Mỳ ăn liền VN: Cơ hội thâm nhập thị trường Mexico
Hội nhập - Quốc tế Thứ bảy, 12/07/2014 - 14:06 Theo dõi Congthuong.vn trên

CôngThương - Mexico tiêu thụ tới 4,5 triệu gói (cốc) mỳ ăn liền một ngày, tương đương 1.600 triệu gói mỗi năm. Ước tính, hàng năm Mexico phải nhập khoảng 500 triệu USD mỳ ăn liền.
Mỳ ăn liền chủ yếu được tiêu thụ tại 12 hệ thống siêu thị chính tại Mexico như: Wal-Mart, Aurrera, Superama, Soriana, Comercial Mexicana... Qua khảo sát của Thương vụ tại một số siêu thị, mỳ ăn liền dạng cốc được bán với số lượng nhiều hơn, do dễ sử dụng.
Ông Hoàng Tuấn Việt - Tham tán Thương mại tại Mexico: DN Việt Nam nên cử đại diện có thẩm quyền sang Mexico. Thương vụ sẽ tạo điều kiện cho DN tiếp cận với các chuỗi siêu thị tại Mexico. |
Khi xuất khẩu mỳ ăn liền sang Mexico, DN cần lưu ý, cơ quan thuế của Mexico sẽ áp thuế suất 10% đối với tất cả các sản phẩm thông thường, riêng sản phẩm mỳ trong thành phần có trứng sẽ chịu thuế 20%, lý do: Ngành chăn nuôi của Mexico rất phát triển, trong đó thịt gà là một trong các sản phẩm xuất khẩu chính tại Mexico. Giá bán lẻ mỳ ăn liền khoảng từ 0,22- 0,24 USD/gói 80g; 0,53USD/gói 120g; 0,37 USD/cốc 64g...
Ông Hoàng Tuấn Việt- Tham tán Thương mại tại Mexico- cho biết, khảo sát thực tế thị trường cho thấy, mỳ ăn liền Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu được vào Mexico. DN nên đưa sang đây mỳ dạng cốc và dạng gói; về giá nên chọn các hãng mỳ có giá thấp như Vifon, Masan, Milliket, Micoem, Asia Food...
Để tiếp cận được thị trường Mexico, các DN cần có chiến lược quảng bá cho người dân Mexico; tổ chức nếm thử tại các siêu thị như một số hãng sản xuất thực phẩm thường áp dụng đối với sản phẩm mới.
Việt Nam hiện có khoảng 50 DN sản xuất mỳ ăn liền, sản lượng gần 50 tỷ gói/năm. Việt Nam cũng là nước tiêu thụ mỳ ăn liền hàng đầu châu Á với số lượng 1-3 gói/người mỗi tuần. Hiện Vina Acecook- công ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản- đang dẫn đầu thị trường với thị phần 51,5%, Masan Consumer 16,5%, Asia Food 12,1%, 20% còn lại dành cho các thương hiệu nhỏ hơn như Miliket, Vifon...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Trái vải Việt Nam được yêu thích trong Tuần hàng Việt Nam tại Nhật Bản

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương bên lề hội nghị Mekong - Lan Thương

ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai

Đông Nam Á duy trì vị thế “vựa lúa gạo” khu vực

Chính phủ Indonesia tăng hạn ngạch xuất khẩu dầu cọ để giải quyết dư thừa tồn kho
Tin cùng chuyên mục

85,4% dòng thuế của hiệp định ACFTA có thể được xoá vào 2027

Thị trường Việt Nam có sức hút lớn với các nhà xuất khẩu New Zealand

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Châu Âu 2022: Nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp châu Âu tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng tồn kho sản xuất trên toàn thế giới đạt kỷ lục 1,8 nghìn tỷ USD

IEA: Châu Âu sẽ phải cắt giảm 30% việc sử dụng khí đốt tự nhiên

Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt và hàng hoá Việt tại Bỉ

Hội nghị quán triệt và triển khai Kết luận 12 và Nghị quyết 169 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Turkmenistan

Ngân hàng trung ương ở châu Á chi hàng tỷ USD để ngăn đà sụt giảm của đồng nội tệ

Tại sao OPEC không có lời giải về giá dầu cao?

Việt Nam - Cuba: Cần tận dụng tốt hiệp định thương mại song phương

Thị trường trái phiếu Đông Á tăng trưởng chậm lại

Tác động “nhãn tiền” của “Gói Geneva” đối với các nền kinh tế đang phát triển

Vương quốc Anh và EU đạt được thỏa thuận cải cách Hiệp ước Hiến chương Năng lượng

Tuần lễ hàng và ẩm thực Việt Nam tại Anh: Đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới

Chiến lược mới của EU và liên kết ASEAN ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Xu hướng sử dụng container “thông minh” trên toàn cầu đang bùng nổ

Giải mã nguồn cơn khủng hoảng lương thực ở châu Á

ASEAN và Vương quốc Anh chính thức khởi động quan hệ đối tác đối thoại

Hội nghị hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan
Đọc nhiều

Hội nghị quán triệt và triển khai Kết luận 12 và Nghị quyết 169 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
