Thứ tư 14/05/2025 13:26

Năm 2025, khu vực công nghiệp có thể tăng trưởng 11,9%

Tại kịch bản tăng trưởng GDP 10% trong năm 2025, thì ngành công nghiệp có thể đạt mức tăng trưởng 11,9% so với năm 2024.

Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ vừa đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, theo đó, tại kịch bản tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2025 tăng 6,5-7% thì tăng trưởng của ngành công nghiệp sẽ đạt mức 6,6-7,5% so với năm 2024.

Cụ thể, tăng trưởng công nghiệp quý I/2024 sẽ là 6,4-6,9%; quý II là 6,7-7,6%; quý III là 6,8-7,6% và quý IV là 6,9-7,7%. Ở kịch bản này, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự kiến sẽ có mức tăng trưởng 7,4-8,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng trưởng từ 9,9-10,6%.

Nghị quyết 01/NQ-CP đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2025. Ảnh minh họa

Ở kịch bản GDP tăng trưởng 8% trong năm 2024, ngành công nghiệp sẽ có mức tăng trưởng 9,3% trong năm 2025. Trong đó, quý I tăng 8,8%; quý II 9,4%; quý III 9,2% và quý IV 9,6%.

Ở kịch bản này, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có thể đạt mức tăng 11% và ngành sản xuất, phân phối điện có mức tăng dự kiến là 11,3%.

Tại kịch bản cao nhất, dự kiến tăng trưởng GDP tăng 10% so với năm 2024, ngành công nghiệp dự kiến sẽ có mức tăng 11,9%. Trong đó, quý I/2025 tăng 11%; quý II/2025 tăng 11,9%; quý III tăng 11,8% và quý IV tăng 12,6%.

Ở kịch bản này, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự kiến đạt mức tăng 12,5% và ngành sản xuất, phân phối điện đạt mức tăng 14,1%.

Nghị quyết số 01/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 được ban hành vào ngày 8/1 cũng nêu rõ, năm 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

Theo đó, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và cả giai đoạn 2021-2025, Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu 2 con số trong điều kiện thuận lợi hơn.

Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ giao mục tiêu cụ thể cho Bộ Công Thương trong một số ngành, lĩnh vực. Trong đó, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 12%, phấn đấu khoảng 14%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10%, phấn đấu khoảng 12%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9-10%, phấn đấu khoảng 12,5%; tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C 20-22%; tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử đạt từ 60-62%...

Tại Nghị quyết 01/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu 2 con số trong điều kiện thuận lợi hơn.
Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình