Năm 2023: Tăng trưởng GDP đạt 5,05%, Quy mô nền kinh tế khoảng 430 tỷ USD

Ngày 5/1, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo bứt phá, phát triển nhanh và bền vững văn hoá, thể thao và du lịch Thủ tướng: Nông nghiệp Việt Nam vượt cơn gió ngược, chuyển đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 683 tỷ USD

Đây là hội nghị thường niên, được tổ chức vào đầu năm để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, các giải pháp nhằm thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, cũng như cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã trình bày báo cáo về công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024.

Năm 2023: Tăng trưởng GDP đạt  5,05%, Quy mô nền kinh tế khoảng 430 tỷ USD
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày báo cáo tại hội nghị

Báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao trong khu vực và thế giới, nâng quy mô nền kinh tế lên khoảng 430 tỷ USD; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát, nợ công được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.

Tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước; cả năm tăng 5,05%, thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, nâng quy mô nền kinh tế lên khoảng 430 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 3,25% (thấp hơn mục tiêu đề ra khoảng 4,5%). Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022.

Khu vực nông nghiệp là điểm sáng, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, năm 2023 tăng 3,83%, cao nhất trong 10 năm qua. Khu vực dịch vụ tăng 6,82%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%. Công nghiệp phục hồi nhanh qua từng quý, cả năm tăng 3,02%.

Thu ngân sách nhà nước vượt khoảng 8,12% dự toán trong khi đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 194 nghìn tỷ đồng; đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi, đã trích lập được khoảng 560 nghìn tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024-2026.

Bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước thấp hơn nhiều giới hạn và ngưỡng cảnh báo.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 683 tỷ USD; xuất siêu khoảng 28 tỷ USD (nhiều nhất từ trước đến nay), góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu 8,34 triệu tấn gạo với giá trị 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%, cao nhất từ trước đến nay); cơ bản bảo đảm cung cầu lao động.

Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta. Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng "Ổn định", châu Á - Thái Bình Dương chỉ có 02 trong 62 nước được nâng hạng; giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh và có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2020-2022.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 6,2% so với năm 2022. Giải ngân vốn đầu tư công dự kiến đạt 95% kế hoạch (năm 2022 là 91,42%), số tuyệt đối đạt gần 676 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, cao hơn khoảng 146 nghìn tỷ đồng so với năm 2022.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD (tăng 3,5%), cao nhất từ trước đến nay, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài và là hiệu ứng của chính sách ngoại giao "cây tre".

Vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký luỹ kế đạt 22,1 tỷ USD; lợi nhuận chuyển về nước đạt 2 tỷ USD. Có 217,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại thị trường, tăng 4,5% so với năm 2022. Đã đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, vượt xa mục tiêu 8 triệu lượt khách.

Cơ cấu lại nền kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh; tích cực thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, năm 2023, tỷ trọng kinh tế số ước đạt khoảng 16,5% GDP, là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 - 2023).

Đầu tư công được cơ cấu lại theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án có tính lan tỏa cao, tạo động lực phát triển, liên kết vùng. Hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được cải thiện; doanh thu, lợi nhuận, nộp NSNN cơ bản tăng so với cùng kỳ.

Đặc biệt, trong năm qua, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và đạt được những kết quả khá toàn diện, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước.

Nhiều địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Thanh Hóa… tiếp tục phục hồi và là điểm sáng trong thu hút đầu tư.

GRDP của nhiều tỉnh, thành phố đạt mức tăng trưởng khá cao như Bắc Giang, Hậu Giang, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Nam Định…

Đã tích cực chuyển dần từ tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp". Sản xuất công nghiệp tại nhiều nơi phục hồi ấn tượng hoặc duy trì đà tăng nhanh.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư; liên kết tỉnh, liên kết vùng được tăng cường; công tác giải phóng mặt bằng, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đẩy mạnh.

Một số tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Kon Tum có tốc độ giảm nghèo nhanh.

Tập trung thực hiện quyết liệt 3 đột phá chiến lược

Trong năm 2023, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được chú trọng, có nhiều đổi mới trong cách chỉ đạo, cách làm. Chính phủ đã tổ chức 10 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; đã trình Quốc hội thông qua 16 luật, 29 Nghị quyết, cho ý kiến đối với 10 dự án luật.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 127 văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt 108/111 quy hoạch, trong đó Quốc hội đã thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Tập trung triển khai Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được Bộ Chính trị và Quốc hội thông qua. Đã cắt giảm, đơn giản hóa 628 quy định kinh doanh; đơn giản hóa 535, phân cấp 153 thủ tục hành chính.

Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hoá công vụ.

Xếp hạng môi trường kinh doanh Việt Nam tăng 12 bậc. Đề án 06 được chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm cao, đạt kết quả nổi bật, là điểm sáng trong chuyển đổi số quốc gia.

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược có sự chuyển biến vượt bậc, nhất là đột phá về hạ tầng giao thông. Đầu năm 2023 khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam, giữa năm khánh thành 9 dự án, cuối năm khánh thành đồng loạt 4 dự án ngành giao thông; đưa vào sử dụng trong năm 2023 là 475 km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là khoảng 1.900 km.

Đồng thời, khởi công 3 cao tốc trục Đông - Tây, 2 đường vành đai, cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành...

Đưa vào khai thác Nhà ga T2 - cảng hàng không Phú Bài, cảng hàng không Điện Biên, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Vĩnh Tuy 2 và nhiều công trình giao thông khác. Phát triển mạnh hạ tầng xanh, hạ tầng số hiện đại, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực gắn với Khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Chất lượng giáo dục phổ thông, đại học, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được nâng lên. Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao tại các kỳ thi quốc tế; nhiều nhà khoa học được thế giới vinh danh.

Đã đưa 155 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 8,55% so với năm 2022.

Thị trường khoa học công nghệ có bước phát triển. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phát triển mạnh; khánh thành Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022.

Bên cạnh những nỗ lực với các kết quả đã đạt được của các cấp, ngành, địa phương, báo cáo cũng chỉ rõ, nước ta vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần tiếp tục tập trung khắc phục. Cụ thể là, tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao trong khu vực, thế giới song chưa đạt mục tiêu đề ra.

Nguyên nhân chủ yếu là suy giảm tổng cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, chính sách tiền tệ thắt chặt của các nước là thị trường lớn, truyền thống của ta… Sản xuất và cung ứng điện cơ bản đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên vẫn còn tình trạng thiếu điện cục bộ trong tháng 5-6 năm 2023 chủ yếu do khâu điều độ, truyền tải và phân phối còn bị động, lúng túng.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao, tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ trong, ngoài nước suy giảm.

Tiếp cận tín dụng còn khó khăn. Thị trường bất động sản dù được cải thiện nhưng còn trầm lắng chủ yếu do bất cập về phân khúc và vướng mắc về pháp lý. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang được tháo gỡ và tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhưng còn tiềm ẩn rủi ro....

Trên cơ sở nêu rõ và phân tích những kết quả đã đạt được, những khó khăn, hạn chế cần tập trung khắc phục và những bài học kinh nghiệm, báo cáo đã nêu các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện trong năm 2024.

Sau Hội nghị, dự kiến, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết số 01 về các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội và Nghị quyết 02 về các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia.

Năm nay, hai nghị quyết này sẽ được ban hành riêng biệt, thay vì được gộp chung vào một nghị quyết như trong 2 năm vừa qua.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng

Tối 28/11, Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm, giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Quốc vương Campuchia đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì chiêu đãi trọng thể Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì chiêu đãi trọng thể Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tối 28/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì chiêu đãi trọng thể Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tổng Bí thư nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cho việc xây dựng, phát triển mối quan hệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp.
Trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025

Trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội trao quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội trao quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Chiều 28/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, UBTVQH và Đảng đoàn Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự với ông Lê Quang Tùng.
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni hội kiến

Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni hội kiến

Chiều 28/11, ngay sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã tiến hành hội kiến.
Bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao với ông Nguyễn Quốc Đoàn, ông Lê Tiến

Bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao với ông Nguyễn Quốc Đoàn, ông Lê Tiến

Ngày 28/11, các ông Nguyễn Quốc Đoàn và ông Lê Tiến đã được Quốc hội khóa XV phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.
Ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính

Ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính

Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Văn Thắng.
Ông Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Ông Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Trần Hồng Minh.
Bí thư tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng giữ chức Tổng thư ký Quốc hội

Bí thư tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng giữ chức Tổng thư ký Quốc hội

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội khóa XV đối với ông Lê Quang Tùng.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Chiều 28/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ đón Quốc vương Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11.
TỔNG THUẬT: Toạ đàm: “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”

TỔNG THUẬT: Toạ đàm: “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu" làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến tăng trưởng xanh.
Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự

Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sáng 28/11, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự Lễ trao tặng Huy hiệu 45 năm, 40 năm và 30 năm tuổi Đảng do Đảng bộ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức.
Tháng 11, Bộ Quốc phòng huy động hàng chục ngàn lượt người hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ

Tháng 11, Bộ Quốc phòng huy động hàng chục ngàn lượt người hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ

Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao ban tháng 11/2024 dưới sự chủ trì của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ quan báo chí theo hướng áp dụng mức thuế suất 10% hoặc thấp hơn.
Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam

Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại cuộc làm việc với một số doanh nghiệp hàng đầu của Phần Lan về điện, năng lượng tái tạo, môi trường, chiều 27/11 (giờ địa phương), tại Thủ đô Helsinki, trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Phần Lan.
Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất của các tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất của các tổ chức tín dụng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường thanh kiểm tra, giám sát việc cấp tín dụng, công bố lãi suất của các tổ chức tín dụng.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein

Chiều 27/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein, Đức đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria mong muốn tham gia đầu tư thêm các khu chế xuất, khu công nghiệp, tuyến đường cao tốc và ngành chế biến lương thực thực phẩm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024

Chiều 27/11, tại Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động