Thứ hai 21/04/2025 22:09

Năm 2025, EVNNPT khởi công và đóng điện 108 dự án

Năm 2025, bên cạnh việc đảm bảo điện với sản lượng truyền tải 269,1 tỷ kWh, EVNNPT phấn đấu khởi công 34 dự án; hoàn thành và đóng điện 74 dự án.

Vướng mắc về cơ chế

Ông Phạm Lê Phú - Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết, số công trình khởi công trong năm 2024 đạt 27/40 công trình, bằng 67,5% so với kế hoạch EVN giao và bằng 79% so với Nghị quyết số 181-NQ/ĐU của Đảng ủy đề ra (34 công trình); số công trình đóng điện năm 2024 chỉ đạt 49/76 công trình, bằng 64,5% so với kế hoạch EVN giao năm 2024, bằng 77,8% so với Nghị quyết đề ra (63 công trình).

Tổng giá trị đầu tư xây dựng (ĐTXD) 2024 ước tính 30.045 tỷ đồng, bằng 147,8% so với chỉ tiêu Nghị quyết của Đảng uỷ và kế hoạch năm 2024, trong đó đầu tư thuần 23.681 tỷ đồng, bằng 165,6% so với chỉ tiêu Nghị quyết của Đảng uỷ và kế hoạch năm 2024.

Ông Phạm Lê Phú - Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia báo cáo tại Hội nghị

Theo ông Phú, sở dĩ số dự án khởi công, đóng điện đạt thấp do có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Cụ thể, về nguyên nhân khách quan, thứ nhất là công tác thực hiện chủ trương đầu tư các dự án lưới điện của EVNNPT hiện gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách. Các dự án lưới điện 220 kV, 500 kV đã có trong quy hoạch cấp quốc gia (Quy hoạch điện VIII), tuy nhiên trong Quy hoạch lại không xác định chính xác vị trí xây dựng, diện tích đất sử dụng, do vậy các tỉnh khi đưa vào quy hoạch chỉ đưa danh mục hoặc xác định vị trí cũng có thể chưa phù hợp với yêu cầu quy mô, xuất tuyến các đường dây của dự án. Hiện UBND các tỉnh không đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư rất nhiều dự án với lý do dự án chưa phù hợp quy hoạch tỉnh (vị trí xây dựng trạm, vị trí cột chưa được bôi màu đất năng lượng); chưa phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện… Ngoài ra, với các dự án đường dây truyền tải 220 kV, 500 kV đi qua địa bàn 2 tỉnh trở lên, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư là Thủ tướng Chính phủ nên cần trình nhiều Bộ, ngành, địa phương để lấy ý kiến dẫn đến kéo dài thời gian phê duyệt chủ trương đầu tư.

Thứ hai, nhiều chế độ, chính sách liên quan đến công tác quản lý đất đai, chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa… được sửa đổi ban hành và có hiệu lực pháp lý như Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024, tuy nhiên việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của các ban, ngành địa phương còn chậm, đã gây rất nhiều khó khăn, vướng mắc đến công tác bồi thường, GPMB.

Thứ ba, khi thực hiện một số dự án, nhà thầu thi công gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa đáp ứng được tiến độ theo yêu cầu. Đối với đường dây cắt điện giao chéo với các đường dây trung, cao áp cấp điện cho các phụ tải quan trọng hoặc các nguồn điện gặp rất nhiều khó khăn khi Điều độ yêu cầu phải có thỏa thuận với khách hàng.

Về nguyên nhân chủ quan đó là trong công tác chuẩn bị đầu tư có thời điểm còn chưa quyết liệt đôn đốc các nhà thầu tư vấn thường xuyên bám các bộ, ngành, địa phương để kịp thời giải trình các nội dung còn vướng mắc trong quá trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án; Công tác phối hợp các bộ phận liên quan trong quá trình xử lý tình huống trong đấu thầu có nơi, có lúc vẫn chưa kịp thời nên một số gói thầu có thời gian xử lý kéo dài.

Đặc biệt, năm 2024, để thực hiện các dự án đường dây 500 kV mạch 3, EVNNPT phải huy động tối đa nhân lực làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện có đóng trực tại các Ban Tiền phương từ lúc khởi công cho đến lúc đóng điện, do đó, không bám sát để giải quyết các tồn tại, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ ở các dự án khác.

Chủ tịch EVN Đặng Hoàng An phát biểu chỉ đạo

Phấn đấu khởi công 34 dự án; hoàn thành, đóng điện 74 dự án

Năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, nhu cầu điện sẽ phải tăng 2 con số, do đó bên cạnh tăng cường quản lý vận hành lưới điện truyền tải, việc đầu tư các dự án nguồn và lưới điện có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong công tác đầu tư vẫn còn gặp một số khó khăn như thủ tục chuẩn bị đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải điện.

Mặc dù vậy, EVNNPT vẫn phấn đấu hoàn thành tốt nhất kế hoạch được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao và kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025 của EVNNPT.

Trong công tác đầu tư xây dựng, sẽ phấn đấu khởi công 34 dự án; hoàn thành và đóng điện 74 dự án. Tổng giá trị đầu tư xây dựng ước tính 20.670,913 tỷ đồng, trong đó đầu tư thuần khoảng 14.746,252 tỷ đồng.

Đối với các dự án có kế hoạch khởi công, đóng điện năm 2025: Tập trung đảm bảo tiến độ các dự án nâng cao năng lực lưới điện truyền tải, các dự án phục vụ đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc; các dự án giải tỏa công suất các NMĐ Nhơn Trạch 3, 4; các dự án phục vụ giải toả công suất NLTT, nguồn thuỷ điện Tây Bắc, mua điện Trung Quốc, mua điện Lào. Phấn đấu đóng điện thêm các dự án ngoài kế hoạch EVN giao.

Trong đó, tập trung cao độ đối với các dự án trọng điểm như: Các Trạm biến áp 500 kV Vĩnh Yên; trạm 220 kV Văn Điển; Nam Hòa, Vũ Thư; Trạm 220 kV Bá Thiện và đường dây 220 kV Việt Trì - Tam Dương - Bá Thiện, trạm 220 kV Yên Dũng và đường dây đấu nối; trạm 220 kV Nghĩa Lộ và Đường dây 220 kV Nghĩa Lộ - Việt Trì. Đường dây 220 kV Đô Lương - Nam Cấm; Đường dây 220 kV Phong Thổ - Than Uyên; Trạm 220 kV Vũng Áng và đấu nối; Đường dây 220 kV Yên Hưng - Nam Hòa; đường dây 500/220 kV Nho Quan - Phủ Lý - Thường Tín và cấp điện khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Tiếp tục triển khai sớm và quản lý chặt chẽ và đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao chất lượng công tác tư vấn với quy định chặt chẽ về chất lượng, tiến độ, chế độ thưởng, phạt.

Nâng cao chất lượng dự toán, áp dụng công nghệ trong quản lý, đấu thầu; quyết liệt chỉ đạo, điều hành các đơn vị, nhà thầu triển khai dự án đúng theo các mốc tiến độ đề ra.

Năm 2025, EVNNPT khởi công và đóng điện 108 dự án

Liên quan đến công tác đầu tư xây dựng, ông Đặng Hoàng An – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV EVN yêu cầu EVNNPT cần tập trung mọi nỗ lực và phương tiện để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, tin cậy các đường dây và trạm biến áp, đặc biệt là hệ thống lưới điện 500kV Bắc - Nam. Đảm bảo tiến độ, khối lượng và chất lượng các dự án đầu tư xây dựng, trong đó tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các nghị quyết chuyên đề của Đảng uỷ EVNNPT đã ban hành trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đầu tư xây dựng đã đề ra, trong đó tập trung cao độ đối với các dự án trọng điểm.

Ông Phạm Lê Phú: Trên cơ sở bài học kinh nghiệm đã được rút ra trong công tác chuẩn bị đầu tư, đầu tư và thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3 phổ biến, nhân rộng trong EVNNPT để thực hiện.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

Tin cùng chuyên mục

PC Đắk Lắk: Đảm bảo cung cấp điện ổn định mùa khô năm 2025

Bộ Công Thương đốc thúc xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Nhu cầu điện tăng, Mỹ huy động mọi nguồn năng lượng

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Bài 2 - Chung sức gỡ nút thắt mặt bằng

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Bài 1: Những người thợ bám rừng kết nối nguồn sáng

NSMO gấp rút triển khai phương án cung cấp điện mùa nắng nóng

EVNNPC: Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

Lưới điện truyền tải không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Kim Bảng

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó