Theo đó, các loại thuế nhập khẩu mới, mà sau này có thể vượt quá 25%, sẽ được áp dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 9 với một danh sách dài các hàng hóa dự kiến sẽ bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay và quần áo trẻ em. Các mặt hàng đó chịu thêm mức thuế 25% đã áp dụng đối với khoảng 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và có nghĩa là gần như tất cả thương mại với Trung Quốc sẽ phải chịu thuế mới.
Mối đe dọa này đánh dấu sự leo thang lớn nhất từ trước đến nay của chính quyền Trump và mang đến một kết thúc bất ngờ cho một thỏa thuận đình chiến đã diễn ra kể từ khi hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung gặp nhau tại Osaka vào cuối tháng 6. Các thị trường đã ngay lập tức sụt giảm với cả ba chỉ số vốn chủ sở hữu giảm khoảng 1% và lợi suất trái phiếu sụt giảm. Dầu đã giảm gần 8% là mức giảm mạnh nhất trong ngày trong hơn bốn năm qua.
Các nguồn tin thân cận cho biết, trong các cuộc họp với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tại Thượng Hải vào cuối tháng 7 vừa qua, phía Trung Quốc cũng không đưa ra đề xuất mới. Điều đó đã không giúp giải quyết tình trạng bế tắc trong các cuộc đàm phán về nội dung của thỏa thuận mà hai bên đạt được hồi tháng 5, khiến chính quyền Mỹ quyết định tăng thêm áp lực đối với Bắc Kinh trong cuộc họp tại Nhà Trắng hôm 01/8.
Tổng thống Trump trong một loạt các tweet công bố mức thuế mới đã để ngỏ cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Ông cho biết, Mỹ mong muốn tiếp tục đối thoại tích cực với Trung Quốc về một hiệp định thương mại toàn diện và cảm thấy rằng tương lai giữa hai nước “sẽ rất tươi sáng” nhưng cũng phàn nàn rằng động thái phía Trung Quốc là “không đủ nhanh”. Cả Trung Quốc và Mỹ sau cuộc đàm phán lần thứ 12 tại Thượng Hải, đã cho biết sẽ gặp lại nhau tại Washington vào đầu tháng 9. Các nhà đàm phán vẫn đang lên kế hoạch cho những cuộc đàm phán này. Nhưng Tổng thống Trump và các cố vấn ngày càng cảnh giác với những gì dường như là nỗ lực của Trung Quốc nhằm kéo dài cuộc đàm phán vào năm tới nhằm hướng tới một sự thay đổi chính quyền có thể sau cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ năm 2020.
Cảm giác đó ngày càng lớn dần kể từ khi sau Osaka, Trung Quốc thất bại trong việc thực hiện lời hứa sẽ đẩy mạnh mua hàng nông nghiệp Mỹ và kết quả của cuộc họp Thượng Hải đã xác nhận thêm điều đó. Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng họ muốn thấy tất cả các mức thuế được dỡ bỏ như một phần của thỏa thuận với Mỹ. Các nhà đàm phán Trung Quốc tại Thượng Hải khẳng định rằng, các khoản thuế sẽ phải được dỡ bỏ trước khi họ thực hiện bất kỳ cải cách nào, điều mà Mỹ tuyên bố sẽ không cam kết. Tổng thống Trump đã từ chối lời tư vấn của Bộ trưởng Tài chính Mỹ và loại trừ việc đưa ra thông báo trước cho Bắc Kinh về thuế quan trong cuộc họp tại Nhà Trắng ngay trước khi tuyên bố động thái này trong một tweet.
Động thái thuế quan đã thu hút một phản ứng tức giận từ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, những người đang thúc đẩy Trump chấm dứt một cuộc chiến thương mại mà họ thấy ngày càng đè nặng lên các nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hôm 31/7 đã trích dẫn nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại là một vấn đề lớn đối với nền kinh tế Mỹ khi FED cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản.
Phòng Thương mại Mỹ cho biết, việc tăng thuế 10% đối với hàng nhập khẩu trị giá 300 tỷ USD từ Trung Quốc sẽ chỉ gây ra tổn thất lớn hơn cho các doanh nghiệp, nông dân, công nhân và người tiêu dùng Mỹ. Một danh sách dự thảo về các mặt hàng trị giá 300 tỷ USD do chính quyền Trump công bố khi các cuộc đàm phán bắt đầu bị phá vỡ vào tháng 5 bao gồm một loạt các mặt hàng tiêu dùng và công nghệ, hầu hết các sản phẩm chính của Apple Inc. như IPhone, cùng với đồ chơi, giày dép và quần áo.
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết, họ sẽ công bố lại danh sách sản phẩm chính thức cuối cùng trong những ngày tới. Đây là những mức thuế đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng đã được sử dụng trong các vòng thuế quan trước đó. Đây là một cú hích nhỏ để tăng trưởng nhưng có thể rõ ràng hơn tác động đối với người tiêu dùng. Các nhà phân tích cho biết, quyết định chấm dứt thỏa thuận ngừng chiến tại Osaka cho thấy mức độ tuyệt vọng của một chính quyền đang nỗ lực buộc Trung Quốc cam kết cải cách kinh tế sẽ không đi đến đâu.
Các quan chức Mỹ báo cáo với Tổng thống rằng, các nhà đàm phán Trung Quốc từ chối cam kết cải thiện luật sở hữu trí tuệ, trấn áp buôn bán fentanyl hoặc mua thêm nông sản Mỹ cho đến khi thỏa thuận thương mại toàn diện và ràng buộc được thống nhất. Phần lớn mục đích của thuế quan là buộc Trung Quốc phải thay đổi cơ cấu nền kinh tế. Nhưng dường như thuế quan đã không làm được điều đó. Trung Quốc sẵn sàng chịu đựng thay vì thực hiện những thay đổi mà Mỹ mong muốn.
Các chuyên gia cho biết, nếu thuế quan được áp đặt thì Bắc Kinh đe dọa sẽ tìm ra những cách mới để đáp trả. Nếu điều này có hiệu lực, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ trả đũa theo một số cách. Ngoài ra, Trung Quốc có thể áp dụng trừng phạt và hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch vụ của Mỹ có sự hiện diện lớn ở thị trường Trung Quốc.