Nâng cao chất lượng lao động, kết nối cung - cầu nguồn nhân lực

Ðại dịch Covid-19 đã và đang tác động lớn đến kinh tế - xã hội của nước ta. Lúc này, những yêu cầu về nguồn nhân lực, lao động và việc làm luôn được đặt lên hàng đầu nhằm tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin dự báo thị trường lao động và chất lượng dịch vụ việc làm; hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động. Đồng thời, đổi mới chế độ tuyển dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước và đổi mới sáng tạo…

Việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) xây dựng hai Đề án “Hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030” và “Nâng cao năng lực dự báo nhu cung - cầu lao động” là để hướng tới một thị trường lao động hiện đại, đồng bộ, vận hành theo quy chế thị trường đúng nghĩa. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hải – Cục việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - cho biết, để làm được điều này, việc hoàn thiện được khuôn khổ pháp chế, pháp lý là điều vô cùng quan trọng. Cùng với đó, xây dựng lại hệ thống thông tin thị trường lao động, xây dựng được dữ liệu cung cầu lao động và trên cơ sở đó đẩy mạnh các hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm. Do vậy, nếu chỉ dừng lại ở đề án này thì có thể là chưa đủ, nhưng 2 đề án này sẽ là cơ sở lý luận và nền tảng để chúng ta phát triển và trong những năm tới đây đưa các giải pháp vào cuộc sống để đến năm 2030 chúng ta cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ nhanh hơn, rõ hơn điểm yếu của thị trường lao động, nó buộc chúng ta phải đẩy nhanh hơn những kế hoạch trước đó để phục hồi thị trường này - ông Nguyễn Xuân Hải nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, những yếu tố khách quan từ sự căng thẳng thương mại Trung - Mỹ cũng làm ảnh hưởng tương đối tới cơ cấu lao động ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tất cả những tác động này khiến những kế hoạch phục hồi thực sự phải chú ý đến là vấn đề về cơ cấu lao động, dịch chuyển từ nông thôn sang thành thị, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ lĩnh vực yêu cầu kỹ năng thủ công đến việc sử dụng máy móc, tự động hóa và thậm chí phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số... Các vấn đề đào tạo lao động, nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng, đảm bảo dịch chuyển giữa các ngành, đảm bảo dịch chuyển nội ngành, dịch chuyển được lao động giữa khu vực thành thị, nông thôn… đó là những vấn đề căn cốt để phải đẩy nhanh hơn, tập trung nhiều hơn trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, trong bối cảnh đó, việc tận dụng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể làm thay đổi căn bản trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật như là tự động hóa, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo vào quá trình sản xuất.

Nâng cao chất lượng lao động, kết nối cung   cầu nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn lao động chất lượng là yếu tố ưu tiên hàng đầu

Đặt vấn đề đào tạo và đào tạo lại lao động là vấn đề căn cốt. Hiện nay, xu thế của thị trường không chỉ là đảm bảo an sinh xã hội cho lao động Việt Nam trong những ngắn hạn mà cả một quá trình. Việc đảm bảo bền vững thị trường lao động, phát triển đồng bộ liên thông hiện đại phải gắn với nâng cao chất lượng nguồn lao động, nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề cho người lao động. Do đó, trong xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NÐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điểm của Luật Việc làm về BHTN, nội dung chính của dự thảo nghị định này nhằm mở rộng các trường hợp bất khả kháng để được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Trong quỹ BHTN, ngay từ khi có Luật Việc làm và trong khuôn khổ pháp lý của BHTN đã cho phép sử dụng quỹ để hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lại nhân lực. Tuy vậy, trong thời gian qua, rất ít doanh nghiệp tiếp cận được khoản hỗ trợ này, nguyên do, theo ông Hải, hiện nay, Việt Nam đang đặt vấn đề ấy lên khá cao và đang nghiên cứu làm sao gỡ bỏ được cơ chế, để có thể có những chính sách, thay đổi để tận dụng được nguồn đó nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, chia sẻ về tình hình thị trường lao động thời điểm cuối năm, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa được khống chế, nhưng ở nước ta, tình hình kiểm soát dịch bệnh tốt đang tạo ra những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh “mục tiêu kép”. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong những tháng đầu quý IV/2020 đã xuất hiện nhiều dấu hiệu khởi sắc như tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm, nhu cầu sử dụng lao động có xu hướng tăng. Trên bình diện dự báo chiến lược, không thể phủ nhận thị trường lao động cuối năm có những tín hiệu tốt, tích cực do thời điểm này, các doanh nghiệp gia tăng các hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho dịp lễ, Tết. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng cao, song chủ yếu sẽ là các công việc thời vụ, bán thời gian. Nhu cầu tuyển dụng việc làm toàn thời gian sẽ vẫn giữ ở mức ổn định. Một số ngành được dự báo sẽ có nhu cầu tuyển lao động lớn trong dịp cuối năm như thương mại dịch vụ, giao nhận hàng, thương mại điện tử, công nghiệp chế biến,...

Bên cạnh đó, những chính sách mới về hiệp định thương mại song phương, hiệp định thương mại đa phương (EVFTA) đã dẫn đến làn sóng dịch chuyển mới có lợi cho thị trường lao động. Một số doanh nghiệp dệt may mở rộng quy mô hoạt động như xây mới nhà máy hoặc chuyển nhà máy từ nước khác sang Việt Nam, hoặc chuyển đơn hàng từ nước ngoài về Việt Nam sản xuất. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này có nhu cầu tuyển dụng lớn về nhân sự, trong đó có các vị trí cấp trung và cấp cao. Dự báo nhu cầu tuyển dụng này sẽ tăng trong 3 tháng tới và tăng mạnh trong 6 tháng tới.

Trang Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất quy định tính lương theo năng suất lao động

Đề xuất quy định tính lương theo năng suất lao động

Theo dự thảo Thông tư hướng dẫn về tính tiền lương, yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, cần được xem xét khi xác định tiền lương.
Thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương năm 2025 ra sao?

Thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương năm 2025 ra sao?

Năm 2025, nhằm gắn thu nhập với vị trí việc làm, nâng cao hiệu quả và bảo đảm công bằng, kế hoạch cải cách tiền lương sẽ được triển khai ra sao?
Cách tính trợ cấp phục viên cho quân nhân sau khi tinh gọn

Cách tính trợ cấp phục viên cho quân nhân sau khi tinh gọn

Dự thảo Thông tư về chính sách, chế độ khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong Quân đội đề xuất chính sách phục viên đối với quân nhân sau khi tinh gọn.
Ngày hội việc làm HaUI 2025: Hàng loạt

Ngày hội việc làm HaUI 2025: Hàng loạt 'ông lớn' FDI săn tìm nhân tài

Ngày 29/3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã tổ chức Ngày hội việc làm với 67 doanh nghiệp tham dự trong đó có đến hơn 80% là doanh nghiệp FDI.
Thời điểm đánh giá công chức hàng năm để xét quy hoạch, luân chuyển

Thời điểm đánh giá công chức hàng năm để xét quy hoạch, luân chuyển

Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) do Bộ Nội vụ soạn thảo, việc đánh giá công chức diễn vào cuối năm dương lịch, căn cứ để xem xét bồi dưỡng.

Tin cùng chuyên mục

Kết thúc cấp huyện, quản lý cán bộ xã ra sao?

Kết thúc cấp huyện, quản lý cán bộ xã ra sao?

Với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp theo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) do Bộ Nội vụ soạn thảo, cán bộ xã sẽ được quản lý ra sao?
Xu hướng việc làm sau thông tin sáp nhập tỉnh

Xu hướng việc làm sau thông tin sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập tỉnh tác động mạnh đến thị trường lao động, đòi hỏi người lao động phải thích nghi nhanh để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức.
UNETI thông báo tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2025

UNETI thông báo tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2025

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Bộ Công Thương) thông báo tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2025 với 33 chỉ tiêu có trình độ Thạc sĩ trở lên.
Thúc đẩy kinh tế tư nhân và cơ hội của cán bộ sau tinh gọn

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và cơ hội của cán bộ sau tinh gọn

Việc tinh gọn bộ máy dự kiến dẫn đến 100.000 cán bộ dôi dư, vậy đâu là hướng đi phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế tư nhân mạnh mẽ?
Lý do khiến người ngoài 30 tuổi khó tìm kiếm việc làm?

Lý do khiến người ngoài 30 tuổi khó tìm kiếm việc làm?

Bước qua tuổi 30, hành trình tìm kiếm việc làm bỗng chốc trở nên gập ghềnh hơn. Định kiến tuổi tác, cạnh tranh khốc liệt... đâu là rào cản thực sự?
Cơn sốt AI: Công việc nào sắp bị thay thế?

Cơn sốt AI: Công việc nào sắp bị thay thế?

AI phát triển mạnh mẽ, đẩy nhiều ngành nghề vào nguy cơ biến mất. Những công việc mang tính lặp lại, dựa vào dữ liệu đang dần bị thay thế bởi tự động hóa.
Ngành F&B: Cơ hội để cán bộ tinh gọn bộ máy khởi nghiệp

Ngành F&B: Cơ hội để cán bộ tinh gọn bộ máy khởi nghiệp

Theo dự báo của iPOS, số lượng cán bộ ảnh hưởng trong đợt tinh gọn bộ máy có thể khởi nghiệp bằng các cửa hàng kinh doanh ẩm thực nhượng quyền.
Ngày hội việc làm UNETI: Hơn 7.000 cơ hội cho sinh viên

Ngày hội việc làm UNETI: Hơn 7.000 cơ hội cho sinh viên

Hơn 200 doanh nghiệp và trên 7.000 vị trí việc làm được giới thiệu tại Ngày hội hợp tác doanh nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm do UNETI tổ chức sáng 15/3.
Loạt công ty công nghệ

Loạt công ty công nghệ 'sa thải', FPT tuyển dụng khủng

Trong năm 2024, khi nhiều công ty công nghệ đồng loạt cắt giảm nhân sự, tập đoàn FPT và một số công ty lại tuyển dụng khủng.
Bà Lê Thị Thúy Sen được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng

Bà Lê Thị Thúy Sen được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng

Vụ trưởng Vụ truyền thông Ngân hàng Nhà nước Lê Thị Thúy Sen được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng, từ ngày 31/3/2025.
Bổ nhiệm Tư lệnh và Chính ủy Quân khu 3,5,7 Bộ Quốc phòng

Bổ nhiệm Tư lệnh và Chính ủy Quân khu 3,5,7 Bộ Quốc phòng

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 5, Bộ Quốc phòng giữ chức Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Quốc phòng.
Gần 80% người lao động ưu tiên tiền lương

Gần 80% người lao động ưu tiên tiền lương

78,9% người lao động ưu tiên lương trong năm 2025, đó là thông tin đưa ra tại Báo cáo Lương và Thị trường lao động 2025 của Navigos Group vừa công bố.
Quảng Ngãi: Giao dịch việc làm sôi động ngay từ đầu năm

Quảng Ngãi: Giao dịch việc làm sôi động ngay từ đầu năm

Thị trường giao dịch việc làm tại tỉnh Quảng Ngãi sôi động ngay từ những ngày đầu năm. Dự báo năm 2025, các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng hơn 18.400 lao động.
Cần tuyển dụng hơn 100.000 lao động tại Hà Nội

Cần tuyển dụng hơn 100.000 lao động tại Hà Nội

Dự kiến trong quý I/2025, thị trường lao động Hà Nội cần tuyển dụng 100.000 - 120.000 lao động ở nhiều ngành nghề như thương mại, dịch vụ,...
Bộ Quốc phòng đề xuất chính sách cho người nghỉ trước tuổi

Bộ Quốc phòng đề xuất chính sách cho người nghỉ trước tuổi

Bộ Quốc phòng đang tổ chức lấy ý kiến chính sách, chế độ cho người nghỉ hưu trước tuổi trong quá trình thực hiện sắp xếp và tinh gọn bộ máy tổ chức.
Vĩnh Long: 100% doanh nghiệp, người lao động trở lại làm việc

Vĩnh Long: 100% doanh nghiệp, người lao động trở lại làm việc

Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long, tỉnh đến nay 100% doanh nghiệp và người lao động trở lại làm việc bình thường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Quy định thực hiện tiền thưởng đối với giáo viên

Quy định thực hiện tiền thưởng đối với giáo viên

Bộ Nội vụ thông tin, quyền xây dựng quy chế thực hiện chế độ tiền thưởng là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý hoặc được phân cấp thẩm quyền.
Bộ Nội vụ thông tin về quy định tiền thưởng

Bộ Nội vụ thông tin về quy định tiền thưởng

Để giải đáp thắc mắc, Bộ Nội vụ thông tin chế độ tiền thưởng được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024.
Tháng 1/2025: 96% hộ gia đình đánh giá thu nhập không thay đổi và tăng lên

Tháng 1/2025: 96% hộ gia đình đánh giá thu nhập không thay đổi và tăng lên

Theo khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư tháng 1/2025, Tổng cục Thống kê vừa công bố, 96% hộ gia đình đánh giá thu nhập không thay đổi và tăng lên.
Bãi bỏ một số quy định tiền lương từ ngày 15/2/2025

Bãi bỏ một số quy định tiền lương từ ngày 15/2/2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư về việc bãi bỏ một số quy định về tiền lương, lao động từ ngày 15/2.
Mobile VerionPhiên bản di động