Tọa đàm "Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá: Giải pháp chính sách phù hợp" Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Không để phát sinh tiêu cực, tham nhũng, "bảo kê" cho hoạt động buôn lậu |
Ngày 6/12, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hợp tác trong chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ”. Đây là diễn đàn để các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các doanh nghiệp trao đổi và bàn các giải pháp hữu hiệu trong việc phối hợp giữa các lực lượng, từ đó nâng cao hiệu quả trong “cuộc chiến” chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.
![]() |
Đại biểu tham dự tọa đàm |
Tham dự có ông Trần Văn Dũng - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương); ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh; đại diễn các cơ quan chức năng của Tổng cục Hải quan;
Ngoài ra, còn có diện lãnh đạo Hải quan các địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu; đại diện lãnh đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, các đơn vị chức năng, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Đặc biệt, nhiều loại hàng cấm như ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu, động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng… có chiều hướng gia tăng mức độ phức tạp trên các tuyến, địa bàn trong cả nước và cả trên không gian mạng.
![]() |
Sản phẩm giả thương hiệu được làm rất tinh vi, mắt thường khó phân biệt được. |
Dự báo trong những tháng cuối năm 2024, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại tọa đàm các diễn giả đến từ Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường), Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh, Đội 4 - Cục Điều tra chống buôn lậu đã chia sẻ về thực trạng hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Đồng thời đưa ra các giải pháp, cũng như kiến nghị trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là công tác nâng cao hiệu quả phối hợp.
![]() |
Ông Trần Văn Dũng - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nêu ý kiến |
Ông Trần Văn Dũng - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, tại biên giới các tỉnh phía Nam, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp.
Đáng chú ý, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Có thể dễ dàng nhận thấy, gần như bất kỳ hàng hóa nào bán chạy trên thị trường đều xuất hiện hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…
![]() |
Đại diện Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh nêu kiến nghị tại tọa đàm. |
Nhấn mạnh nhằm ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ông Trần Văn Dũng cho biết, lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hàng vi buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng giả.
Đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc chia sẻ thông tin, xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Cùng với đó, phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chống buôn lậu, hàng giả; hỗ trợ tập huấn cho lượng lượng quản lý thị trường trong việc cung cấp thông tin về các hành vi vi phạm, về phân biệt hàng thật - hàng giả; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi luật pháp để nâng cao nhận thức của công chúng về quyền và yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ…
![]() |
Doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến tại tọa đàm. |
Theo ông Trần Văn Dũng, hàng năm cứ vào những tháng cuối năm, cùng với hoạt động thương mại, lưu chuyển hàng hóa tăng cao, tình hình buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng phục vụ tiêu dùng.
Do đó, trong những tháng cuối năm 2024, lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra kiểm soát theo các kế hoạch như: Kế hoạch số 133/KH-BCĐ389 ngày 30/11/2024 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024…
![]() |
Ông Vũ Hoài Linh - Phó Đội trưởng Đội 4, Cục Điều tra Chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan |
Ông Vũ Hoài Linh - Phó Đội trưởng Đội 4, Cục Điều tra Chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cũng cho biết, để chủ động kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu hàng giả, hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay và các giai đoạn tiếp theo, lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo toàn ngành tập trung vào một số giải pháp như: Chủ động sử dụng hệ thống nghiệp vụ, phối hợp trong và ngoài ngành (Công an, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng...) để xác định trọng điểm, phát hiện và xử lý vi phạm về hàng giả, giả mạo sở hữu trí tuệ, xuất xứ trong xuất nhập khẩu…
Theo số liệu của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng ngành Hải quan, trong 9 tháng năm 2024 toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 12.949 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 23.757 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 21 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 128 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 522,48 tỷ đồng. |