Chủ nhật 11/05/2025 17:51

Nắm bắt cơ hội để tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn

Việt Nam hiện có lượng lớn sinh viên theo học ngành ICT. Đây có thể là sự bổ sung về nguồn nhân sự cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa có buổi tiếp đoàn công tác Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA) do ông John Neuffer, Chủ tịch và Giám đốc điều hành SIA dẫn đầu đến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi cùng ông John Neuffer, Chủ tịch và Giám đốc điều hành SIA (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Theo Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có 6.000 nhân lực đang làm trong lĩnh vực thiết kế chip. Khoảng 85% trong số này đang làm thuê cho các công ty nước ngoài.

Bộ Thông tin và Truyền thông đang được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Điều Việt Nam quan tâm khi phát triển ngành công nghiệp này là tạo thêm công ăn việc làm, đồng thời, tăng tỷ lệ làm chủ công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chip bán dẫn.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, người Việt Nam rất thích học toán và các môn liên quan đến khoa học, công nghệ. Niềm đam mê với các môn học STEM giống như một phần trong ADN của người Việt Nam. Tố chất của người Việt rất phù hợp cho việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ông John Neuffer, Chủ tịch và Giám đốc điều hành SIA chia sẻ, ngành công nghiệp bán dẫn thế giới đang phát triển mạnh. Cùng với đó là sự chuyển dịch của các trung tâm trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn, đây là cơ hội rất tốt cho Việt Nam. Việt Nam cần cố gắng nắm bắt cơ hội này để tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam hiện có 6.000 nhân lực đang làm trong lĩnh vực thiết kế chip (Ảnh: Quỳnh Nga)

Bên cạnh đó, ông John Neuffer cũng nhắc đến vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực bán dẫn đang diễn ra trên toàn cầu. Theo tính toán của SIA, nếu không được bổ sung nguồn nhân sự, đến năm 2030, nước Mỹ sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngành bán dẫn.

"Việt Nam hiện có lượng lớn sinh viên theo học ngành ICT. Đây có thể là sự bổ sung về nguồn nhân sự cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu" - ông John Neuffer nói.

Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ trân trọng các nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc soạn thảo Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn.

“Khi xem bản dự thảo, tôi thấy đó là một chiến lược rất rõ ràng, rành mạch. Chúng tôi ấn tượng với nhiệt huyết và cam kết của Việt Nam trong việc theo đuổi ngành công nghiệp bán dẫn” - ông John Neuffer nói.

Theo ông John Neuffer, Chính phủ cần hỗ trợ các trường đại học để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển nhiều hơn, từ đó cung cấp thêm nhân tài cho nền kinh tế. Các trường đại học Việt Nam cũng cần tích cực hợp tác, đồng hành cùng với các doanh nghiệp.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ thông tin

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng