Năm học 2024 - 2025 có gì đặc biệt?

Chương trình học được giảm tải, kỳ thi vào lớp 10 và tốt nghiệp trung học phổ thông theo phương án mới... là những điểm đặc biệt trong năm học 2024 - 2025.
8 nội dung đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học năm học 2024 - 2025 Phụ huynh ‘thở phào’ khi giá sách giáo khoa ‘giảm nhiệt’ Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến diễn ra ngày 26 - 27/6

Phát triển học sinh theo phẩm chất và năng lực

Năm học 2024 - 2025 được xem là một năm học đặc biệt, bởi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sẽ được triển khai ở tất cả các khối lớp, cũng là năm có khối học sinh lớp 12 đầu tiên thi tốt nghiệp theo phương án mới.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có mục tiêu phát triển học sinh theo phẩm chất và năng lực. Cụ thể, giáo dục phổ thông chia làm 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học cơ sở) và định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông). Cụ thể, giai đoạn giáo dục cơ bản nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, nhiều mặt của xã hội trong tương lai. Còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động.

Nếu như chương trình giáo dục phổ thông trước đây được xây dựng theo định hướng nội dung, thì Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lại được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực mà nhà trường, xã hội kỳ vọng. Điểm khác biệt quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lần đầu tiên được thực hiện, đó là việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể giữ vai trò như “nhạc trưởng” nhằm bảo đảm tính liên thông, tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học với nhau. Điều này giúp cho nội dung giáo dục không bị trùng lắp, chồng chéo giữa các môn học và hoạt động giáo dục.

Năm học 2024 - 2025 có gì đặc biệt?
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có mục tiêu phát triển học sinh theo phẩm chất và năng lực

Đặc biệt, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 áp dụng 6 biện pháp “giảm tải”, gồm: Giảm số môn học và hoạt động giáo dục, giảm số tiết học, giảm kiến thức kinh viện, tăng cường dạy học phân hóa, tự chọn, thực hiện phương pháp dạy học mới và đổi mới việc đánh giá kết quả giáo dục. Chương trình cũng trao quyết định chủ động, trách nhiệm cho địa phương, các nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch với đối tượng giáo dục, điều kiện các địa phương, cơ sở giáo dục. Thực hiện chương trình, cấp tiểu học sẽ dạy 2 buổi/ngày, cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông thực hiện dạy 1 buổi/ngày.

Không còn tình trạng dạy tủ, học tủ

Điểm đáng chú ý của năm học 2024 - 2025 này là lần đầu tiên khối học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp theo phương án mới. Theo đó, thí sinh thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, công nghệ.

Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong công văn hướng dẫn các tỉnh, thành thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 - 2025 do Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng vừa ký gửi các địa phương mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu trong việc thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở môn ngữ văn cần tránh sử dụng văn bản, đoạn trích trong sách giáo khoa làm ngữ liệu đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các bài kiểm tra định kỳ ở môn học này.

Yêu cầu này được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Đề thi tốt nghiệp THPT trong vài năm gần đây đều được đánh giá là phù hợp với mục đích đặt ra của kỳ thi này
Năm học 2024 - 2025 là năm đầu tiên khối học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp theo phương án mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra nhằm chuẩn bị cho học sinh lớp 9 và lớp 12 làm quen với định hướng đề thi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có hai kỳ thi quan trọng là kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.

Liên quan đến nội dung không dùng ngữ liệu sách giáo khoa để ra đề văn, TS. Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên ngữ văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) - cho rằng, việc sử dụng các văn bản ngoài sách giáo khoa làm ngữ liệu đọc hiểu và nghị luận là tất yếu để triệt tiêu tình trạng dạy và học theo văn mẫu, hay dạy tủ và học tủ. Tuy nhiên, văn hóa đọc của học sinh hiện nay chưa cao thì cấu trúc, định dạng của đề thi rất cần một lộ trình thích hợp, đảm bảo tính vừa sức, tính tích hợp, sự kế thừa, tính liền mạch của tư duy…. “Điều này vừa giảm áp lực cho học trò, vừa cũng làm tăng tính khoa học, tạo mối liên hữu cơ giữa các thành tố trong một chỉnh thể đề thi” - TS. Trịnh Thu Tuyết khẳng định.

Do vậy, cô Tuyết nêu ý kiến: Để giảm bớt áp lực cho học trò, để tạo tính liền mạch trong tư duy, tính liên kết của các thành tố trong một chỉnh thể, cô đề xuất phương án trước mắt: “Dù viết đoạn văn nghị luận xã hội hay nghị luận văn học, cũng nên yêu cầu luận về một vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học đã đặt ra trong văn bản đọc hiểu” - TS. Trịnh Thu Tuyết kiến nghị.

Theo các chuyên gia, với quy định mới này, giáo viên bắt buộc phải tìm hiểu, phải đọc để có được ngữ liệu dạy học sinh. Học sinh cũng không bị... học thuộc lòng các bài ở trong sách giáo khoa để đến lúc thi là làm theo nữa.

Từ khi áp dụng dạy chương trình mới, giáo viên dạy môn Ngữ văn sẽ bận hơn vì phải đọc nhiều, tích cóp tư liệu để làm các phiếu học tập cho học sinh. Cá nhân học sinh cũng phải tự học, tự đọc nhiều hơn, từ đó phát huy năng lực bản thân tốt hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các kì thi, người ra đề không còn bị bó hẹp phạm vi ngữ liệu, nội dung câu hỏi có thể đa dạng hơn. Người chấm thi sẽ khách quan hơn nữa khi không bị chi phối bởi những kết luận vốn đã quen về những tác phẩm trong sách giáo khoa.

“Đề thi lấy ngữ liệu ngoài thì có rất nhiều cái hay, nhưng mà khó. Điều này đòi hỏi cả người dạy và người học đều phải tích cực đọc sách. Tìm đến những tác phẩm văn học, những bài viết thuộc các thể loại được học để tìm hiểu, từ đó sẽ có thói quen không dựa dẫm vào văn mẫu” - một vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự kiến sau sáp nhập, diện tích các địa phương ra sao?

Dự kiến sau sáp nhập, diện tích các địa phương ra sao?

Chính phủ đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới để xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Bộ Công an hỗ trợ Lai Châu xây mới 1.100 nhà cho hộ nghèo

Bộ Công an hỗ trợ Lai Châu xây mới 1.100 nhà cho hộ nghèo

Bộ Công an phối hợp tỉnh Lai Châu triển khai hỗ trợ xây mới 1.100 căn nhà, phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trước ngày 30/6.
PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

Báo cáo PAPI 2024 đánh giá cao hoạt động tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương và cho rằng, đây là cơ hội mang tính lịch sử giúp Việt Nam bứt phá.
Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố đã làm bàng hoàng người tiêu dùng cả nước.
Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc 11 doanh nghiệp liên quan vụ sữa bột giả, kiểm tra công bố sản phẩm, giấy phép và xử lý vi phạm từ năm 2021 đến nay.

Tin cùng chuyên mục

Nhà giàn DK1/14 cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Nhà giàn DK1/14 cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Theo Vùng 2 Hải quân, lúc 20 giờ 00 phút, ngày 14/4, Nhà giàn DK1/14 nằm trên Bãi cạn Tư Chính đã cấp cứu thành công ngư dân bị nạn khi khai thác hải sản.
Tăng chỉ tiêu, tỷ lệ ‘chọi’ lớp 10 chuyên không giảm nhiệt

Tăng chỉ tiêu, tỷ lệ ‘chọi’ lớp 10 chuyên không giảm nhiệt

Dù tăng khoảng 500 chỉ tiêu so với năm trước nhưng tỷ lệ “chọi” vào lớp 10 chuyên năm học 2025 vẫn không hề giảm nhiệt.
Đề xuất chuyển 11 huyện đảo thành đặc khu hành chính kinh tế

Đề xuất chuyển 11 huyện đảo thành đặc khu hành chính kinh tế

Chính phủ đề xuất chuyển 11 huyện đảo thành đặc khu hành chính kinh tế, nhằm tinh gọn bộ máy, thúc đẩy phát triển kinh tế biển và tăng cường quản lý.
Việt Nam cấp phép nhập khẩu máy bay từ Trung Quốc

Việt Nam cấp phép nhập khẩu máy bay từ Trung Quốc

Nghị định số 89 vừa được Chính phủ ban hành sửa đổi về các chủng loại máy bay nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có các sản phẩm đã được cấp phép ở Trung Quốc.
Sáp nhập tỉnh:

Sáp nhập tỉnh: 'Một quyết định, ngàn kỳ vọng'

Theo ý kiến của nhiều người dân, chủ trương sáp nhập tỉnh là 'một quyết định, ngàn kỳ vọng', mở ra tương lai mới cho các địa phương.
Nhân sự 14/4: Bộ Tư pháp bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ

Nhân sự 14/4: Bộ Tư pháp bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ

Về tin nhân sự ngày 14/4, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo tại một số đơn vị trực thuộc.
Thời tiết hôm nay 15/4: Tây Nguyên có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 15/4: Tây Nguyên có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 15/4, khu vực Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 15/4/2025: Áp thấp hoạt động yếu dần

Thời tiết biển hôm nay 15/4/2025: Áp thấp hoạt động yếu dần

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/4/2025, gió trên khắp các vùng biển hoạt động với cường độ yếu đến trung bình. Rãnh áp thấp ở phía Nam hoạt động yếu dần.
Sáp nhập Bắc Giang và Bắc Ninh: Hình thành

Sáp nhập Bắc Giang và Bắc Ninh: Hình thành 'siêu tỉnh công nghiệp'

Sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh sẽ tạo động lực cho việc hình thành "siêu tỉnh công nghiệp" mới và cùng phát huy giá trị văn hóa tương đồng.
Trung ương ban hành kế hoạch sáp nhập tỉnh, xã

Trung ương ban hành kế hoạch sáp nhập tỉnh, xã

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch 47 triển khai sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh, xã và tổ chức chính quyền hai cấp, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.
Trường Quốc tế Bắc Mỹ triển khai học bổng tài năng cho học sinh từ 6 đến 16 tuổi

Trường Quốc tế Bắc Mỹ triển khai học bổng tài năng cho học sinh từ 6 đến 16 tuổi

Trường Quốc tế Bắc Mỹ ra mắt học bổng Tài năng thế hệ mới, hỗ trợ học sinh từ 6 đến 16 tuổi có tiềm năng xuất sắc với cơ hội miễn học phí 100% trong 3 năm.
Về quan niệm

Về quan niệm 'thân, thành, huệ, dung' trong bài viết của đồng chí Tập Cận Bình

Trong bài viết đăng trên Báo Nhân Dân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhắc đến quan niệm “Thân, Thành, Huệ, Dung” trong ngoại giao của Trung Quốc.
Từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu?

Từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu?

Từ 1/7/2025, lương hưu sẽ được điều chỉnh tăng. Vậy những nhóm đối tượng nào sẽ được hưởng chính sách này?
Bình Định: Mở lối tương lai bằng hướng nghiệp và đào tạo nghề

Bình Định: Mở lối tương lai bằng hướng nghiệp và đào tạo nghề

Với nhiều chương trình tư vấn nghề nghiệp, kết nối thị trường việc làm, Bình Định đang mở lối tương lai cho nhiều người lao động tại địa phương.
Nhiều Sở Công Thương tích cực hưởng ứng cuộc thi

Nhiều Sở Công Thương tích cực hưởng ứng cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025" đang đón nhận sự hưởng ứng nhiệt tình, sôi nổi từ đông đảo cá nhân, tổ chức, các Sở Công Thương trên cả nước.
Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Đã đến lúc cần ngăn chặn việc doanh nghiệp lợi dụng 'tự công bố' để đưa sản phẩm kém chất lượng ra thị trường, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Hàng dài người mua vé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Hàng dài người mua vé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trước dịp nghỉ lễ 30/4, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam liên tục thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan, dù đã bắt đầu thu phí vào cửa từ ngày 12/4.
Đề xuất cách đặt tên xã và tỉnh sau sáp nhập

Đề xuất cách đặt tên xã và tỉnh sau sáp nhập

Dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính khuyến khích đặt tên cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự.
Cà Mau: Hơn 20.000 ha rừng có nguy cơ cháy nguy hiểm

Cà Mau: Hơn 20.000 ha rừng có nguy cơ cháy nguy hiểm

Theo Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Cà Mau, hiện nay, tỉnh có tới 20.138 ha rừng đang ở mức cấp cháy rừng nguy hiểm.
Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới công nhận là Trung tâm xuất sắc
Mobile VerionPhiên bản di động