Trung Quốc: Nhập khẩu thiết bị sản xuất chip tăng hơn 90% so với cùng kỳ 2023 Nhu cầu chip trên toàn cầu sắp phục hồi? Phát triển công nghiệp bán dẫn: Kết hợp sức mạnh nội tại và nguồn lực quốc tế |
Một công ty tư vấn cho biết ngày 12/2 rằng sau ba năm tăng trưởng, việc mua sắm thiết bị sản xuất chip của Trung Quốc sẽ giảm trong năm nay do ngành công nghiệp này đang đối mặt với tình trạng dư nguồn cung và các hạn chế nghiêm ngặt hơn từ lệnh trừng phạt của Mỹ.
Quốc gia mua nhiều thiết bị chế tạo tấm bán dẫn silicon
Trong ít nhất hai năm qua, Trung Quốc là quốc gia mua nhiều thiết bị chế tạo tấm bán dẫn silicon nhất, với tổng giá trị 41 tỷ USD vào năm 2024, chiếm 40% doanh số toàn cầu, theo công ty nghiên cứu bán dẫn TechInsights của Canada.
Tuy nhiên, năm nay, dự kiến chi tiêu của Trung Quốc cho việc này sẽ giảm xuống còn 38 tỷ USD, giảm 6% so với năm trước. Tỷ trọng mua sắm toàn cầu của Trung Quốc cũng sẽ giảm xuống còn 20%, đánh dấu lần sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2021, ông Boris Metodiev, nhà phân tích cấp cao về sản xuất bán dẫn tại TechInsights, phát biểu trong một hội thảo trực tuyến.
“Chúng tôi nhận thấy chi tiêu của Trung Quốc đang chậm lại do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và tình trạng dư cung”, ông nói.
![]() |
Trung Quốc tăng cường hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất chip. Ảnh minh họa |
Trung Quốc là động lực tăng trưởng chính của ngành thiết bị sản xuất tấm bán dẫn silicon toàn cầu vào năm 2023 và 2024, khi thị trường chung suy thoái do nhu cầu hàng điện tử tiêu dùng sụt giảm.
Nhiều khoản mua sắm của Trung Quốc xuất phát từ việc tích trữ hàng hóa khi Mỹ liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm hạn chế khả năng tiếp cận và sản xuất chip của Trung Quốc, vốn có thể hỗ trợ phát triển trí tuệ nhân tạo phục vụ mục đích quân sự.
Các công ty Trung Quốc mở rộng mạnh mẽ
Bất chấp nỗ lực của Mỹ, các công ty chip Trung Quốc vẫn đạt được tiến bộ. Năm ngoái, công ty sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, SMIC (0981.HK), cùng với Huawei – đơn vị bị Mỹ trừng phạt – đã sản xuất thành công một con chip tiên tiến bằng cách sử dụng các phương pháp tốn kém và phức tạp hơn.
Các công ty Trung Quốc cũng mở rộng mạnh mẽ sang phân khúc chip công nghệ cũ, gia tăng đáng kể công suất sản xuất và giành thị phần từ các đối thủ Đài Loan (Trung Quốc).
SMIC cảnh báo ngày 12/2 rằng thị trường chip công nghệ cũ đang đối mặt với nguy cơ dư cung.
Các nhà sản xuất thiết bị hàng đầu Trung Quốc, bao gồm Naura Technology Group (002371.SZ) và AMEC (688012.SS), đã mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Naura hiện là nhà sản xuất thiết bị lớn thứ 7 thế giới tính theo doanh số, theo ông Boris Metodiev.
Dù Trung Quốc đang nỗ lực tự chủ trong lĩnh vực thiết bị sản xuất chip, nhưng điểm yếu lớn nhất vẫn là hệ thống quang khắc, cùng với các công cụ kiểm tra và lắp ráp, ông Boris Metodiev cho biết.
ASML của Hà Lan (ASML.AS) là nhà sản xuất máy quang khắc lớn nhất thế giới. Trong năm 2023, các công ty Trung Quốc chỉ cung cấp 17% thiết bị kiểm tra và 10% thiết bị lắp ráp được sử dụng trong nước, ông Boris Metodiev bổ sung.
Trong ít nhất hai năm qua, Trung Quốc là quốc gia mua nhiều thiết bị chế tạo tấm bán dẫn silicon nhất, với tổng giá trị 41 tỷ USD vào năm 2024, chiếm 40% doanh số toàn cầu, theo công ty nghiên cứu bán dẫn TechInsights của Canada. Tuy nhiên, năm nay, dự kiến chi tiêu của Trung Quốc cho việc này sẽ giảm xuống còn 38 tỷ USD, giảm 6% so với năm trước. |