Cải cách hành chính cần mạnh mẽ và hiệu quả hơn |
Đẩy mạnh thực hiện
Nhằm đáp ứng mục tiêu Chương trình tổng thể cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công, từ năm 2020 đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành nhiều văn bản từ Nghị quyết, Chỉ thị, Đề án, Kế hoạch 5 năm, hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC).
Theo đó, CCHC được UBND tỉnh xác định là một trong 4 đột phá chiến lược của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, 2021-2025. UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo CCHC của tỉnh, trong đó đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, thành viên là Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ CCHC, qua đó kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém; gắn việc thực hiện nhiệm vụ CCHC với công tác thi đua, khen thưởng và đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.
Cải cách hành chính được thực hiện đồng bộ trên cả 6 lĩnh vực |
Từ sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo CCHC của tỉnh, nhiệm vụ CCHC trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện đồng bộ trên cả 6 lĩnh vực. Các cơ quan, đơn vị đã quan tâm đến chất lượng, tiến độ giải quyết TTHC; tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC trước và đúng hạn tăng cao, tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn giảm, chất lượng cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền ngày càng được nâng cao; công tác công bố, công khai danh mục TTHC luôn đảm bảo đầy đủ, kịp thời; tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC trên môi trường điện tử được đẩy mạnh.
Theo kết quả công bố Chỉ số CCHC (PAR INDEX) năm 2021 của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, tỉnh Hòa Bình đạt 87,06%, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5,4%, tăng 28 bậc so với năm 2020.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
Song song với việc CCHC, UBND tỉnh Hòa Bình xác định việc “kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp để tinh gọn, giảm biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do đó, đã sớm ban hành các chương trình hành động, kế hoạch nhằm xác định nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện thành công mục tiêu đề ra.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn vay |
Cụ thể, để thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo cơ quan tham mưu trực tiếp là Sở Nội vụ xây dựng quy trình cụ thể, tổ chức hội nghị hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chi tiết như: Thành phần hồ sơ tổ chức lại tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; trình tự, thủ tục nộp hồ sơ; đồng thời có Đề cương rà soát, sắp xếp, tổ chức lại tổ chức hành chính và Đề cương rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập kèm theo để các sở, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện, đảm bảo vừa đúng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời đảm bảo các nội dung và trình tự về tổ chức lại tổ chức hành chính theo quy định của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP và tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Kết quả, sau sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện của UBND tỉnh Hòa Bình đã tinh gọn triệt để. Số lượng các đầu mối giảm 1 Sở; 21 phòng thuộc sở; 2 chi cục; 20 phòng thuộc chi cục; 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Chi cục và giảm 9 phòng thuộc UBND cấp huyện; 1 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện. Từ đó, nâng cao hiệu quả CCHC trên địa bàn tỉnh.
Kết quả, sau khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện của UBND tỉnh Hòa Bình đã tinh gọn triệt để, số lượng các đầu mối giảm, từ đó nâng cao hiệu quả CCHC trên địa bàn tỉnh. |