Năm 2045, Ninh Thuận sẽ là tỉnh phát triển toàn diện

Đó là tầm nhìn của UBND tỉnh Ninh Thuận trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Gỡ điểm nghẽn bất động sản cho phát triển kinh tế Việt Nam Ninh Thuận: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu xảy ra vi phạm về bảo vệ công trình thủy lợi

Ngày 12/5, Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh này đã ban hành Kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Đặt mục tiêu GRDP bình quân đạt 200 triệu đồng/người

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận xác định, mục tiêu đến năm 2030 đưa Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước; là tỉnh phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; hình thành khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh và hệ thống đô thị ven biển; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Năm 2045, Ninh Thuận sẽ là tỉnh phát triển toàn diện
Ninh Thuận xác định trở thành địa phương mạnh về kinh tế biển.

Cụ thể, Kế hoạch xác định tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 - 2030 bình quân đạt khoảng 10,84%/năm. Đến năm 2030, GRDP của tỉnh tăng 3,65 lần so với năm 2020 (giá hiện hành), trong đó nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 12-13%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 47-48%, dịch vụ chiếm khoảng 40-41%. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt khoảng 30%; kinh tế số chiếm 30% GRDP. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 200 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành).

Thu ngân sách Nhà nước đạt 11.000-12.000 tỷ đồng; tốc độ tăng thu nội địa cao hơn 2-3 điểm % so với bình quân của cả nước. Phấn đấu tỉ lệ đô thị hoá đạt khoảng 55-56%. Có ít nhất 45 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt trên 55%.

Tầm nhìn đến năm 2045, Ninh Thuận trở thành địa phương phát triển toàn diện, có thu nhập cao; là tỉnh mạnh về kinh tế biển; có khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

8 nhiệm vụ trọng tâm để hiện thực hóa kế hoạch

Để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành tỉnh phát triển toàn diện, có thu nhập cao vào năm 2045, tỉnh Ninh Thuận đặt ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Đó là tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế biển; Tập trung phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên biển và rừng; bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển; nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, phát triển toàn diện văn hoá - xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong vùng.

Đặc biệt, về nhiệm vụ phát triển liên kết vùng, UBND tỉnh Ninh Thuận giao các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức phát triển theo không gian 3 hành lang chính: Trục cao tốc Bắc Nam, tuyến đường ven biển và hành lang Đông - Tây theo tuyến Quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên để huy động các nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù của từng tiểu vùng, gắn với liên kết vùng với khu vực Tây nguyên và tiểu 4 vùng Nam Trung Bộ.

Trong đó, xác định 3 khu vực ưu tiên gồm: Vùng đô thị động lực Phan Rang - Tháp Chàm là vùng tổng hợp đa ngành; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng công nghiệp – cảng biển - năng lượng, thương mại dịch vụ và du lịch; Vùng phát triển phía Tây là vùng phát triển thương mại dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng và du lịch. - Tập trung kêu gọi, đầu tư tăng cường hệ thống hạ tầng trọng yếu bảo đảm liên kết vùng, nhất là trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, kinh tế số, đô thị, đào tạo nguồn nhân lực, du lịch và dịch vụ, logistics, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Năm 2045, Ninh Thuận sẽ là tỉnh phát triển toàn diện
Ninh Thuận hướng đến trở thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.

Bên cạnh đó, trong nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh Ninh Thuận xác định phát triển công nghiệp trở thành đòn bẩy để phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ khác, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện môi trường, có thương hiệu và tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất của khu vực và toàn cầu ở một số lĩnh vực có lợi thế như: công nghiệp năng lượng (điện gió, điện mặt trời, điện khí, thủy điện tích năng), cảng biển, đóng tàu, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ; các ngành công nghiệp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ.

Đồng thời, giao Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận tham mưu triển khai Đề án xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước, đặc biệt là điện gió và điện gió ngoài khơi, điện khí LNG; phát triển nguồn năng lượng Hydrogen xanh từ việc sử dụng năng lượng tự tiêu, năng lượng tái tạo tại chỗ hướng đến ngành công nghiệp xanh phù hợp với cam kết tại COP26. Hình thành Trung tâm sản xuất thiết bị, bảo trì bảo dưỡng năng lượng của vùng, Trung tâm sản xuất muối và hóa chất sau muối. Phân bố không gian công nghiệp theo hành lang kinh tế ven biển gắn với cảng biển, ưu tiên phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh, hành lang kinh tế Đông - Tây, các đường giao thông kết nối liên vùng từ Cảng tổng hợp Cà Ná lên Nam Tây nguyên.

Cùng với đó, triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại hình dịch vụ mới. Nghiên cứu phát triển các trung tâm logictics gắn với cảng biển, cảng hàng không.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Ninh Thuận

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Xem thêm