Mỹ, Trung và EU trong trật tự thế giới mới

Nếu ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng sẽ được ví như một sai lầm tạm thời khả năng cao nước Mỹ sẽ quay trở lại ủng hộ toàn cầu hóa. Có điều, sẽ là toàn cầu hóa với một diện mạo hoàn toàn khác.

Ông Joe Biden không chỉ thể hiện một triển vọng hợp tác hơn, lâu đời hơn của Mỹ, mà thậm chí còn đặt biến đổi khí hậu - mối quan tâm hàng đầu của những người theo chủ nghĩa tự do đa phương - vào trung tâm chiến dịch tranh cử của mình. Một chiến thắng cho ứng viên đảng Dân chủ - đối thủ của ông Trump có thể khôi phục toàn cầu hóa dựa trên quy tắc như một phương thức tương tác kinh tế quốc tế mặc định. Nhưng sẽ rất khác so với toàn cầu hóa của những năm 1990. Ngay cả khi Mỹ tuân theo một trật tự dựa trên quy tắc, xung đột về những gì các quy tắc nên nó sẽ trở nên gay gắt hơn nhiều.

3500-anh-bai-qt

Cả cuộc chiến thương mại của chính quyền Trump hiện nay và sự thúc đẩy tức thì từ đại dịch Covid-19 đều liên quan đến việc hồi hương sản xuất. Hậu chính quyền Trump, cuộc chiến sẽ chuyển từ nơi sản xuất được đặt sang cách sản xuất được thực hiện. Chính sách thương mại mới sẽ phụ thuộc vào cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ, EU và Trung Quốc trong công cuộc viết lại các quy tắc thương mại.

Dấu hiệu của sự thay đổi này đã xuất hiện rất nhiều, ví dụ như bản cập nhật của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ, đã giúp Mexico tiếp cận ưu đãi vào chuỗi cung ứng có điều kiện của nhà sản xuất ôtô về việc trả cho công nhân trong ngành mức lương cao hơn. Thỏa thuận thương mại của EU với khối Mercosur sẽ đặt ra các yêu cầu khác nhau, từ những tiêu chuẩn về phúc lợi động vật đến việc tôn trọng thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Campuchia đã bị tước quyền tiếp cận miễn thuế với các thị trường EU do vi phạm nhân quyền. Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh nhằm mục đích ràng buộc các nước vào mạng lưới tài chính, thương mại của Trung Quốc.

Các ví dụ trên cho thấy, các nền kinh tế nhỏ hơn sẽ bị chèn ép khi các khối thương mại lớn khăng khăng với các tiêu chuẩn của họ. Những quốc gia mới nổi không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp ứng nhu cầu của các thị trường lớn nhất thế giới. Ngay cả các nền kinh tế quốc gia lớn cũng có thể bị rơi vào sức ép, thể hiện qua hy vọng của Vương quốc Anh là có quan hệ thương mại chặt chẽ với cả EU và Mỹ, trong khi hoàn toàn tự do đặt ra bất kỳ tiêu chuẩn nào mà họ thích. Điểm mới là các quốc gia ngày càng buộc phải liên kết toàn bộ ngành với một trong những khối lớn. Trước đây, khi thương mại chủ yếu là hàng hóa cơ bản và hàng công nghiệp thành phẩm, nhà xuất khẩu có thể điều chỉnh sản xuất theo từng thị trường nước ngoài. Nhưng vì nhiều lý do, các quy tắc ngày càng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất. Lấy thương mại dịch vụ ngày càng tăng, mà ngay cả hàng hóa vật chất, chẳng hạn như ôtô ngày càng gia tăng các tính năng phần mềm. Điều đó làm tăng sức ép chiến lược cho ba khối Mỹ, EU và Trung Quốc để đảm bảo rằng các quy tắc của họ chiếm ưu thế.

Căng thẳng sẽ gia tăng ngay cả trong lĩnh vực mà Mỹ trở lại đầu tiên được hoan nghênh nhất. Nhà Trắng thời của ông Biden sẽ đề nghị Mỹ tham gia Hiệp định Paris và có thể theo đuổi chính sách thay đổi khí hậu đầy tham vọng. Ông Biden hứa sẽ đánh thuế biên giới carbon đối với hàng hóa nhập khẩu từ những quốc gia bị coi là "gian lận với các cam kết về khí hậu", một chính sách mà EU cũng dự định đưa ra. Nhưng việc hòa hợp với châu Âu làm tăng nguy cơ đối đầu với Trung Quốc, vì sẽ hình thành một "câu lạc bộ carbon" yêu cầu Bắc Kinh giảm lượng khí thải của chính mình hoặc mất quyền tiếp cận thị trường. Đây không phải là chủ nghĩa bảo hộ, nói đúng hơn, đó là một hình thức toàn cầu hóa sâu sắc hơn, trong đó hoạt động kinh tế xuyên biên giới đi kèm với các quy tắc xuyên biên giới để chi phối nó. Việc tái điều tiết các dòng kinh tế xuyên biên giới này là một hệ quả tự nhiên.

Rất nhiều kết quả có thể xảy ra từ các cuộc chiến quy định. Một là hài hòa hóa: Các quốc gia đồng ý về những quy tắc tương tự (hoặc đủ tương tự). Đây là mô hình hội nhập kinh tế châu Âu, nhưng rất khó xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề khí hậu có thể là một ngoại lệ. Một câu lạc bộ carbon phương Tây bao gồm một nửa nền kinh tế toàn cầu có thể là lĩnh vực kinh tế đủ mạnh để buộc các nước khác phải liên kết. Kết quả thứ hai là các quốc gia ngoài ba khối đang thâm nhập sâu hơn vào lĩnh vực mà họ gần gũi nhất về mặt kinh tế. Điều này tạo ra tình huống khó xử cho những nền kinh tế gần gũi với nhiều hơn một – ví dụ tính đến việc lựa chọn Mỹ Latinh giữa Trung Quốc và Mỹ, hoặc châu Phi giữa Trung Quốc và châu Âu. Ví dụ mới nhất là Brazil bị Mỹ cảnh báo tránh tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei. Kết quả thứ ba là sự phân mảnh. Trong một số lĩnh vực, các bộ quy tắc của ba khối giao dịch chính là không thể hòa giải và có thể sẽ vẫn như vậy. Điều này có vẻ đúng với xử lý dữ liệu cá nhân, nơi người châu Âu ưu tiên người tiêu dùng hơn các nhà sản xuất kỹ thuật số, Mỹ ủng hộ Big Tech và Trung Quốc ủng hộ nhà nước giám sát.

Nhưng một khả năng lạc quan hơn là các quốc gia hội tụ những tiêu chuẩn khắt khe nhất. Theo xu hướng được gọi là "hiệu ứng Brussels", các quốc gia đôi khi áp dụng những quy tắc kiểu châu Âu, vì một khi công ty đáp ứng được yêu cầu của họ thì thường có thể xuất khẩu sang các thị trường khác. Như các chuyên gia từng nhận định, châu Âu là cơ quan quản lý hoạt động duy nhất của Thung lũng Silicon. Giai đoạn toàn cầu hóa trước đây thường bị chỉ trích vì đã kích hoạt một cuộc chạy đua xuống đáy. Trong giai đoạn tiếp theo, một cuộc đấu tranh khổng lồ để giành quyền thống trị về các quy tắc, quy định có thể tạo ra cuộc đua đến đỉnh cao đầy nghịch lý.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/11: Nga ‘cắm cờ’ 42 cứ điểm Ukraine, quyết ‘bóp nghẹt’ chiến trường Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/11: Nga ‘cắm cờ’ 42 cứ điểm Ukraine, quyết ‘bóp nghẹt’ chiến trường Donetsk

Nga điều 45.000 quân đến Kursk, ‘cắm cờ’ 42 cứ điểm; Donbass ‘vỡ trận’, Kiev cân nhắc rút lui khẩn cấp;... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine tối 7/11.
Trung Quốc sẵn sàng cho viễn cảnh

Trung Quốc sẵn sàng cho viễn cảnh 'chiến tranh thương mại' sau khi ông Donald Trump đắc cử

Trong bối cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm tới, Trung Quốc đã chuẩn bị cho viễn cảnh 'chiến tranh thương mại', nhưng vẫn mong muốn giữ 'hòa khí'.
‘Quái vật’ phun lửa của Nga liệu có ‘bất khả chiến bại’ trên chiến trường?

‘Quái vật’ phun lửa của Nga liệu có ‘bất khả chiến bại’ trên chiến trường?

Được cải tiến từ phiên bản ban đầu TOS-1 "Buratino" hệ thống TOS-1A Solntsepek trở thành một 'quái vật' phun lửa gây nhiều thiệt hại lớn cho các mục tiêu gần.
Bầu cử Mỹ 2024: Đã hoàn thành toàn bộ công tác kiểm phiếu

Bầu cử Mỹ 2024: Đã hoàn thành toàn bộ công tác kiểm phiếu

Fox News dẫn nguồn tin từ Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ cho biết, tất cả 50 tiểu bang của Mỹ đã hoàn thành công tác kiểm phiếu và công bố kết quả chung cuộc.
Cựu Thủ tướng Australia xóa bài đăng chỉ trích ông Donald Trump

Cựu Thủ tướng Australia xóa bài đăng chỉ trích ông Donald Trump

Ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Australia, vừa tuyên bố rằng ông đã xóa một số bài đăng chỉ trích Tổng thống đắc cử Donald Trump, nhằm xóa bỏ mọi 'hiềm khích'.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết, khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và ép Nga, Ukraine đàm phán hòa bình?
Điểm tin nóng thế giới ngày 7/11: Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk

Điểm tin nóng thế giới ngày 7/11: Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk

Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk... là những nội dung chính có trong điểm tin nóng thế giới hôm nay ngày 7/11.
Mỹ

Mỹ 'rót' viện trợ khủng cho Ukraine trước khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Chính quyền Tổng thống Biden đang 'chạy nước rút' để chuyển giao khoản viện trợ quân sự 9 tỷ USD cho Ukraine trước khi ông Donald Trump nhậm chức vào tháng 1.
Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

Nga đang triển khai các biện pháp công nghệ mới trong tên lửa bằng cách thay đầu dò radar phức tạp bằng mô hình giả cho tên lửa Kh-59.
18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Bước ngoặt lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Bước ngoặt lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI

Nhằm mục tiêu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, thể chế để đáp ứng các cam kết của WTO.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris tuyên bố

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris tuyên bố 'không bỏ cuộc'

Trong bài phát biểu thừa nhận chiến thắng của ông Trump, bà Harris đã tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh cho những lý tưởng chiến dịch tranh cử Tổng thống của bà.
Chiến sự Nga-Ukraine 7/11/2024: Ranh giới đỏ cho ông Zelensky và ông Trump; số quốc gia hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 7/11/2024: Ranh giới đỏ cho ông Zelensky và ông Trump; số quốc gia hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/11/2024: Ranh giới đỏ cho ông Zelensky và ông Trump; hé lộ số quốc gia hỗ trợ quân sự cho Ukraine…
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/11: 30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/11: 30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga

30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga...là những thông tin chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/11.
Châu Âu hậu chiến thắng của ông Donald Trump: Hai thái cực khó lường

Châu Âu hậu chiến thắng của ông Donald Trump: Hai thái cực khó lường

Thông tin về chiến thắng của ông Donald Trump đã lan rộng ra khắp châu Âu, khiến một số nhà lãnh đạo bày tỏ sự vui mừng, nhưng cũng không ít người lo lắng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/11: Nga pháo kích kinh hoàng, quyết ‘triệt đường lui’ của Kiev ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/11: Nga pháo kích kinh hoàng, quyết ‘triệt đường lui’ của Kiev ở Kursk

Nga quyết ‘bẻ gãy răng rồng’ Ukraine ở Kursk; hơn 3.000 trận pháo kích diễn ra trong ngày... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukrainie tối 6/11.
Bầu cử Mỹ 2024: 5 điểm nhấn trong chiến thắng của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: 5 điểm nhấn trong chiến thắng của ông Trump

Cho dù đã biết tên của người chiến thắng cuộc bầu cử Mỹ năm 2024, vẫn có hàng loạt điểm đặc biệt đầy lôi cuốn hậu kì bầu cử kì lạ này.
Chuyên gia nói gì về tác động chiến thắng của ông Trump tới giá dầu

Chuyên gia nói gì về tác động chiến thắng của ông Trump tới giá dầu

Theo Giám đốc nghiên cứu của Viện Năng lượng và Tài chính, giá dầu thế giới sẽ còn biến động mạnh hơn khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ một lần nữa.
Ukraine

Ukraine 'cấp tốc' chuẩn bị chiến lược mới khi ông Donald Trump tái đắc cử

Trong bối cảnh ông Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, giới lãnh đạo Ukraine đang nhanh chóng chuẩn bị các chiến lược ứng phó mới.
Tổng thống Ukraine Zelensky gửi lời chúc mừng ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Tổng thống Ukraine Zelensky gửi lời chúc mừng ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Ngày 6/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gửi lời chúc mừng đầy thiện chí đến ông Donald Trump về chiến thắng trong cuộc đua bầu cử Mỹ năm 2024.
Những tuyên bố ‘gây sốc’ của ông Trump về chiến sự Nga-Ukraine

Những tuyên bố ‘gây sốc’ của ông Trump về chiến sự Nga-Ukraine

Ông Donald Trump trong chiến dịch tranh cử đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố về Nga và Ukraine, đặc biệt là ông nói sẽ giải quyết xung đột càng sớm càng tốt.
Bầu cử Mỹ 2024: Phản ứng của lãnh đạo thế giới trước việc ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Phản ứng của lãnh đạo thế giới trước việc ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Với việc ông Trump tái đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, các nhà lãnh đạo khắp nơi trên thế giới đã có những động thái chúc mừng.
Ông Donald Trump tuyên bố

Ông Donald Trump tuyên bố 'đại thắng' sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ?

Sau công bố chính thức của đài Fox News, ông Donald Trump đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024 của ông là 'vĩ đại' và 'chưa từng thấy trước đây'.
Phương Tây không đủ sức hỗ trợ Ukraine; Kiev sẽ sử dụng UAV mang vũ khí hóa học

Phương Tây không đủ sức hỗ trợ Ukraine; Kiev sẽ sử dụng UAV mang vũ khí hóa học

Tờ dikGAZETE của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, các nước phương Tây không còn đủ sức để hỗ trợ Ukraine.
Thương hiệu thời trang nào của Việt Nam lọt top 10 Đông Nam Á?

Thương hiệu thời trang nào của Việt Nam lọt top 10 Đông Nam Á?

Campaign Asia vừa công bố Top 10 Thương hiệu thời trang hàng đầu Đông Nam Á năm 2024, trong đó Việt Tiến và Yody của Việt Nam đứng vị trí thứ 3 và thứ 7.
Bom GBU-39 trên MiG-29 của Ukraine: Vũ khí uy lực hay chỉ là màn phô diễn?

Bom GBU-39 trên MiG-29 của Ukraine: Vũ khí uy lực hay chỉ là màn phô diễn?

Hình ảnh chiếc tiêm kích MiG-29 của Ukraine thả loạt bom GBU-39, dòng bom dẫn đường chính xác của Mỹ, đã thu hút sự chú ý.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động