có thể thông qua việc gọi video trực tuyến để hướng dẫn, hỗ trợ lắp đặt và đào tạo lẫn nhau" - Anh Hoàng chia sẻ và cho biết, nhắc đến máy móc, kỹ thuật, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ đây là một công việc khô khan và nhàm chán. Nhưng với chúng tôi, mỗi tình huống đều rất khác nhau, không hề lặp đi lặp lại và luôn có những cách xử lý riêng và khác biệt để giải quyết vấn đề một cách triệt để và hiệu quả nhất. Ở môi trường này, tôi rất tự hào khi được làm việc cùng những đồng nghiệp vô cùng sáng tạo với rất nhiều đổi mới để mang lại giá trị cho bộ phận cũng như nhà máy.

Nâng cao năng lực nhân sự địa phương: chìa khóa đảm bảo sản xuất thông suốt
Anh Hữu Hoàng - Giám đốc Thiết bị và Bảo trì (FM) tại GE Renewable Energy Hải Phòng

Chìa khóa cho vận hành thông suốt

Trên thực tế, sự chủ động, sáng tạo, không nao núng trong mọi tình huống khó khăn, giữ vững sản xuất của các nhân viên nhà máy GE Hải Phòng là “trái ngọt” của chiến lược địa phương hóa và nâng cao năng lực cho nhân sự người Việt của GE. Nhiều năm qua, chính sách “địa phương hóa nguồn lực” (localization) của GE đã phát huy hiệu quả tối đa. Không chỉ sử dụng 100% nhân sự người Việt, GE còn đào tạo nhân sự được tuyển đạt cấp độ như GE kỳ vọng đồng thời trao quyền cho họ.

“Trước đây, tôi làm việc ở khối sản xuất, tính chất công việc khác hoàn toàn với bảo trì. Nói một cách đơn giản thì từ chỗ có quyền yêu cầu các bộ phận khác đảm bảo sản xuất thì nay lại là đơn vị cung cấp, đảm bảo dịch vụ cho sản xuất, chuyên sâu hơn về máy móc. Đây thực sự là thách thức rất lớn. Tuy nhiên, trong môi trường GE, điều này không có gì lạ cả. Tất cả nhân sự của GE đều có thể và luôn sẵn sàng cho những vị trí khác nhau, những thách thức khác nhau. Chúng tôi được đào tạo, được hỗ trợ, được trao quyền và truyền cảm hứng. Thực tế là GE đã để tôi được tự quyết định ở lĩnh vực mới mà tôi phụ trách. Có bối rối ban đầu nhưng nhờ sự trợ giúp của các đồng nghiệp cùng sự nỗ lực của bản thân, tôi đã có thể nhanh chóng bắt kịp công việc mới, đảm bảo hiệu quả sản xuất cho toàn nhà máy” – anh Hoàng cho biết.

Cũng theo anh Hoàng, nhờ vào văn hóa này, tại GE Hải Phòng, không chỉ anh mà toàn bộ đội ngũ nhân viên đều có khả năng điều khiển, làm chủ máy móc và dây chuyền lắp ráp trong nhà máy. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, GE Hải Phòng vẫn đều đặn ra mắt sản phẩm mới dù không có chuyên gia nước ngoài sang hỗ trợ. Các lô hàng linh kiện lắp đặt trong tháp gió, sản phẩm cơ khí... vẫn đều đặn được đóng gói lên đường xuất khẩu phục vụ cho việc sản xuất năng lượng tái tạo toàn cầu.

Theo ông Phạm Hồng Sơn - Tổng giám đốc GE Việt Nam, GE Hải Phòng không chỉ đóng góp phần không nhỏ trong thành công chung của GE, mà còn là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp giữa nền tảng công nghệ quốc tế với nguồn lực trong nước.

“GE đã dành cho Nhà máy ở Hải Phòng sự quan tâm đặc biệt, nhất là với đội ngũ nhân lực Việt. Sau quá trình đào tạo, toàn bộ đội ngũ nhân viên GE Hải Phòng có trình độ cao, có khả năng điều khiển toàn bộ máy móc và dây chuyền lắp ráp trong nhà máy. Đây chính là thành quả từ chương trình đào tạo mở rộng của GE với tiêu chí: Gửi gắm bí quyết của GE vào tay thế hệ lao động trẻ và năng động” – ông Sơn cho biết.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Phải xử lý dứt điểm vướng mắc tại Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong tháng 4/2024

Phải xử lý dứt điểm vướng mắc tại Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong tháng 4/2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Đồng Nai và các đơn vị liên quan tập trung xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 & 4 trong tháng 4/2024.
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện khí LNG được xem là một hướng đi đột phá toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

PC Sơn La: Nâng cao khả năng ứng phó mất điện trên diện rộng.

PC Sơn La: Nâng cao khả năng ứng phó mất điện trên diện rộng.

PC Sơn La diễn tập sự cố, đảm bảo cung ứng điện, ứng phó với những bất lợi và diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời gian tới.
Tiền Giang: Đặt mục tiêu tiết kiệm 5% tổng số điện năng tiêu thụ trong năm

Tiền Giang: Đặt mục tiêu tiết kiệm 5% tổng số điện năng tiêu thụ trong năm

Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang đề nghị các sở, ngành phải triển khai kế hoạch tiết kiệm điện, đảm bảo tối thiểu tiết kiệm 5% tổng điện năng tiêu thụ trong năm.
Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Bất chấp nhiều dự đoán giá dầu lên cao sau khi Iran tấn công Israel, chuyên gia tin rằng khối OPEC+ và Mỹ có thể giữ giá dầu xuống dưới 100USD/thùng.
Gỡ vướng dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Gỡ vướng dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa đã họp tìm giải pháp gỡ vướng dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống.
2 dự án truyền tải điện tại Long An tắc chủ trương đầu tư

2 dự án truyền tải điện tại Long An tắc chủ trương đầu tư

Mặc dù đã có nhiều lần làm việc trực tiếp nhưng đến nay, 2 dự án truyền tải điện tại Long An vẫn chưa được UBND tỉnh này phê duyệt chủ trương đầu tư.
EVNNPT tìm vốn cho dự án điện nghìn tỷ ở Thái Bình

EVNNPT tìm vốn cho dự án điện nghìn tỷ ở Thái Bình

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) vừa có thông báo mời thu xếp vốn Dự án Trạm biến áp 500kV Thái Bình và đấu nối theo hình thức cạnh tranh.
EC kêu gọi các quốc gia thành viên khắc phục cuộc khủng hoảng năng lượng

EC kêu gọi các quốc gia thành viên khắc phục cuộc khủng hoảng năng lượng

Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đầu tiên là bắt đầu bằng việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
3 tháng đầu năm 2024 sản lượng điện truyền tải đạt gần 55 tỷ KWh, tăng 12,4%

3 tháng đầu năm 2024 sản lượng điện truyền tải đạt gần 55 tỷ KWh, tăng 12,4%

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia cho biết, 3 tháng đầu năm 2024 sản lượng điện truyền tải thực hiện 54,950 tỷ kWh, tăng 12,4% so cùng kỳ năm 2023.
Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
EVN đốc thúc 2 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

EVN đốc thúc 2 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 13/4/2024, tại Hưng Yên, đoàn công tác của EVN/EVNNPT đã đi kiểm tra, đôn đốc việc cung cấp cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Bắc Giang: Xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải còn chậm tiến độ

Các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện còn chậm tiến độ, có nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ.
Không cắt điện dịp Lễ Giổ tổ Hùng Vương, chiến thắng 30/4 và ngày quốc tế lao động

Không cắt điện dịp Lễ Giổ tổ Hùng Vương, chiến thắng 30/4 và ngày quốc tế lao động

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có chỉ đạo các đơn vị không được cắt điện dịp Lễ Giổ tổ Hùng Vương, 30/4 và ngày quốc tế lao động
Lộ trình áp dụng thí điểm và cách tính giá điện 2 thành phần cho khách hàng sản xuất, kinh doanh

Lộ trình áp dụng thí điểm và cách tính giá điện 2 thành phần cho khách hàng sản xuất, kinh doanh

Cơ quan chức năng vừa thông tin về lộ trình áp dụng thí điểm đối với khách hàng theo cơ chế giá điện hai (2) thành phần gồm giá công suất và giá điện năng
Gấp rút hoàn thiện đúc móng dựng cột Đường dây 500kV mạch 3

Gấp rút hoàn thiện đúc móng dựng cột Đường dây 500kV mạch 3

Trong 2 ngày 11-12/4, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục tới kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3 tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá
Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Dự báo đúng nên ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, các cục, vụ kịp thời cung cấp thông tin đến người dân và xã hội về tình hình sản xuất điện.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân

Với 367 ý kiến góp ý vào Dự thảo 2 Luật Điện lực sửa đổi, Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân để hoàn thiện trình Bộ Tư pháp thẩm định.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 12/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi).
Phát triển điện mặt trời mái nhà: Doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Phát triển điện mặt trời mái nhà: Doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Điện mặt trời mái nhà không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi Việt Nam gia nhập các FTA
Nhu cầu phụ tải dự báo tăng 13%, Bộ Công Thương làm gì để đảm bảo cung ứng điện?

Nhu cầu phụ tải dự báo tăng 13%, Bộ Công Thương làm gì để đảm bảo cung ứng điện?

Dự báo nhu cầu phụ tải có thể tăng 13% vào cao điểm mùa khô, cùng với các giải pháp đảm bảo cấp điện thì công tác tiết kiệm điện đang được ráo riết triển khai.
Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Việc giữ nước ở các hồ thủy điện để đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2024 là bài học được rút ra từ điều hành cung ứng điện năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động